Kết Quả Ước Lượng Hiệu Quả Kỹ Thuật Bằng Dea Và Phân Tích Cửa Sổ


an toàn vốn của NHTM. Hệ số càng lớn thì tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu càng tăng, lợi nhuận trên vốn tự có tăng, và đồng thời làm giảm rủi ro cho các chủ sở hữu của NHTM.

LAR: được đo bằng tỷ lệ vốn cho vay với tổng tài sản của NHTM. Đây là biến phản ánh cho tính rủi ro thanh khoản trong hoạt động của các NHTM, hay phản ánh phần tài sản được phân bổ vào tài sản có tính thanh khoản kém nhất. LAR cũng cho thấy được năng lực quản trị NH của các nhà quản lý.

NPL: phản ánh cho rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM, được tính bằng tỷ lệ giữa nợ quá hạn với tổng dư nợ cho vay của NHTM. NPL càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của NHTM càng kém, cho nên trên thực tế các NHTM thường hy vọng tỷ lệ này ở mức âm.

INTAS: phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, thể hiện qua tỉ lệ giữa thu nhập thuần với tổng tài sản của ngân hàng.

GOVT: biến giả phản ánh đó là NHTMNN hay NHTM tư nhân. GOV là 1 khi đó là NHTMNN, và là 0 cho trường hợp còn lại.

ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng.

CTAR: Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản của ngân hàng, phản ánh hiệu quả quản lý của ngân hàng.

2.3.3. Dữ liệu và biến sử dụng

Từ những lựa chọn khác nhau về cách tiếp cận hiệu quả, các nghiên cứu trước đó về hiệu quả ngân hàng có những cách lựa chọn rất đa dạng về các biến đầu vào và đầu ra. Do bộ số liệu được sử dụng lựa chọn là của NHTMVN giai đoạn 2007-2018, tác giả thực hiện kết hợp các cách tiếp cận về hiệu quả (tiếp cận sản xuất, tiếp cận trung gian và tiếp cận tài sản) để xác định các biến đầu ra và biến đầu vào cho nghiên cứu. Các biến đầu vào được sử dụng bao gồm: tài sản cố định (K); tổng số người lao động toàn thời gian (L); tổng số tiền gửi của khách hàng và doanh nghiệp (D);); tổng tài sản (TA). Ba biến đầu ra là: thu nhập từ lãi (NI); và đầu tư (những khoản đầu tư và kinh doanh chứng khoán của ngân hàng: S).

Sau khi xác định được các yếu tố đầu vào (inputs) và đầu ra (output), số liệu


thu thập được của 12 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 12 năm sẽ được ước lượng thông STATA để tính toán về chỉ số hiệu quả (TE) cho các ngân hàng trong từng năm, cũng như thực hiện tính TE cho 2 năm để xác định WA. Cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình Tobit với biến phụ thuộc là TE, các biến độc lập bao gồm: quy mô của NHTM (thể hiện qua tổng tài sản của NHTM- AS); tỷ lệ nợ xấu (NPL); tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA); tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LAR); tỷ lệ chi phí/tổng tài sản (CTAR); tỷ lệ dư nơ cho vay/tiền gửi (LTDR); tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập (COSTINC); sở hữu của nhà nước (GOVT); và tỷ lệ tổng thu nhập/tổng tài sản (INTAS).Các số liệu được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM, nguồn Finance.vietstock.vn (Phụ lục 3).

2.3.4. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng DEA và phân tích cửa sổ

Với bốn biến đầu vào (TA, D, K, L) và hai biến đầu ra (NI, S), thông qua phương pháp tiếp cận phi tham số (DEA), tác giả đã thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật cho 12 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2018 và đạt được một số kết quả. Bảng dưới thể hiện kết quả thống kê mô tả tóm tắt cho các loại hiệu quả, như: hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE).

Kết quả ước lượng DEA

Luận án sử dụng mô hình DEA cố định đầu vào. Với các biến đầu vào và đầu ra sẽ được mô tả trong bảng 2.13, mô hình này sẽ đánh giá hiệu quả chung phản ánh tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào cho trước, cố định. Do luận án sử dụng số liệu của 12 NHTMCP (DMUs) trong 12 năm nên số biến được đánh giá sẽ là 144 biến. Bảng 2.13 mô tả các giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và chênh lệch của các biến, bao gồm: ta, d, k, l, ni, và s.

Thông qua ước lượng DEA tác giả đã tổng hợp lại hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của BIDV trong 12 năm nghiên cứu. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.14.


Bảng 2.13: Mô tả các biến theo mô hình DEA cố định đầu vào


Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min

Max

ta

144

259449.7

269505.3

9558

1313038

d

144

178493.1

193238.5

2805

989671

k

144

2859.944

2691.649

60

11437

l

143

8784.056

6437.209

366

25416

ni

143

6411.301

6868.321

76

34956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 16

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.14 cho thấy rằng kết quả mô hình DEA theo quy mô thay đổi (VRS) và quy mô không đổi (CRS) là khác nhau cho BIDV. Nếu theo VRS, BIDV đạt hiệu quả kỹ thuật (TE) tối ưu ở mức 1 trong hầu hết các năm nghiên cứu với khoảng trống đầu ra và đầu vào là 0 (trừ các năm 2010, 2011, và 2012). Mặt khác, CRS lại thể hiện BIDV chỉ đạt TE tối ưu trong 3 năm nghiên cứu, là: 2007, 2008, và 2017. Các năm còn lại theo mô hình CRS, TE của BIDV dao động mạnh trong khoảng 0,53 đến 0,93. Đặc biệt trong ba năm từ 2010 đến 2012, TE của BIDV ở mức tương đối thấp (dưới 0,77), phản ánh ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong 3 năm trước khi thực hiện cổ phần hóa ngân hàng. Sau khi cổ phần hóa, tình hình hoạt động của BIDV đã có chiều hướng tốt hơn, có sự giảm nhẹ sau khi thực hiện sáp nhập năm 2015 và được ổn định lại vào từ năm 2017. Nhìn chung qua so sánh chỉ số hiệu quả kỹ thuật theo VRS và CRS cho thấy, BIDV đạt hiệu quả tối ưu tốt hơn theo mô hình VRS, các chỉ số hiệu quả của những năm không đạt tối ưu cũng cao hơn so với các năm tương ứng trong CRS.

Xét về hiệu quả quy mô (SE) của BIDV: SE của ngân hàng chỉ đạt tối đa tại 1 vào các năm là: 2007, 2008, và 2017. Các năm còn lại có chỉ số hiệu quả quy mô ở mức khá cao(dao động trong khoảng 0,81 đến 0,99). Một điều đáng chú ý rằng, sau khi thực hiện sáp nhập năm 2015, mặc có sự gia tăng về quy mô nhưng SE của BIDV lại có dấu hiệu giảm trong năm kế tiếp. Sau đó, BIDV chỉ đạt được SE tối ưu trong năm 2017 để rồi lại giảm xuống dưới 1. Qua đó cho thấy rằng, BIDV chưa hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu tương ứng với sự mở rộng quy mô của mình.

Do TE là tích số của PTE và SE, bởi vậy sự thay đổi TE của BIDV phụ thuộc vào hai yếu tố là PTE và SE. Tuy nhiên như đã nói ở trên, BIDV có PTE


trong đa số các năm nghiên cứu đạt mức 1, điều này cho thấy rằng trình độ quản lý của BIDV đang khá tốt. Từ đây, SE là nhân tố ảnh hưởng chính tới TE của ngân hàng trong 12 năm nghiên cứu này.

Xét về hiệu suất tăng giảm trong hoạt động của BIDV giai đoạn 2007-2018, , tác giả nhận thấy rằng BIDV chủ yếu đạt hiệu suất giảm theo quy mô (drs). Điều này đã bổ trợ cho phân tích chung của luận án ở phần trên khi đánh giá cho thấy sự gia tăng của tổng tài sản và gia tăng của lợi nhuận đạt được là không tương xứng với nhau. Như vậy có thể khẳng định rằng, mặc dù BIDV đã tạo ra được tối đa đầu ra dựa trên các yếu tố đầu vào cho sẵn (trong đại đa số các năm theo VRS) nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu về quy mô. Bảng 2.14 cũng cho thấy rằng, để đạt được hiệu quả tối ưu trong ba năm 2010 đến 2012, ngân hàng cần giảm bớt các yếu tố đầu vào, như: t, d, k trong năm 2010; d, k, l năm 2011; và cả 4 yếu tố trong năm 2012. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể gia tăng đầu tư trong năm 2010 và 2011 với mức tăng tương ứng là: 14386.4 và 9894.06.

Tác giả thực hiện so sánh TE, PTE và SE của BIDV với 10 NHTMCP còn lại, nhận thấy rằng: BIDV mặc dù có quy mô tài sản là lớn nhất trong 12 ngân hàng nghiên cứu nhưng lại là ngân hàng có số năm đạt TE mức tối ưu gần thấp nhất (chỉ trên SHB (Phụ lục 2). Ngân hàng có số năm đạt mức tối ưu về hiệu quả kỹ thuật là TCB- một ngân hàng không thuộc sở hữu của nhà nước. Như vậy có thể nói, hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào yếu tố quy mô cũng như yếu tố chủ sở hữu (của nhà nước hay tư nhân).

Xét về hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng, tác giả nhận thấy các ngân hàng quy mô nhỏ hơn nhiều khi đạt TE tối ưu hơn các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Đôi khi, các ngân hàng không thuộc nhà nước lại hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng nhà nước (Phụ lục 2).


Bảng 2.14: Kết quả DEA của BIDV trong giai đoạn 2007-2018




Theta (θ)

CRS

Theta (θ)

VRS/ PTE

SE

Hiệu

suất

Rank

islack:

oslack:

ta

d

k

l

ni

s

2007

1

1

1

-

1







2008

1

1

1

-

1







2009

0.88732

1

0.8873

drs

1







2010

0.766344

0.7773

0.9858

drs

12

4280.59

31701.2

919.248

.

.

14386.4

2011

0.715372

0.7206

0.9928

irs

12

.

9150.38

261.332

1189.6

.

9894.06

2012

0.526564

0.5642

0.9333

drs

10

5335.46

8668.28

0.000112

451.039

.

.

2013

0.939902

1

0.9399

drs

1







2014

0.946536

1

0.9465

drs

1







2015

0.807952

1

0.8080

drs

1







2016

0.861431

1

0.8614

drs

2







2017

1

1

1

-

1







2018

0.927539

1

0.9275

drs

1








115


Phân tích cửa sổ (WA)

Khi thực hiện phân tích cửa sổ, luận án sử dụng chiều rộng của cửa sổ là 2 năm để phân tích cho sự biến động theo thời gian của BIDV nói riêng và của các ngân hàng thương mại khác nói chung. Tổng số lượng cửa sổ được phân tích là 11, mỗi cửa sổ có 12 DMU do vậy tổng số DMU được xem xét là 132 DMU. Thông qua STATA, tác giả thu được kết quả ngang (row view) và kết quả dọc (column view). Biểu đồ 2.20 cho thấy kết quả ngang của ba loại hình hiệu quả BIDV đạt được trong 11 cửa sổ.Theo đó cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của BIDV có sự thay đổi trong 11 cửa sổ nhưng không có năm nào đạt tối ưu tại mức 1. Kết quả này là tổng hợp của hai sự thay đổi của hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần. Nếu ở trên PTE của ngân hàng đa số đạt tối ưu thì các cửa sổ con số này có chiều hướng ngược lại. PTE của BIDV trong 11 cửa sổ chỉ có 4/11 cửa sổ đạt tối ưu. Bên cạnh đó, hiệu quả quy mô của ngân hàng cũng không có năm nào đạt mức tối ưu. Từ đây cho thấy, BIDV chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo các năm. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện cổ phần hóa và sáp nhập, tuy nhiên giai đoạn trước và sau hai quá trình này hiệu quả của ngân hàng có sự thay đổi chậm, hoặc không có sự thay đổi so với trước đó. Điều này càng khẳng định cho nhận định ở trên rằng BIDV không đạt được hiệu quả quy mô.

3.5


3


2.5


2


1.5


1


0.5


0

W1

W2

W3

W4

W5

W6

W7

W8

W9

W10 W11

TE

SE

PTE

Biểu đồ 2.20: Hiệu quả trung bình ngang của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: Tính toán của tác giả


TE của BIDV trong hai cửa số đầu tiền đạt mức khá cao (trên 0,86) cho thấy ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật khả quan. Tuy nhiên TE có xu hướng giảm liên tục trong 5 cửa sổ đâu tiền, và chỉ có dấu hiệu khôi phục trở lại từ cửa sổ thứ 6 (tức năm 2012-2013), mặc dù hiệu quả vẫn tương đối thấp, ở mức 0,6364. Phải từ cửa sổ thứ 7 trở đi, TE của BIDV mới tăng trên mức 0,8. Mặc dù trong những cửa sổ cuối TE của BIDV tăng giảm luân phiên nhưng vẫn duy trì được tình hình hiệu quả kỹ thuật tốt ở mức trên 0,80. Như vậy có thể thấy, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã tác động tới hiệu quả của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, làm cho TE của ngân hàng giảm liên tục đến năm 2012. Sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, TE của ngân hàng có dấu hiệu hồi phục lại theo hướng tích cực. Hoạt động sáp nhập MHB đã khiến cho hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng giảm trực tiếp trong giai đoạn trước và sau khi thực hiện, để rồi sau đó đã tăng trưởng mạnh lên 0,9195 vào giai đoạn 2016-2017.

Một điều cần chú ý đó là mặc dù trong 5 cửa sổ đầu TE của ngân hàng có giá trị giảm dần, nhưng SE của BIDV lại có dấu hiệu gia tăng trong giai đoạn 2009- 2011. Nói cách khác, trong hai cửa sổ này ngân hàng có xu hướng gia tăng về hiệu quả quy mô nhưng hiệu quả quản lý của ngân hàng lại giảm sút. Cũng rất dễ hiểu khi đây là giai đoạn các ngân hàng Việt Nam phải đối đầu với suy thoái chung của tài chính toàn cầu, lạm phát trong nước leo thang phi mã, nợ xấu ở mức độ cao, trình độ quản lý còn rất mới so với các quốc gia khác trên thế giới. Sau khi cổ phần hóa năm 2012, trình độ quản lý của BIDV đã được cải thiện rõ nét khi PTE liên tục đạt mức tối ưu trong nhiều năm. Tuy nhiên đáng tiếc rằng hiệu quả quy mô của ngân hàng không thể giữ được ở mức cao như những năm trước. SE và PTE trong hai cửa sổ cuối cùng đã đạt ở mức rất cao, cho thấy BIDV đang dần cải thiện hiệu quả quy mô của mình để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ trong nội địa và nước ngoài.


1.2


1


0.8


0.6


0.4


0.2


0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

SE

PTE

TE


Biểu đồ 2.21: Hiệu quả trung bình dọc của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: Tính toán của tác giả

Phân tích cửa sổ dọc của BIDV trong 12 năm dễ nhận thấy xu hướng thay đổi chung của PTE và TE. Trong giai đoạn đầu nghiên cứu do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiên cho các hiệu quả của BIDV có xu hướng giảm dần theo thời gian. Sau năm 2012 thực hiện cổ phần hóa, TE và PTE của ngân hàng đều có dấu hiệu được cải thiện. Xu hướng tăng trưởng này được kéo dài đến cuối giai đoạn nghiên cứu. Một sự thay đổi nhỏ trong giai đoạn sáp nhập năm 2015 nhưng cũng được ngân hàng khắc phục vào nhưng năm sau. Như vậy phân tích cửa sổ dọc cho thấy TE và PTE của ngân hàng đều có sự thay đổi gần giống với cửa sổ ngang, đều có sự giảm sút trong những năm giữa giai đoạn nghiên cứu, và khôi phục trở lại từ sau giai đoạn cổ phần hóa. Với trường hợp của PTE, các năm cuối giai đoạn trong cửa sổ dọc và cửa sổ ngang ngân hàng đều đạt được hiệu quả tối ưu.

SE của BIDV trong phân tích dọc của nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù hiệu quả của đạt được là thấp hơn so với phân tích ngang, nhưng nhìn chung kết quả hai phân tích ngang và dọc vẫn có nét tương đồng về chu kỳ và chiều hướng biến động. SE của hai cửa sở phân tích đều có dấu hiệu giảm dần trong các năm nghiên cứu và có sự tăng nhẹ ở hai năm cuối nghiên cứu. Hiệu quả quy mô của ngân hàng thường đạt trên mức 0.79, một con số tương đối cao. Trong ba loại hình hiệu quả nghiên cứu đề cập tới, đây cũng là hiệu quả chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố nghiên cứu.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí