Các Nghiên Cứu Gần Đây Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sinh Lời Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại


các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Qua các nghiên cứu, Mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời được dự đoán là đồng biến (Molyneux và Thorton năm 1992; Hassan và Bashir năm 2003; Kosmidou, 2006, Wang, 2009;Beck và cộng sự, 2008)

1.4. Các nghiên cứu gần đây về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.4.1. Bài nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) về các yếu tố quyết định hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của nước Kenya

Bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NH tại Kenya thông qua mô hình hồi quy bình phương bé nhất OLS:

n = αO + α1CAit + α2AQit + α3MEit + α4LMit + α5GDPit + α6INFit + sit

Trong đó:π chính là hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh tại NH (tương ứng với biến số ROA, ROE, NIM). CA, AQ, ME, LM, GDP, INF lần lượt là Tỷ lệ An toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý, tính thanh khoản, Tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát trung bình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doang của hệ thống NHTM ở Kenya, ngoại trừ biến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

thanh khoản. Nhưng các biến số kinh tế vĩ mô là không có ảnh hưởng ởmức ý nghĩa 5%. Yếu tố chủ sở hữu cũng không tác động nhiều hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của NH. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ đồng biến với ROA và NIM. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn lại có một mối quan hệ nghịch biến với ROE. Chất lượng tài sản được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản vay có tác động nghịch biến với cả 03 biến phụ thuộc. Hệ số tương quan ngược chiều giữa chất lượng tài sản kém và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là rất cao. Các biến giải thích khác: hiệu quả quản lý quan hệ cùng chiều với cả ba biến phụ thuộc và tác động mạnh mẽ nhất đến biến ROE. Tính thanh khoản quan hệ cùng chiều với ROA, ROE và tỷ lệ NIM nhưng mối quan hệ là rất yếu. Các loại mối quan hệ giữa GDP và hiệu suất NH là không rò ràng. GDP tác động tiêu cực tới ROA và tích cực đến ROE. Trong cả hai trường hợp, các mối tương quan là không đáng kể. Tuy nhiên, GDP tác động tiêu cực khá lớn đối với NIM. Biến kinh tế vĩ mô lạm phát tác động tiêu cực khá mạnh với hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

1.4.2. Một số bài nghiên cứu khác:

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


Thair Al Shaher, Ohoud Kasawneh và Razan tiến hành kiểm định các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động NH của nước Jordan, trên cơ sở phân tích 14 NH của quốc gia này trong giai đoạn 2000-2010 bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS. Với 2 mô hình hồi quy lấy biến phụ thuộc là ROA và ROE đại diện cho hiệu quả sinh lời của NH, các biến độc lập được chia thành 2 nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong bao gồm: Logarit tự nhiên của tổng tài sản (size), tổng nợ trên tổng tài sản (TL/TA), vốn trên tổng tài sản (TE/TA), dư nợ vay trên tổng tài sản (L/TA), hệ số NIM. Nhân tố bên ngoài là tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái. Kết quả phân tích cho thấy cả ROE và ROA đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, NIM, và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu đánh giá rằng yếu tố lãi suất thực, lạm phát, chính sách tiền tệ, và chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể lên hiệu quả lợi nhuận của các NH ở Nigeria. Sự phát triển của khu vực NH, thị trường chứng khoán và cấu trúc vốn không ảnh


hưởng nhiều. Mối quan hệ giữa chính sách thuế doanh nghiệp với lợi nhuận NH vẫn chưa xác định rò.

Bài nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) về các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động NH của nước Jordan. Tác giả phân tích 14 NH của quốc gia này trong giai đoạn 2000-2010 dựa trên mô hình OLS với biến phụ thuộc là ROA và ROE. Kết quả phân tích cho thấy cả ROE và ROA đều tương quan thuận với kích thước NH (log tổng tài sản), tổng nợ/tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và NIM, và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát.

Kosmidou (2008) đã đưa ra kết quả cho thấy ROA đã có liên quan đến tỷ lệ chi phí tên thu nhập. Các kết quả cũng chỉ ra rằng tác động của kích thước và sự tăng trưởng của GDP là tích cực, trong khi lạm phát có tác động tiêu cực đáng kể.

Đan và cộng sự (2007) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố như tác động tích cực của GDP bình quân đối với hiệu quả sinh lời của NH. Naceur và Goaied (2001) đã kiểm tra các yếu tố quyết định hiệu suất sinh lời của một NH là theo thứ tự tầm quan trọng: năng suất lao động, thành phần danh mục đầu tư của NH, năng suất vốn và vốn NH. CácNH ở Ả Rập Saudi đã được kiểm tra bởi Ahmed và Khababa (1999). Họ đã sử dụng thước đo của tỷ suất sinh lời như tỷ lệ thu nhập biên, ROE, ROA và sử dụng bốn biến độc lập. Đó là: rủi ro kinh doanh tính bằng cách chia tổng số các khoản vay của NH trên số dư tiền gửi của nó, độ tập trung thị trường, quy mô thị trường tính bằng cách chia các khoản tiền gửi của các NH do lượng tiền gửi của các NHTM đang được nghiên cứu và kích thước của các NH. Kết quả cho thấy các rủi ro kinh doanh và quy mô của NH là yếu tố quyết định chính của hiệu suất sinh lời của các NH.

Kim và cộng sự (1997) đã tiến hành một nghiên cứu so sánh về mối quan hệ tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Hàn Quốc và Mỹ. Để đánh giá tỷ suất sinh lợi của các NH mẫu, họ đã sử dụng ROA và ROE. Họ cũng sử dụng bảy biến độc lập đó là: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tài sản lưu động đối với tài sản, dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tài sản cố định trên tổng tài sản, tổng số vốn vay trên tổng tài sản, dự phòng các khoản vay trên tổng tài sản và giá trị đối ứng của tổng tài sản. Họ kết luận


rằng các NH tại Hàn Quốc tụt hậu xa so với các NH Mỹ về hiệu quả sinh lời. Những phát hiện này cho thấy tỷ lệ vốn, dự phòng rủi ro cho vay, và kích thước của các NH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời của các NH trong cả nước. Zimmerman (1996) đã kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lời của NH và kết luận rằng các điều kiện của khu vực và tập trung dư nợ cho vay là những yếu tố quan trọng trong hoạt động NH.

Đa phần các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước chỉ dừng lại ở các nghiên cứu định tính như: nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Thị Hương năm 2002 về “nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam”, nghiên cứu sinh Lê Dân (2004) “vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam”, hoặc nghiên cứu của TS Phạm Thanh Bình (2005) với đề tài “nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích định tính.

Các nghiên cứu định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhìn chung còn ít, như bài nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) đánh giá hiệu quả của ngân hàng thương mại qua hàm sản xuất và hàm chi phí. Bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (200 ) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà còn sử dụng các phương pháp phân tích định lượng như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phương pháp phi tham số DEA trong việc đo lường hiệu quả và sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam thời kì 2001-2005, đây là bài nghiên cứu được xem là khá đầy đủ và toàn diện về hệ thống ngân hàng Việt Nam, và là một hướng đi mới cho các phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động ở Việt Nam hiện nay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã làm rò được khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính NH – trong đó trọng tâm là hiệu quả sinh lời; những nhân tố tác động đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra những bài Nghiên cứu trước đây cùng đề tài nghiên cứu để tham khảo và học hỏi.

Những lý luận cơ bản được đề cập trong Chương 1 đã hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.


Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SINH LỜI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM‌

2.1. Phân tích hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Các giai đoạn phát triển của ngành NH chia ra làm 2 giai đoạn chính:


Trước năm 1990: Hệ thống NH Việt Nam là hệ thống 1 cấp. Không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. NH Nhà Nước vừa đóng vai trò là NH Trung ương, vừa là NHTM.

Sau năm 1990, Hệ thống NH Việt Nam là hệ thống 2 cấp.Tháng 5/1990, 02pháp lệnh NH ra đời (Pháp lệnh NH Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:NH Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và NH; Thực thi nhiệm vụ của một NH Trung ương – là NH duy nhất được phát hành tiền; Là NH của các NH và là NH của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ. Cấp NH kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ NH trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính NH và phi NH thực hiện.

Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật NH Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống NH tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.Thời kỳ này phản ánh rò nhất mô hình hoạt động của các NHTMCP; những NH nào hoạt động hiệu quả, an toàn, có định hướng và mục tiêu phát triển thì đã tách ra để vươn lên; những NH nào còn khó khăn về tài chính chưa thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, hoạt động yếu kém thì lựa chọn những bước đi phù hợp, thực hiện lộ trình tăng vốn,


Hiện tại, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất. Hệ thống các NH được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính. Công nghệ NH có bước phát triển mạnh mẽ; Hệ thống thanh toán điện tử liên NH được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ NH điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...). NHNN tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH. Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII thông qua Luật NHNN Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý phù hợp hơn để tiếp tục đổi mới hoạt động NH đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đến nay, hệ thống NH đã phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô tài chính và hoạt động, bao gồm:1NH chính sách xã hội, 5 NHTMNN, 37 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Sự tồn tại của nhiều NH với quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ NH. Đặc điểm đa dạng của hệ thống NH Việt Nam phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa sở hữu, đa ngành nghề và các nhóm đối tượng phục vụ khác nhau (doanh nghiệp FDI, công ty xuyên quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty, cá nhân, hộ gia đình,…). Trong đó, các NHViệt Nam đóng vai trò chi phối với thị phần tín dụng 86,47% toàn hệ thống (NHTMNN: 50,84%, NHTMCP: 35,63%) và với tài sản có chiếm 84,54% toàn hệ thống (NHTMNN: 39,23%; NHTMCP: 45,21%).


2.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt nam thời kỳ 2008-2012‌


2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:


Sau khủng hoảng, trong 5 năm 2008 - 2012, tăng trưởng GDP của nền kinh tế chỉ đạt trung bình 5,79%, thấp hơn mức trung bình 6,8% trong giai đoạn 5 năm trước đó. Khởi đầu mọi sự có vẻ bình thường, thậm chí còn có phần khá lên: năm 2008, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,66%.Nhưng ngay từ giữa năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dần, sang năm 2009 thậm chí rơi xuống 5,40%.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ: Quý I/2009 tăng 3,14%; quý II/2009 tăng 4,41%; quý III/2009 tăng 5,98%; quý IV/2009 tăng 6,99%. Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,40% trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,42% trong năm 2010. Kết quả khả quan này phản ánh các biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa đã được duy trì và tăng trưởng mạnh hơn về nhu cầu của thị trường toàn cầu. Sang năm 2011,tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức 6,24%, phù hợp vơi việc điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP cuả Chính phủ. Cầu trong nước tăng yếu nên đóng góp không đáng kể vaò đà tăng trưởng, trong khi cầu nước ngoài đóng góp tích cực do nhập khẩu tăng thấp. 2012, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng khoảng kinh tế vào những năm 1980 - GDP thực tế tăng 5,25%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1991. Tăng trưởng GDP không đạt được như kế hoạch ban đầu của Chính phủ có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và cơ bản là Việt Nam đã thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô với chính sách kiểm soát cung tiền chặt chẽ để kiềm chế lạm phát khiến cho sức cầu suy giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và lãi suất cao khiến cho tiêu dùng, sản suất và đầu tư tư nhân gần như không tăng trưởng. chính sự ảnh hưởng này khiến cho tỷ suất sinh lời của các NHTM giảm.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí