Câu Trắc Nghiệm Đối Chiếu Cặp Đôi (Matching Question)



Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.

Có thể khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh; chấm nhanh; kết quả chính xác.

Có thể được sử dụng để kiểm tra các kỹ năng nhận thức bậc cao.

Nhược điểm:

Tuy độ may rui thấp nhưng người trả lời vẫn có thể đoán mò.

Vì có nhiều phương án lựa chọn nên khó xây dựng được các câu hỏi có chất lượng cao.

Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, người soạn trắc nghiệm phải đầu tư nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo câu trắc nghiệm.

Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm đa lựa chọn:

Số lựa chọn nên từ 4 trở lên để xác suất may mắn chọn đúng là thấp.

Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp án đúng trước, vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên.

Muốn có được các mồi nhử hay thì ta nên chọn những câu Sai thường gặp của chính học sinh, không nên là những mồi nhử do người soạn trắc nghiệm tự nghĩ ra vì mồi nhử do người soạn trắc nghiệm nghĩ ra chưa chắc hấp dẫn được học sinh. Do đó có 4 bước phải làm khi soạn mồi nhử:

Bước 1:

Ra các câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để

học sinh tự viết câu trả lời.

Bước 2:

Thu các bản trả lời của học sinh, loại bỏ các câu trả lời Đúng, chỉ giữ lại các câu trả lời Sai.

Bước 3:

Thống kê phân loại các câu trả lời Sai và ghi tần số xuất hiện từng loại câu Sai.


Bước 4:

Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử.


2.4.3 Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (matching question)

Cấu trúc:

Gồm 3 phần

Phần chỉ dẫn cách trả lời.

Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, v.v…

Phần lựa chọn (cột 2): cũng gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, v.v…

Trong phần chỉ dẫn cần chỉ ra cho người làm trắc nghiệm biết cách ghép hai cột với nhau cho đúng, có ý nghĩa, hợp logic.

Ưu điểm:

Dễ xây dựng.

Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng lựa chọn.

Nhược điểm:

Chỉ chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết.

Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng.

Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi:

Không nên đặt số lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự đoán được sau khi biết một số trường hợp. Bên cạnh đó có thể dùng một lựa chọn đúng với hai hay nhiều câu hỏi.

Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thì giờ của học sinh.


2.4.4 Câu trắc nghiệm điền khuyết (filling question)

Cấu trúc:

Có 2 dạng:

Dạng 1: Gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn.

Dạng 2: Gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn.



Ưu điểm:

Dễ xây dựng.

Người trả lời không thể đoán mò.

Nhược điểm:

Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết, hiểu.

Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời.

Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết:

Nội dung của phần trả lời càng cô đọng càng tốt.

Nên soạn thảo các câu với phần để trống sao cho những từ điền vào là duy nhất đúng, không thể thay thế bằng bất kỳ từ nào khác.

Do những nhược điểm của câu trắc nghiệm loại đối chiếu cặp đôi và điền khuyết nên phần mềm này chỉ hỗ trợ quản lý câu trắc nghiệm loại đúng-sai và đa lựa chọn

2.5 Phân tích câu trắc nghiệm

Phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất cần thiết và rất hữu ích. Nó giúp chúng ta biết được:

Những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ.

Những câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém.

Lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn.

Một bài trắc nghiệm sau khi đã được sửa đổi lại trên căn bản của sự phân tích các câu trắc nghiệm có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích.

Chúng ta phải phân tích câu trắc nghiệm trên hai phương diện: độ phân cách,

độ khó.



2.5.1 Độ khó của câu trắc nghiệm (difficulty index)


2.5.1.1 Định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm

Khi bạn làm một bài trắc nghiệm, bạn thường thấy rằng bài trắc nghiệm đó dễ khi bạn biết giải đáp hầu hết các câu hỏi, ngược lại bài trắc nghiệm đó khó nếu bạn không biết giải đáp cho phần lớn các câu hỏi. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ thấy khó có thể giải thích được tại sao một số câu hỏi lại khó hơn một số câu hỏi khác. Các nhà đo lường giáo dục và tâm lý cũng gặp phải vấn đề khó khăn như vậy trong việc giải thích và định nghĩa tính chất khó hay dễ của các câu trắc nghiệm căn cứ vào đặc tính nội tại của chúng. Vì vậy, họ áp dụng lối định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm căn cứ vào số người trả lời đúng câu trắc nghiệm. Nếu tất cả mọi người đều lựa chọn câu giải đáp đúng, câu trắc nghiệm ấy được xem như là dễ. Nếu chỉ có một người trong một trăm người trả lời đúng câu trắc nghiệm thì câu trắc nghiệm ấy chắc chắn là quá khó.

2.5.1.2 Công thức tính độ khó

Độ khó câu trắc nghiệm được tính theo công thức[1]:


Độ khó câu i

= Số người trả lời đúng câu i Tổng số người làm bài trắc nghiệm


Thí dụ: Thí dụ một bài trắc nghiệm có 100.000 thí sinh làm bài, câu trắc nghiệm 1 có 75.000 thí sinh làm đúng thì độ khó của câu trắc nghiệm 1 là:

75000 / 100000 = 0.75


2.5.1.3 Độ khó vừa phải câu trắc nghiệm

Để có thể kết luận được một câu trắc nghiệm là dễ, khó, hay vừa sức học sinh, trước hết ta phải tính độ khó của câu trắc nghiệm ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu trắc nghiệm ấy:



Nếu độ khó của câu trắc nghiệm > Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy là dễ so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm.

Nếu độ khó của câu trắc nghiệm < Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy là khó so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm.

Nếu độ khó của câu trắc nghiệm xấp xỉ Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy vừa sức với trình độ học sinh làm trắc nghiệm.

2

Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm[1]:


Độ khó vừa phải

= 100% + % may rủi


Mỗi loại câu trắc nghiệm có tỉ lệ % may rủi khác nhau:


Loại câu trắc nghiệm

Tỉ lệ % may rủi

Câu Đúng-Sai

50%

Câu có 4 lựa chọn

25%

Câu có 5 lựa chọn

20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Xây dựng phần mềm quản lí ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học - 6

Bảng 6. Tương quan loại câu hỏi và tỉ lệ may rủi


Khi cần khảo sát năng lực học sinh trong một cuộc thi tuyển, chúng ta nên chọn đa số các câu có độ khó vừa phải, một ít câu từ khó đến rất khó và một ít câu dễ.

2.5.2 Độ phân cách của câu trắc nghiệm (discrimination index)


2.5.2.1 Định nghĩa độ phân cách của câu trắc nghiệm

Kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có khả năng phân cách cao.

Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt

được học sinh giỏi với học sinh kém. Vì vậy, một bài trắc nghiệm gồm toàn



những câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao.

2.5.2.2 Các phương pháp tính độ phân cách

2.5.2.2.1 Phương pháp đơn giản theo lối thủ công

Sau khi đã chấm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta có thể thực hiện các bước sau để biết được độ phân cách của một câu trắc nghiệm[3]:

Bước 1:

Xếp đặt các bài làm của học sinh (đã chấm, cộng điểm) theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp.

Bước 2:

Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có điểm số từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm số từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP.

Bước 3:

Tính tỉ lệ phần trăm học sinh làm đúng câu trắc nghiệm riêng cho từng nhóm bằng cách đếm số người làm đúng trong mỗi nhóm và chia cho số người của nhóm (số người mỗi nhóm = 27% tổng số bài)

Bước 4:

Tính độ phân cách (D) theo công thức:


D =

Tỉ lệ % nhóm cao làm

đúng câu trắc nghiệm

_

Tỉ lệ % nhóm thấp làm

đúng câu trắc nghiệm


Thí dụ: Bài trắc nghiệm môn Cầu lông có 28 câu do các bạn sinh viên năm thứ III Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh năm học 2003-2004 soạn, được đem khảo sát ở một lớp sinh viên Giáo dục thể chất ở một địa phương khác, thu được kết quả như sau:

Số bài trắc nghiệm thu được : 42 bài

Điểm cao nhất = 22


Điểm thấp nhất = 08

Tính số người trong mỗi nhóm = 42 * 27% = 11. Nhóm CAO được chọn từ bài có điểm là 22 trở xuống cho đến khi đủ 11 bài. Nhóm THẤP được chọn từ bài có điểm thấp nhất là 08 điểm trở lên cho đến khi đủ số 11 bài.

Tiếp theo là công việc của bước 3: Hãy lập bảng tỉ lệ % làm đúng các câu 1, 28, 17,13, 27 của nhóm cao và nhóm thấp.

BẢNG TỈ LỆ % LÀM ĐÚNG


Câu

Nhóm cao

Nhóm thấp

Độ phân cách D

1

10 người

(90.9%)

7 người

(63.6%)

D = 90.9% - 63.6% = 27.3% (=

0.27)

28

5 người

(45.4%)

5 người

(45.4%)

D = 45.4% - 45.4% = 0% (= 0.00)

17

3 người

(27.2%)

4 người

(36.3%)

D = 27.2% - 36.3% = - 9.1% (= -

0.09)

13

11người

(100%)

9 người

(81.8%)

D = 100% - 81.8% = 18.2% (=0.18)

27

5 người

(45.4%)

2 người

(18.1%)

D = 45.4% - 18.1% = 27.3% (=

0.27)

Bảng 7. Bảng ti lệ phần trăm làm đúng

2.5.2.2.2 Công thức tương quan điểm nhị phân (point biserial correlation)

Tính độ phân cách câu trắc nghiệm theo công thức tương quan điểm nhị




phân[1]:

Trong đó:

D : Độ phân cách của câu trắc nghiệm

D =N XY - X Y

[N X2 - ( X)2 ][N Y2 - ( Y)2]

N : Số bài làm (Số thí sinh dự thi)


X : Điểm số câu trắc nghiệm của mỗi thí sinh (X = 0 hoặc X = 1)

Y : Tổng điểm bài làm của mỗi thí sinh

Thí dụ: Ta có tổng điểm (Y) và điểm số (X) về một câu trắc nghiệm của 16 thí sinh, như ở cột 2 và 3 trong bảng tính toán dưới đây:

Thí sinh

Tổng điểm (Y)

Điểm (X)

X2

Y2

XY

1

101

0

0

10201

0

2

102

0

0

12544

0

3

95

0

0

9025

0

4

120

0

0

14400

0

5

113

0

0

12769

0

6

91

0

0

8281

0

7

117

0

0

13689

0

8

105

0

0

11025

0

9

117

1

1

13689

117

10

105

1

1

11025

105

11

118

1

1

13924

118

12

100

1

1

10000

100

13

98

1

1

9604

98

14

122

1

1

14884

122

15

97

1

1

9409

97

16

111

1

1

12321

111

Tổng

1712

8

8

184630

868

Bảng 8. Điểm bài làm và điểm câu trắc nghiệm

Với các dữ kiện trong bảng trên, thế số vào công thức tương quan điểm nhị phân:


D =N XY - X Y

[N X2 - ( X)2 ][N Y2 - ( Y)2]


= 16 x 868 – 8 x 1712=0.16

[16 x 8 - 82 ][16 x 184630 -17122 ]

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí