quản lý nhà nước một cách tổng thể về mọi phương tiện của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn cụ thể, trong đó có cả du lịch.
+ Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch: gồm có Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, trực tiếp là các vụ chuyên môn về DL thuộc Bộ (ở cấp Trung ương) và Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, sau đó là các Phòng Thông tin, Văn hóa và Du lịch (ở cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề thuộc chuyên môn của ngành DL.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch: gồm có Bộ công an, Bộ ngoại giao, Bộ giao thông - vận tải, Bô tài chính, Bộ y tế, Bộ công thương…(ở cấp Trung ương) và các Sở, Phòng tương ướng (ở cấp địa phương). Các cơ quan này được thành lập để quản lý các vấn đề thuộc ngành tương ứng, nhưng trong hoạt động của ngành DL có những vấn đề thuộc sự quản lý ngạch dọc của các cơ quan này.
Ở địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào trong những giai đoạn gần đây, công tác quản lý nhà nước về phát triển KTDL, Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ đã triển khai hướng dẫn kịp thời Luật du lịch, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định và xây dựng Chiến lược, Quy hoạch phát triển du lịch của vùng để triển khai và giao tiếp cho các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, những người trực tiếp tham gia kinh doanh trên địa bàn tổ chức thực hiện cho đúng hướng. Tham mưu giúp Chính quyền các tỉnh Nam Trung Bộ ban hành các văn bản quản lý nhà nước về DL trên địa bàn các tỉnh, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị DL chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nhà nước ban hành, kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Các văn bản ban hành và được triển khai về hoạt động DL cụ thể:
- Luật du lịch Lào, số 32/QH (ngày 24/07/2013).
- Chiến lược phát triển và xúc tiến du lịch của nước CHDCND Lào năm 2012 - 2020.
- Tầm nhìn 2030, chiến lược đến năm 2025 và quy hoạch phát triển việc Thông tin, Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào năm 2016 - 2020.
- Quyết định, số 456/TVD (ngày 22/05/2017) về việc thừa nhận kế hoạch phát triển du lịch của các tỉnh Trung Bộ năm 2016 - 2020.
- Quyết định, số 0281/CQDL (ngày 05/02/2010) về việc hướng dẫn viên du lịch.
- Quyết định, số 0135/CQDL (ngày 01/03/2011) về việc thu lệ phí, quản trị và chi trả các khoản quỹ du lịch quốc gia.
- Quyết định, số 060/CQDL (ngày 26/02/2007) về việc tiêu chuẩn khách sạn và nhà nghỉ ở nước CHDCND Lào.
- Quyết định, số 059/CQDL (ngày 26/02/2007) về việc quản lý kinh doanh, các cơ cở lưu trú và nhà hàng.
- Quyết định, số 59/TT (ngày 28/02/2005) về việc tôn tạo, bảo vệ, cải thiện di sản quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, đền chùa, tháp, bảo tàng, nhà truyền thống, nhà triển lãm cả cái cũ và xây mới.
- Nghị đinh, số 119/CP (ngày 10/04/2017) về việc quỹ du lịch.
- Nghị định, số 315/CP (ngày 02/10/2017) về việc ăn uống vui chơi giải trí.
- Nghị định, số 396/CP (ngày 02/11/2011) về việc tổ chức và hoạt động của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.
- Nghị định về việc tổ chức và hoạt động công tác du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Phương án phòng dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn (giao cho phòng y tế, trung tâm y tế dự phòng chủ trì, tổ chức thực hiện).
- Phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông (giao cho các ngành công an các tỉnh Nam Trung Bộ phối hợp với công an các vùng, miền, các nước lân cận để tổ chức thực hiện).
Ngoài ra, ngành du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ còn phối hợp với các ngành liên quan tổ chức giảm sát, kiểm tra các đơn vị hoạt động kinh doanh DL để giải quyết các vấn đề tiêu cực đã xảy ra, xem xét giải quyết các đơn vị xin thành lập, xây dựng mới và hoạt động kinh doanh DL của nhà đầu tư cho hợp lý. Bên cạnh những tích cực của việc quản lý hoạt động kinh doanh DL, những năm vừa qua vẫn còn những vấn đề hạn chế, nhất là công tác thống kê chưa được đầu tư, không có cơ sở để đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh DL, từ đó có thể đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi và hiệu quả.
3.2.2.3. Giải quyết các mối quan hệ lợi ích trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp trong kinh tế du lịch:
Trong những năm gần đây, chính quyền các tỉnh ở Nam Trung Bộ, CHDCND Lào đã tích cực thực hiện chú ý đến việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển kinh tế du lịch. Những nỗ lực này được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng về yêu cầu của việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển kinh tế du lịch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch, là sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trước bối cảnh toàn cầu hóa xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực, cơ hội cũng như thách thức đặt ra với ngành DL là rất lớn. Do đó, phát triển DL cần đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp chính là động lực của quá trình phát triển này, quản lý nhà nước là đòn bẩy để tăng tốc sự phát triển. Có thể thấy, khách du lịch không chỉ tìm đến các địa điểm du lịch bởi sức hấp dẫn của cảnh quan, thiên nhiên, ẩm thực mà còn quan tâm tới sự ổn định ở địa phương hoặc quốc gia. Sự bất ổn chính trị ở một quốc gia hay sự xung đột ở địa phương đều có thể khiến cho du khách cân nhắc khi đến tham quan. Ngoài ra, KTDL gồm nhiều bộ phận cấu thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ cho du khách, các doanh nghiệp cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo, chi tiết về nội dung các hoạt động du lịch, cần kết hợp một cách rõ ràng, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu vận chuyển khách, du ngoạn, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua sắm… Nếu một khâu nào đó không tuân thủ quy trình thì có thể gây ra hàng loạt những phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của kinh tế du lịch.
Do đó, Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp DL, cần
đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Trong những năm 2016 - 2020 cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh Nam Trung Bộ đã tạo lập một môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch như: cấp các văn bản, giấy phép tiến hành kinh doanh cho các quán karaokê được 22 đơn vị, cấp giấy phép mở nhà hàng được 365 đơn vị, cấp giấy phép cho khách sạn được 40 đơn vị, cấp giấy phép cho nhà nghỉ được 113 đơn vị, cấp giấy phép mở resort được 7 đơn vị, cấp giấy phép mở công ty lữ hành được 7 đơn vị, cấp giấy phép khai thác, nâng cấp các khu, điểm du lịch được 5 đơn vị và đi tổ chức giảm sát, kiểm tra thực tế các đơn vị hoạt động kinh doanh được 40 lần, đã thu hồi 1 giấy phép kinh doanh nhà hàng Li Ô mà không thực hiện đúng theo quy định, pháp luật [83]. Mối quan hệ này là nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch của vùng hoạt động đúng theo pháp luật để có sức nỗ lực, năng động và đẩy khả năng tích cực giới thiệu sản phẩm DL của doanh nghiệp, các tour DL đang khai thác để phát triển du lịch cũng như giao lưu, hợp tác, kết nối với thế giới.
- Quan hệ Nhà nước với người dân trong kinh tế du lịch
Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào đã tích cực tạo ra sự an toàn về an ninh cho các du khách khi đến địa phương tham quan. Đồng thời, các cơ quan nhà nước về du lịch cũng chuẩn bị những phương thức giám sát và các quy định xử lý những trường hợp vi phạm. Đối với mối quan hệ trên, tuân thủ pháp luật và các quy định địa phương là yêu cầu bắt buộc đối với du khách.
Khách DL nhiều là một thuận lợi và thể hiện sự phát triển, tuy nhiên, đi kèm với đó là không ít hệ lụy. Lượng khách gia tăng với nhiều kiểu khách khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ tạo ra những vấn đề tiêu cực như: ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng, thiếu ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết vấn đề xảy ra.
Bên cạnh đó, xét đến quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về DL với cộng đồng dân cư tại điểm DL. Các cơ quan quản lý nhà nước về DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân về lợi ích phát triển DL tại chỗ, đồng thời, tạo cơ chế để người dân có thể chia sẻ lợi ích từ hoạt
động DL và chú trọng tìm hiểu nhu cầu, sở thích của du khách mỗi nước để cải thiện chất lượng dịch vụ DL của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có nhiều cách thức nhằm hạn chế các sai phạm của những người dân gây ra cho du khách, điều này giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường DL, từ đó, phá hủy tài nguyên DL tự nhiên, thương mại hóa tài nguyên DL nhân văn. Trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương của vùng đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển DL gắn chặt với lợi ích của cộng đồng.
Song, nhiều địa điểm DL vẫn tồn tại tình cảnh khách DL bị quấy rầy; xâm hại đến tài nguyên du lịch;… Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đã có không ít cách thức để hạn chế những hành vi này nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Lý do chính là nhận thức của những người vi phạm nói riêng và nhận thức của một bộ phận dân nói chung còn hạn chế. Bên cạnh đó là những nguyên nhân từ phía chính quyền trong việc chia sẻ lợi ích từ hoạt động DL. Một bộ phận dân cư khi được khảo sát thì chỉ nhìn thấy những tác động tiêu cực của DL mà không nhìn thấy những mặt tích cực, không nhận ra được đây chính là nguồn tăng thu nhập của họ nếu họ biết tận dụng hợp lý.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước chỉ đạo các tỉnh ủy Nam Trung Bộ thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất quản lý và điều hành mọi hoạt động dịch vụ DL trên địa bàn của mình và tiến hành xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án cụ thể và giao tiếp cho các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, những người dân trực tiếp tham gia kinh doanh trên địa bàn tổ chức thực hiện đúng hướng. Bênh cạnh đó, những năm 2016 - 2020 các tỉnh ủy Nam Trung Bộ đã đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh DL. Các cấp, Ngành, Ban, Phòng du lịch đã tham mưu cho cấp ủy và chính quyền Nam Trung Bộ khắc phụ nhanh những tồn tại, yếu kém, tạo ra những đột phá trong tư duy, trong xây dựng quy hoạch, trong đầu tư phát triển, tăng cường kỷ cương trong hoạt động kinh doanh dịch vụ DL và tổ chức giảm sát, kiểm tra các đơn vị hoạt động kinh doanh DL để giải quyết các vấn đề tiêu cực đã xảy ra, xem xét giải quyết các đơn vị xin thành lập, xây dựng mới và hoạt động kinh doanh DL của nhà đầu tư cho hợp lý.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.3.1. Những thành công và nguyên nhân của những thành công về kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2015-2020
3.3.1.1. Những thành công nổi bật trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Trong những năm qua, phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã có những thành công chủ yếu sau:
* Một là, có sự phát triển rõ nét về lực lượng sản xuất của KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào
Biểu hiện của sự phát triển đó thể hiện ở hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL từng bước được đầu tư, nâng cấp, cải tạo như: hệ thống điện - nước, hệ thống đường giao thông - vận tải, phương tiện mới, bưu chính viễn thông, các di tích lịch sử, văn hoá, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng v.v.. với hàng ngàn tỷ kíp được huy động từ nhiều nguồn vốn: Ngân sách nhà nước; nguồn huy động đóng góp từ nhân dân, doanh nghiệp; vốn viện trợ nước ngoài ODA, FDI, NGO v.v.. Từ đó đã tạo ra nhiều thuận lợi cho khai thác các tiềm năng thế mạnh về DL của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Trên cơ sở sự cải thiện về trình độ lực lượng sản xuất mà gia tăng được các sản phẩm du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Hiện nay, các tỉnh Nam Trung Bộ được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế du lịch nên hệ thống sản phẩm DL của Nam Trung Bộ rất phong phú và đa dạng, có thể sắp xếp một số sản phẩm du lịch như sau:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa tại các điểm: Bảo tàng chủ tịch Cảy Sỏn Phôm Vi Hản, Bảo tàng cốt-xương Khủng Long, Bảo tàng Truyền thống Cách mạng, Lâu đài Nhà đá, Cung Kinh khánh, Tượng đài liệt sĩ vô danh. Đây là những cụm du lịch lịch sử văn hóa có giá trị cao, có thể thu hút khách du lịch và các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu văn hóa đến khảo sát, nghiên cứ và học hỏi.
- Du lịch văn hóa, tâm linh với các địa danh nổi tiếng như: Chùa Pha Bát Pôn Sắn, Pha Thát Sỉ Khốt Ta Bong, Pha Thát Ing Hăng, chùa Thát Phôn. Các đền chùa này thu hút khách du lịch tập phương, nhất là trong ngày lễ hội hàng năm.
- Du lịch tham quan nghỉ dưỡng thác và hồ, sông với các địa điểm như: thác Tạt Sai, thác Tạt lấc, hồ Khún Cong Leng, sông Thà Pha Lăng, hồ Nam Súi… du lịch này phù hợp khách du lịch với nghỉ ngơ, ăn uống, tắm sông và đi thuyền.
- Du lịch vui chơ giải trí bao gồm: vườn nước Su Lin Súc, Nam Cắt Nho La Piên…; bar Thếp Pha Chăn, Vảy Ván, Tộn Tán…; karaoke Lung La Ti, Nôn Khăm, Phu Bỉa; sân golf Đao Hương, casino Sa Văn Vi Cát v.v.. để dịch vụ cho khách du lịch chơi, vui vẻ, nhảy hát, ăn uống… thoải mãi theo nhu cầu của họ.
- Du lịch nghiên cứu sinh thái với các điểm: khu bảo tồn quốc gia Khẩu khoai, Nam Ca Đính (Bo Li Khăm Xay); khu bảo tồn quốc gia Na Cai - Nam Thơn, Phu Hín Pún, Hín Nám No (Khăm Muôn); khu bảo tồn quốc gia Phu Xang Hè, Đồng Phu Viêng, Đồng Na Tạt (Sa Văn Na Khết). Đây là những loại hình du lịch sinh thái của vùng. Trong đó, du lịch sinh thái Hín Nám No, Na Cai - Nam Thơn là nơi khách du lịch ưa chuộng với những điểm du lịch ngắm cảnh, cắm trại và mảo hiểm.
- Du lịch tham quan nghiên cứu các làng nghề và lễ hội truyền thống với các điểm như: nghề gốm ở bản làng Nong Ỏ, Phô Sỉ; nghề đan mây-tre ở bản làng Na, bản làng Phắt Sum, nghề dệt may ở bản làng La Ha Nạm… Các lễ hội truyền thống là lễ hội Đua Thuyền ở Pác Săn; lễ hội Phạ Thát Sí Khốt Ta Bong ở Tha Khách; lễ hội chùa Thát Phôn và Thát Ing Hăng ở Sa Văn Na Khết… các làng nghề và lễ hội này không chỉ tạo ra các sản phẩm mà còn lưu giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
- Du lịch trải nghiệm với khám phá hang động như: hang Măng Con, hang Cong Lo, hang Nang En, hang Nam Lót Xê Băng Phay, hang Pạ Phả. Loại hình du lịch này phu hợp với khách du lịch đi khảo sát nơi đến.
Cụ thể xem bảng 3.7
Bảng 3.7: Sản phẩm du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ (2016-2020)
Sản phẩm du lịch chính | Sản phẩm du lịch bổ trợ | |
Bo Li Khăm xay | - Du lịch văn hóa, các lễ hội truyền thống. - Du lịch làng nghề truyền thống. - Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hang động, thác, sông, hồ. - Du lịch đền chùa, tâm linh. | - Du lịch MICE |
Khăm Muôn | - Du lịch văn hóa, các lễ hội truyền thống. - Du lịch đền chùa, tâm linh. - Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hang động, thác, sông, hồ. - Du lịch khám phá, mạo hiểm. | - Du lịch phổ cổ, ẩm thực |
Sa Văn Na Khết | - Du lịch tham quan nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa. - Du lịch chùa đền, tâm linh. - Du lịch làng nghề truyền thống. - Du lịch vui chơi giải trí. | - Du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao. - Du lịch mua sắm. |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất (Tư Liệu Sản Xuất) Của Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Các Tỉnh Nam Trung Bộ (2019)
- Lượng Khách Du Lịch Đến Các Tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Của Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Và Thu Nhập Của Du Lịch Lào (2015-2020) Và Dự Báo 2025
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
Nguồn: [47].
Qua bảng 3.7 cho thấy sản phẩm du lịch đặc thù của các tỉnh Nam Trung Bộ hết sức phong phú và đa dạng bao gồm: du lịch văn hóa, các lễ hội; du lịch làng nghề truyền thống; du lịch đền chùa, tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hang động, thác, sông, hồ; du lịch tham quan nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa. Những loại sản phẩm này là chiếm tỷ lệ phần lớn trong vùng, ngược lại như du lịch MICE; du lịch phổ cổ, ẩm thực; du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao; du lịch mua sắm là các sản phẩm chiếm tỷ lệ còn ít. Đây cũng là lợi thế to lớn, góp phần quan trọng vào phát triển KTDL của vùng.
Cùng với sự phát triển của các sản phẩm du lịch, lượng khách DL đến các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số lượt khách DL đến các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2019 (1.919.077 người) nhiều gấp đôi so với năm 2015 (1.252.342 người), làm cho tỷ trọng tổng số khách du lịch đến các tỉnh Nam Trung Bộ tăng lên từng giai đoạn.