- Bài viết: “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (trang 36), đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 20 (413) phát hành tháng 10/2014. (Nguồn: Nguyễn Thị Vân Anh, 2014).
+ Thành công của công trình nghiên cứu đó là bài viết đã cho thấy rõ, tại Singapore, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) sẽ đặt ra tỷ lệ vốn áp dụng với các ngân hàng tại quốc đảo này cao hơn so với mức tối thiểu của toàn cầu để củng cố uy tín cho vị thế trung tâm tài chính. MAS cho rằng: “Mỗi ngân hàng tại Singapore đều mang tầm quan trọng đối với hệ thống. Tỷ lệ vốn cao hơn sẽ giúp họ hoạt động vững vàng hơn trong các điều kiện căng thẳng”. MAS đã ra thông cáo sửa đổi Thông tư số 637 của MAS về yêu cầu vốn rủi ro đối với các ngân hàng tại Singapore để thực hiện Basel III…
+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu là việc áp dụng Basel II tại các ngân hàng ở Singapore hầu như không có cho vay nông nghiệp - nông thôn, không có tính đặc thù trong quản lý chất lượng tín dụng như tại Agribank.
- Bài viết: “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại NHTM Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Trang, đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014. (Nguồn: Trần Thị Minh Trang, 2014).
+ Thành công của công trình nghiên cứu đó là đã lượng hóa rủi ro hoạt động theo cách tiếp cận vốn Basel II, thiết kế mô hình quản trị rủi ro hoạt động, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống NHTM Việt Nam và khả năng cũng như khuyến nghị áp dụng.
+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu là không đi sâu vào quản trị RRTD tại Agribank.
- Bài viết: “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế” của hai tác giả: Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 5/2014. (Nguồn: Đinh Thu Hương và cộng sự, 2014).
+ Thành công của công trình nghiên cứu đó là công trình nghiên cứu sau khi nêu Mô hình quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, đã nêu bật mô hình quản trị RRTD hiện tại của Agribank theo 3 tầng, chỉ rõ những hạn chế của mô hình này và đề xuất 4 nhóm giải pháp có liên quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 1
- Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại.
- Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Ngân Hàng Và Nền Kinh Tế
- Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu là không nghiên cứu về quản lý RRTD tại Agribank.
2.3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành ngân hàng
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do TS. Hoàng Huy Hà làm chủ nhiệm. NHNN Việt Nam, tháng 10/2012, Hà Nội. (Nguồn: Hoàng Huy Hà, 2012).
+ Thành công của công trình nghiên cứu đó là đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế, thực hiện tiến hành khảo sát và phân tích kết quả khảo sát, đánh giá những khoảng cách giữa Việt Nam và thông lệ quốc tế từ kết quả khảo sát, đưa ra kết luận và khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là không nghiên cứu về khả năng ứng dụng mô hình của Basel II trong quản lý RRTD tại Agribank.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục cho vay của một số NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, do TS. Bùi Diệu Anh làm chủ nhiệm. (Nguồn: Bùi Diệu Anh, 2012).
+ Thành công của công trình nghiên cứu là đã làm rõ những cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá rõ thực trạng trong giai đoạn 2006 - 2012 và đề xuất 5 nhóm giải pháp, 3 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị danh mục cho vay của một số NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Đề tài đã xây dựng mô hình đo lường rủi ro nội bộ,…
+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là quản lý RRTD trong điều kiện đặc thù của Agribank.
2.4. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước
- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I (1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo lường RRTD như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương pháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lý RRTD như: Nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài
chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua mô hình giá trị chịu RRTD (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng. (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, September 2000).
- Glen Bullivant (2005) trong "Credit Management" đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng.
- Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone (2004) trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức RRTD luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụng đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng (HMTD) cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin.
2.5. Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu nói trên của một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, bài viết khác có nghiên cứu về quản lý RRTD, về hoạt động kinh doanh của Agribank cũng như đề cập đến một số khía cạnh kinh doanh khác nhau trong đó có cả những vấn đề về RRTD của một số chi nhánh trong hệ thống Agribank. Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về quản lý RRTD của Agribank, có tính cập nhật đến thời điểm hiện tại.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng một khung lý thuyết về quản lý RRTD của NHTM, phân tích và đánh giá sát thực tiễn thực trạng quản lý RRTD của Agribank, rút ra những ưu điểm, tìm ra những hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế; đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Trả lời câu hỏi: Có những cơ sở lý luận chủ yếu nào về quản lý RRTD của NHTM, trên cơ sở luận giải, hệ thống hoá, xây dựng một nền tảng lý thuyết cơ bản về quản lý RRTD của NHTM cũng như làm rõ kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này.
- Trả lời các câu hỏi: Thực trạng quản lý RRTD của Agribank hiện nay ra sao; có những ưu điểm gì, hạn chế tập trung ở những điểm gì? Có những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan nào gây nên tình trạng RRTD của Agribank trong giai đoạn hiện nay? Luận án dựa trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng quản lý RRTD tại Agribank trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là làm rõ những hạn chế, những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan về vấn đề này để trả lời câu hỏi được đặt ra.
- Trả lời câu hỏi: Có những giải pháp và kiến nghị gì sát thực tiễn, có tính khả thi, có cơ sở khoa học,... nhằm tăng cường quản lý RRTD của Agribank? Luận án dựa trên cơ sở nền tảng lý luận cơ bản, phân tích và đánh giá sát thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý RRTD của Agribank trong giai đoạn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Quản lý RRTD được nghiên cứu trong luận án được giới hạn trong phạm vi quản lý rủi ro hoạt động cho vay của NHTM. Luận án nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động quản lý RRTD tại Trụ sở chính Agribank, kết hợp với khảo sát một số trường hợp rủi ro điển hình tại một số chi nhánh; đánh giá để tìm ra những nguyên nhân gây ra RRTD trong đó làm rõ những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan của chính Agribank, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank.
- Về thời gian: Thực trạng quản lý RRTD nghiên cứu trong luận án được tập trung ở giai đoạn 2009-2014. Một số bảng số liệu và nguồn tài liệu có thể lấy hẹp hơn để minh chứng cho một số thời điểm cần phân tích và đánh giá có tính chất điển hình, hoặc lấy rộng hơn cả một số năm trước đó để so sánh, nghiên cứu làm rõ xu hướng diễn biến của thực trạng. Tầm nhìn, dự báo và giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp luận duy vật biện chứng: Xuyên suốt quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, luận án luôn được đặt trên nền tảng của phương pháp tư duy theo nguyên lý duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi theo hướng phát triển, hoàn thiện hơn. Mọi kết quả đều có nguyên nhân. Muốn có kết quả tốt hơn thì phải có giải pháp phù hợp để khắc phục nguyên nhân. Phương pháp tư duy theo nguyên lý duy vật lịch sử, mọi sự vật, hiện tượng, mọi hoạt động đều diễn ra trong các điều kiện lịch sử cụ thể, bị tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Dự báo và giải pháp cho tương lai cũng phải dựa trên phân tích đánh giá lịch sử đã qua và phải phù hợp với điều kiện cụ thể sẽ diễn ra trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là các phương pháp: Nghiên cứu tổng hợp, thống kê,... được sử dụng trong luận án nhằm sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Agribank để phân tích, đánh giá; đi từ cơ sở lý thuyết đến cơ sở thực tiễn và phương pháp thống kê kinh nghiệm để giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận án là tăng cường quản lý RRTD tại Agribank. Cụ thể, phương pháp thống kê, lượng hóa mô tả nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng để đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng quản lý RRTD tại Agribank; dự báo và đề xuất các giải pháp sát thực tiễn theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu định tính còn bao gồm các phương pháp: Phân tích, so sánh nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các định hướng, giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm góp phần tăng cường quản lý RRTD tại Agribank.
Luận án đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học về kinh tế như: Hệ thống hóa để từ thực tiễn rút ra những vấn đề lý luận và các chính sách cụ thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đã gửi “Phiếu tham khảo ý kiến cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng”, qua email, đến gặp trực tiếp và gửi qua bưu điện đến 450 cán bộ quản lý từ trưởng phó phòng ban và chuyên viên ở hội sở chính Agribank; giám đốc và phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng giao dịch, phòng tín dụng của các chi nhánh Agribank. Kết quả đã thu về được 314 phiếu (trả lời). Kết quả trả lời được tổng hợp minh chứng khách quan, bổ sung cho những đánh giá của luận án.
Để đảm bảo phù hợp với điều kiện công tác và nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp khảo sát ý kiến khách hàng vay vốn tại Sở giao dịch Agribank và một số chi nhánh Agribank ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận, bao gồm: các huyện Thạch Thất, Ứng Hòa và Sóc Sơn của thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam bao gồm thành phố Phủ Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hưng Yên bao gồm thành phố Hưng Yên, huyện Văn Giang, huyện Mỹ Hào. Đối tượng khách hàng được khảo sát gồm: Doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân và hộ nông dân. Phương thức tiến hành đó là tác giả phát “Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng đang giao dịch với Agribank”, phỏng vấn cán bộ doanh nghiệp, cá nhân người vay khi đến làm thủ tục vay mới, trả nợ, trả lãi, cơ cấu lại nợ… tại các Phòng giao dịch hay trụ sở chi nhánh huyện, tại Sở giao dịch; gửi email cho giám đốc hoặc kế toán trưởng doanh nghiệp. Tác giả đã phát ra 550 phiếu, bao gồm 300 phiếu cho doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp, 250 phiếu cho khách hàng cá nhân. Tổng số có 469 phiếu thu về đảm bảo đầy đủ thông tin ghi trên phiếu, trong đó có 257 phiếu của doanh nghiệp và 212 phiếu của khách hàng cá nhân. Kết quả điều tra từ các phiếu thu về được tổng hợp cũng minh chứng khách quan cho những nhận định đánh giá và đề xuất.
Phương pháp thu thập số liệu là từ nguồn dữ liệu thứ cấp của Hội sở chính Agribank và một số chi nhánh, bao gồm: các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết chuyên đề, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán,…
6. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, RRTD, quản lý RRTD của NHTM Việt Nam, từ đó: Luận án khẳng định các NHTM phải áp dụng
nhiều biện pháp có hiệu quả khác nhau để không ngừng tăng cường quản lý RRTD, dựa trên các nguyên tắc cụ thể, các mô hình quản lý RRTD khác nhau với các ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình. Luận án chỉ ra các mô hình đánh giá RRTD cụ thể, các chính sách quản lý RRTD mà NHTM phải tuân thủ, hoặc lựa chọn phù hợp với điều kiện cụ thể với mục tiêu là kiểm soát được rủi ro và giảm thiểu rủi ro; hệ thống đánh giá RRTD mà các NHTM cần hướng tới phải chặt chẽ, đồng bộ, tiếp cận thông lệ quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, của hệ thống tài chính; chỉ ra một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD mà các NHTM cần phải hướng tới, đạt được. Các NHTM cần phải nhanh chóng đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong quản trị ngân hàng.
Thứ hai, thông qua đánh giá thực trạng quản lý RRTD tại Agribank thời gian qua, đặc biệt là khảo sát điển hình về nguyên nhân chủ quan gây ra RRTD tại một số chi nhánh luận án khẳng định, Hội đồng thành viên, Ban điều hành Agribank đã quan tâm đến quản lý RRTD, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khai thác những lợi thế, điểm mạnh, hạn chế những bất cập, nhược điểm, mặt yếu trong hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong toàn hệ thống một NHTM có tới 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động tín dụng trên tất cả các vùng, các địa phương có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác nhau luôn diễn biến phức tạp, phấn đấu giảm nợ xấu, tích cực thu hồi nợ, XLRR đối với các khoản nợ xấu tồn đọng. Tuy nhiên, chính HĐTV, Ban điều hành Agribank, giám đốc nhiều chi nhánh lại bị cơ quan pháp luật kết luận và xử lý trong nhiều vi phạm cụ thể về hoạt động tín dụng. Công tác quản lý RRTD tại Agribank chưa toàn diện và thiếu đồng bộ, cơ cấu tổ chức thiếu chặt chẽ. Chính sách quy trình tín dụng chỉ quan tâm đến việc thắt chặt về tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhưng chưa quan tâm đúng mức vấn đề lựa chọn và bố trí cán bộ làm công tác tín dụng, đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro đạo đức của cán bộ; chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ... Vấn đề nổi lên về rủi ro đạo đức trong quản lý RRTD tại Agribank đó là những sai phạm từ HĐTV, từ lãnh đạo chủ chốt trong ban điều hành (CEO) đến các chi nhánh, cán bộ tín dụng. Công cụ quản lý RRTD phụ thuộc vào phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ, theo đó chủ yếu dựa vào các nhân tố định tính và không được đánh giá và
cập nhật thường xuyên. Cơ cấu quản trị nội bộ và chức năng quản trị nội bộ còn hạn chế, thiếu hệ thống cảnh báo sớm những dấu hiệu của nợ có vấn đề làm cho công tác quản lý rủi ro hiện nay bị động và mới chỉ dừng ở mức “xử lý” chứ chưa thực hiện được đầy đủ chức năng “phòng ngừa”.
Thứ ba, từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank, từ hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu tổng thể, đến xây dựng và thực hiện mô hình quản lý RRTD tập trung nhưng ở mức độ tập trung hợp lý, sát với thực trạng của Agribank, cụ thể: Địa bàn rộng, nhiều chi nhánh và đơn vị trực thuộc, với nhiều cấp khác nhau; số lượng khách hàng đông và món vay phân tán, đối tượng đầu tư vốn đa dạng. Agribank cần kiện toàn cơ cấu tổ chức, chính sách, quy trình tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay,… Hy vọng rằng đây sẽ là những đóng góp mới vào tăng cường quản lý RRTD tại Agribank.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về lý luận: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý RRTD tại NHTM; chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý RRTD phân tán; các mô hình quản lý RRTD đang áp dụng tại một số ngân hàng lớn trên thế giới và đang áp dụng tại một số Ngân hàng nông nghiệp, nông thôn trong khu vực.
- Ý nghĩa về thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý RRTD tại Agribank thời gian qua; chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là về rủi ro đạo đức, về quản lý nội bộ, về chất lượng kiểm tra - kiểm soát; các nguyên nhân khách quan được rút ra sát thực tiễn.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của ngân hàng để tăng cường hơn nữa theo hướng nâng cao chất lượng quản lý RRTD tại Agribank nhằm hạn chế nợ xấu và khả năng mất vốn tại Agribank, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua thời gian công tác tại hội sở chính củaAgribank; thường xuyêndự họp giao ban của Ban điều hành; tham gia thảo luận, hội thảo, xây dựng cơ chế chính sách và quy định nội bộ; tham gia các đoàn công tác đi kiểm tra thực tiễn hoạt động tín dụng tại nhiều chi nhánh, đơn vị cơ sở trong hệ thống Agribank; quan tâm và