Phân Tích Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Giai Đoạn 2007-2018


2.3.5. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2018

Trước khi chạy mô hình, tác giả kỳ vọng hiệu quả của NHTMCP Việt Nam sẽ thuận chiều với LTDR, LnAS, ETA, GOVT, ROA, INTAS; và ngược chiều với các nhân tố như NPL, LAR, CTAR, COSTINC.

Tác giả dựa vào những nghiên cứu trước đó về hiệu quả kinh doanh của các NHTM đã lựa chọn được các biến ảnh hưởng tới hiệu quả của các ngân hàng thương mại. Các biến đó lần lượt là: qui mô của ngân hàng (thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng thương mại- LnAS); tỷ lệ nợ xấu (NPL); tỷ lệ cho vay với tiền gửi huy động (LTDR); tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR); tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (INTAS); tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA); tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản (CTAR); tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (COSTINC); sở hữu của nhà nước (GOVT); Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA)

Bảng 2.15: Tổng hợp giá trị các biến của mô hình



Tên biến


Obs

Giá trị trung bình (Mean)

Độ lệch chuẩn

(Std. Dev.)

Giá trị nhỏ nhất (Min)

Giá trị lớn nhất (Max)

lnas

144

11.953

1.1087

9.1651

14.088

roaa

142

1.0674

0.9943

0.01

10.07

ltdr

144

82.349

16.652

54.24

149.16

lar

144

55.392

10.979

30.44

75.3

ctar

144

7.4672

2.6817

0.32

23

intas

144

8.9738

2.8385

0

25.55

eta

144

8.0942

3.3069

3.26

26.62

npl

140

2.0949

1.6812

0.08

11.4

govt

108

0.3333

0.4736

0

1

costinc

140

81.961

9.8372

62.18

134.63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 17

Nguồn: Stata và tính toán của tác giả

Bởi TE bị giới hạn trong giá trị 0 và 1 nên khi sử dụng TE là một biến trong mô hình thì TE sẽ là biến bị kiểm duyệt cả hai phía trái và phải. Mô hình có biến bị kiểm duyệt sẽ có trung bình có điều kiện của hạng nhiễu (ui) bằng 0. Đồng thời ui


sẽ có sự tương quan với các biến giải thích. Trong điều kiện mô hình có hạng nhiễu và sự tương quan của các biến giải thích thì việc sử dụng mô hình phương pháp bình phương bé nhất (OLS) sẽ không phù hợp do dễ bị chệch các ước lượng và không đồng nhất. Mô hình phù hợp trong trường hợp này là mô hình hồi quy Tobit của James Tobin với điểm chặn dưới là 0 và chặn trên là 1.

Theo kết quả ước lượng ML từ mô hình hồi quy Tobit tác phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới TE, PTE và SE của các NHTM Việt Nam nói chung và của BIDV nói riêng. Luận án phân tích dựa trên mức ý nghĩa 10% và đạt được một số kết quả nhất định.

Dựa vào bảng 2.16 cho thấy rằng khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các NHTM Việt Nam, các nhân tố có ảnh hưởng tới cả TE và SE đó là: LNAS, LAR, INTAS, ETA, và NPL. Ngoài ra kết quả cũng cho thấy rằng ROA có ảnh hưởng tới SE của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nhưng không có ảnh hưởng tới TE. Như vậy nếu xét chung cho các NHTM Việt Nam trong 12 năm nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các ngân hàng này chịu ảnh hưởng cùng chiều với LNAS, INTAS và ROA. Các nhân tố còn lại có ảnh hưởng ngược chiều với TE và SE của các ngân hàng. Trong số các nhân tố ảnh hưởng, LNAS có tác động lớn nhất đến sự thay đổi hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, ở mức (6%).

Xét cho riêng BIDV trong 12 năm luận án nhận thấy SE của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi đại đa số các biến nghiên cứu. Đầu tiên, tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều ở mức ý nghĩa 5% đối với SE của ngân hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, tổng tài sản của ngân hàng tăng 1% sẽ ảnh hưởng làm gia tăng SE thêm 58%. Đây là một mức ảnh hưởng cực lớn tới SE của ngân hàng. Điều này cho thấy rằng khi BIDV gia tăng quy mô tài sản của mình sẽ ảnh hưởng tích cực tới các chi nhánh hoạt động của mình, gia tăng được hiệu quả quy mô của doanh nghiệp.

Chi phí và thu nhập của ngân hàng thể hiện qua COSTINC cũng có ảnh hưởng mạnh ngược chiều tới SE với mức ý nghĩa 1%. Điều này thể hiện tỷ lệ chi phí trên thu nhập của BIDV tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm gia giảm SE 4,2%. Như vậy để gia tăng được hiệu quả SE, BIDV cần giảm thiểu chi phí và gia tăng được thu nhập của mình để góp phần gia tăng được hiệu


quả tương ứng. Đồng thời, luận án cũng cho thấy tỷ trọng thu nhập trên tổng tài sản (INTAS) của ngân hàng cũng có ảnh hưởng lớn cùng chiều tới SE ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy có thể khẳng định rằng thu nhập có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của BIDV. Tỷ trọng này càng cao sẽ càng thể hiện ngân hàng đạt được hiệu quả tốt. INTAS cũng là nhân tố duy nhất trong bài nghiên cứu có ảnh hưởng tới cả hai hiệu quả TE và SE của BIDV. Một lần nữa cho thấy thu nhập có ảnh hưởng quyết định tới gia tăng của hiệu quả của không chỉ BIDV, mà còn cả của các NHTM của Việt Nam. Nói cách khác, để đạt được hiệu quả tối ưu, BIDV và các NHTM Việt Nam cần tối thiểu hóa chi phí và gia tăng tối đa hóa thu nhập của mình.

Hai nhân tố có ảnh hưởng tới SE của BIDV ở mức ý nghĩa 5% đó là LAR và NPL. Tuy nhiên chiều hướng ảnh hưởng tới SE của hai nhân tố này thể hiện ngược chiều nhau. Một điều thú vị cho thấy qua kết quả này đó là, khi BIDV gia tăng được lượng cho vay trên tổng tài sản của mình lên sẽ làm giảm hiệu quả SE của ngân hàng trong khi nếu nợ xấu NPL gia tăng sẽ làm cho SE gia tăng.

Bảng 2.16: Kết quả ước lượng ML mô hình hồi quy Tobit phân tích

các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của BIDV và các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2018

Tên biến

BIDV

NHTM

Hệ số

Hệ số

Hệ số

Hệ số

lnas

-0.4364

0.587444**

0.0606**

0.065305***

costinc

-0.02424

-0.04246***

-0.00287

-0.00031

ltdr

-0.01668

0.003462

-0.0012

-0.00113

lar

-0.03179

-0.03519**

-0.00687**

-0.00393**

roa

-0.57169

0.655363*

0.039514

0.048452**

intas

0.104979**

0.064831***

0.035263***

0.024532***

eta

-0.0498

0.093135*

-0.01467*

-0.01023*

npl

-0.34009

0.239954**

-0.04874***

-0.02747***

_cons

13.22785

-3.59518

0.826255

0.422677

Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%; 5%; và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mô hình Tobit

Thú vị rằng với biến số tổng tài sản, nếu xét chung cho các NHTM biến số này có tác động cùng chiều với TE và SE của họ. Tuy nhiên, khi xem xét cho từng NHTM sẽ nhìn thấy rằng biến số này không có tác động tới TE của BIDV, chỉ có


ảnh hưởng cùng chiều tới SE của ngân hàng với mức ý nghĩa 5%. Điều này có thể hiểu rằng sự gia tăng tài sản của ngân hàng chưa phát huy được ảnh hưởng của mình tới hiệu quả kỹ thuật của toàn bộ ngân hàng, nhưng đã có ảnh hưởng phần nào tới các chi nhánh của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, không giống với kỳ vọng của tác giả, LTDR không có ảnh hưởng tới hiệu quả của BIDV cũng như các NHTM khác trong nước.

Như vậy có thể thấy, kết quả hoạt động của BIDV theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng đều dẫn tới những kết quả giống nhau. Hiệu quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn nghiên cứu không phụ thuộc vào sự gia tăng về quy mô của ngân hàng. Các nhân tố về thu nhập, chi phí đều có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm này. Một điểm cần chú ý là trong quá trình đánh giá phân tích yếu tố cho vay trên tiền gửi của các ngân hàng, thực tế cho thấy nhân tố này ảnh hưởng tương đối mạnh đến hiệu quả của ngân hàng, nhưng lại chưa được chứng minh trong mô hình tobit.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.4.1. Kết quả đạt được

Một là, cơ cấu tài sản hợp lý.

Trong các năm nghiên cứu từ 2007 đến 2018, tài sản có và tài sản nợ của BIDV được huy động và sử dụng với một cơ cấu hợp lý. Cụ thể:

Trong tài sản có, BIDV thực hiện các khoản cho vay tín dụng với các đối tượng trong nền kinh tế. Đối tượng BIDV thực hiện tín dụng được mở rộng ra không chỉ trong doanh nghiệp mà còn cả trong tư nhân. Những năm qua, nhờ hoạt động cung ứng tín dụng mạnh mẽ trong khối tư nhân đã giúp BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ thứ nhất của Việt Nam. Con số ấn tượng thể hiện cho thành quả này của BIDV là tổng khách hàng tính đến năm 2018 là gần 11 triệu khách hàng cá nhân (912% dân số).Bên cạnh đó, BIDV vẫn chú trọng vào cho vay các khoản trong dài hạn, tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ trọng ngân quỹ trên tổng tài sản luôn được đảm bảo với tỷ lệ trên 10% cho thấy ngân hàng luôn chú trọng đến đảm bảo khả năng thanh toán của mình ở một mức độ rất tốt. Ngoài ra, ngân hàng bắt đầu chú trọng vào việc gia tăng tỷ trọng của khoản mục chứng khoán


kinh doanh và đầu tư, phát triển các hoạt động trên thị trường chứng khoán làm gia tăng thêm các khoản thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Nhìn chung, trong thời gian hơn10 năm, tổng tài sản có của ngân hàng liên tục được gia tăng một cách hợp lý, với cơ cấu các khoản mục của tài sản có được chú trọng đồng đều.

Trong tài sản nợ, nguồn vốn ngân hàng huy động chủ yếu đến từ bên ngoài, với tỷ trọng các khoản nợ phải trả lên đến trên 90 % trong các năm được phân tích.Các khoản nợ phải trả chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản tiền huy động trên thị trường thứ hai (vay NHNN và vay các NHTM khác có xu hướng biến động,theo chiều hướng giảm xuống). Ngoài ra, vốn chủ sở hữu được BIDV giữ vững tốc độ tăng trưởng qua các năm lấy sự gia tăng vốn điều lệ làm chính. Như vậy, tỷ trọng các khoản mục trong tài sản nợ được BIDV thực hiện theo các ngân hàng thương mại truyền thống, lấy nợ phải trả là nguồn huy động chính trong hoạt động huy động vốn của mình.

Hai là, mở rộng mạng lưới hoạt động.

Sau gần 60 năm hoạt động, BIDV đã xây dựng cho mình một mạng lưới hoạt động phủ khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, với sự phát triển cả kênh truyền thống và kênh hiện đại. Xét về kênh truyền thống, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của BIDV luôn không ngừng gia tăng và cán đích năm 2018 với con số lần lượt là 190 và 871. Các chi nhánh của BIDV tại Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 93/190 chi nhánh. Bên cạnh chi nhánh và phòng giao dịch trong nước, BIDV còn có 5 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Số máy ATM và máy POS đại diện cho kênh phân phối hiện đại cũng gia tăng tương ứng. Cuối năm 2018, toàn bộ hệ thống BIDV trên cả nước có khoảng 57.823 chiếc ATM và máy POS được lắp đặt, kết nối thanh toán với hơn 1.000 đại lý trên khắp thế giới, có hiện diện thương mại trên 6 quốc gia trên thế giới.

Với mạng lưới được mở rộng, số lượng nhân viên của ngân hàng gia tăng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Số lượng nhân viên đã cán mức hơn 25 nghìn người vào cuối năm 2018. Ngân hàng không chỉ chú trọng tới gia tăng về số lượng nhân viên, đồng thời còn thực hiện cải thiện chất lượng từ đội ngũ quản lý đến nhân viên của mình. Thông qua các


biện pháp về gia tăng chất lượng nhân viên, thay đổi phương thức tuyển dụng đã phần nào đạt được những kết quả nhất định. Cùng với đó, BIDV luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình thông qua việc giúp họ dễ dàng tiếp cận với công nghệ máy móc hiện đại trong quá trình công tác. Hàng năm, nhờ việc luân chuyển và đánh giá cán bộ trong toàn hệ thống đã giúp BIDV dần hoàn thiện được chất lượng, đồng thời nâng cao được tính chuyên nghiệp cũng như chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Ngân hàng cũng tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng.

Ba là, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của BIDV tương đối hợp lý.

BIDV, giống các ngân hàng khác trong khu vực, luôn tìm kiếm các khoản thu nhập từ lãi và các khoản tương tự là chủ yếu, với tỷ trọng thu nhập luôn trên 70%. Song song đó, các hoạt động ngoài lãi dần được BIDV chú ý. Đặc biệt, BIDV đang hướng tới phát triển song song ngành bảo hiểm để coi đó như một nguồn thu nhập chính thứ 2 của mình.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập trong năm 2014, 2015 luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, cho thấy rằng ngân hàng đã có hiệu quả trọng việc sử dụng các tài sản của mình, gia tăng thu nhập và tối thiểu hóa chi phí.

Tỷ lệ dư nơ cho vay/tiền gửi dần được cải thiện, đã đạt trong khoảng từ 90% đến 100% trong ba năm 2014, 2015 và 2016. Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản trên 70% thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đã có bước cải thiện.

Lợi nhuận sau thuế của BIDV liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng rất cao. Trong các năm nghiên cứu, BIDV luôn là một trong những ngân hàng đạt được lợi nhuận sau thuế cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu LAR luôn trên mức 70% trong khi quy định của nhà nước được phép dao động trong khoảng 70%-80%. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đang đạt được mức hiệu suất sử dụng vốn cao, hoạt động cho vay của ngân hàng trên tổng tài sản đang đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

Hiệu quả quản lý của ngân hàng thông qua tỷ lệ chi phí/thu nhập nhỏ hơn 1 rất nhiều và ngày càng giảm cho thấy hiệu quả quản lý của BIDV ngày một tốt hơn, để tạo ra một đồng thu nhập thì chi phí ngân hàng bỏ ra càng ít hơn. Đồng thời, tốc


độ tăng của tổng chi phí rất nhỏ khi so với tốc độ tăng của tổng tài sản, cho thấy BIDV đã hoạt động rất hiệu quả khi sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh

Bốn là, an toàn hoạt động.

Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng đã đáp ứng được với quy định của Nhà nước khi đạt tỷ lệ trên 15% (quy định của Nhà nước là trên 10%) trong năm 2014, 2015 và 2016. Điều này cho thấy, ngân hàng trong những năm này đã đảm bảo tính thanh khoản, giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.

BIDV luôn có CAR đạt trên 9% từ trước năm 2010 đến nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ thanh khoản cũng luôn lớn hơn so với mức tối thiểu theo quy định của NHNN.Hiệu suất sử dụng vốn LAR (dư nợ cho vay/tổng tài sản) những năm gần đây có dấu hiệu tốt dần (trên 70%).

Năm là, chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng luôn là một trong nhân tố được BIDV quan tâm, chú ý trong quá trình hoạt động của mình. Nhờ những chính sách hợp lý, kịp thời đã giúp ngân hàng kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu của mình luôn dưới 3%, tỷ lệ nợ tốt thường trên 95%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn được BIDV kiểm soát tốt, thể hiện của thể vào năm 2018, tỷ lệ này chỉ dừng ở mức 1,69%. Đặc biệt các khoản nợ được khoanh và nợ chờ xử lý không còn xuất hiện từ năm 2009. Đây là một dấu hiệu rất tốt trong hiệu quản quản lý tín dụng của BIDV. Chất lượng tín dụng của BIDV đã được ngân hàng không ngừng cải thiện và đạt được những kết quả khả quan.

Sáu là, đa dạng sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường, kết hợp với đầu tư phát triển khoa học công nghệ.

Là một trong những NHTM đầu tiên, tiên phong của Việt nam trong việc đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong quá trình hoạt động, BIDV đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm, dịch vụ không chỉ tiện lợi khi sử dụng, mà còn đa dạng về tính năng. Các sản phẩm, dịch vụ cung ứng theo từng đối tượng, từng phạm vi đã giúp cho BIDV mở rộng được hoạt động của mình, giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ của ngân hàng.

Là một trong những ngân hàng đầu tư lớn vào phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, BIDV đã thành công khi đưa ra app BIDV Pay+ và dành được


giải thưởng danh giá của Việt Nam. Để gia tăng sự tiện dụng cho khách hàng khi sử dụng máy POS, BIDV đã đưa ra các gói dịch vụ hỗ trợ cho gần 40.000 đơn vị đang chấp nhận thẻ. Các dịch vụ có thể kể đến điển hình như: thanh toán Samsungpay, thanh toán thẻ Contactless, và thanh toán QR với ứng dụng BIDV Pay+. Bên cạnh đó, BIDV còn cung cấp cho khách hàng của mình gói kết hợp giữa hệ thống bán hàng và máy POS như: API, Webservice, Lan, RS232, kho dữ liệu,... Đặc biệt với trung tâm điều hành mạng xã hội đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2015 (SMCC), BIDV đã thành công trong việc kết nối với khách hàng.

Bảy là, hệ số tín nhiệm.

Mặc dù chỉ là một chỉ tiêu định tính, nhưng BIDV với nỗ lực của mình đã dần gia tăng được hệ số tín nhiệm của bản thân do Moody xếp hạng. Điều này sẽ là cơ sở để ngân hàng gia tăng uy tín của mình với đối thủ cạnh tranh, trong nền kinh tế, từ đó thu hút được thêm số lượng khách hàng về mình. Hệ số tín nhiệm sẽ là đòn bẩy để ngân hàng có thể gia tăng được các khoản thu nhập từ các hoạt động vốn có của mình, đồng thời giúp gia tăng được hoạt động phi tín dụng như: bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ,... Theo đó, thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng có thể được gia tăng trong tương lai.

Một số các nguyên nhân có ảnh hưởng để giúp BIDV có được các thành công trên, có thể kể đến như:

Trước tiên là chính sách thay đổi cơ cấu huy động vốn, sử dụng hợp lý, từ đó giúp giảm chi phí huy động vốn, góp phần ổn định được nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam khó khăn, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với suy giảm kinh tế, BIDV đã đưa ra chính sách thay đổi cơ cấu huy động vốn từ nghiêng về các tổ chức kinh tế sang nhóm cá nhân và các đối tượng khác. Việc chuyển đổi cơ cấu này được đánh giá là hợp lý khi nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân và các đối tượng khác còn rất lớn, các ngân hàng thương mại khác vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn này. Nhóm khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ này đã hỗ trợ BIDV có được khoản thu nhập ổn định vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, và hứa hẹn đem lại khoản thu nhập ổn định trong tương lai cho

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí