Khái Niệm Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại


Generalized Least Squares (FGLS) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD NHTM của các NHTM Việt Nam.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM và thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam.


1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI


Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và Gợi ý các chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


2.1 RỦI RO TÍN DỤNG


2.1.1 Khái niệm


Có nhiều khái niệm khác nhau về RRTD: Theo Timothy W. Koch (1995): RRTD là sự rủi ro tiềm ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

Theo Thomas P. Fitch (1997): “RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Theo Ủy ban giám sát Basel (BCBS), RRTD là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận. RRTD còn được gọi là rủi ro vỡ nợ, phát sinh từ việc không chắc chắn liên quan đến việc không hoàn trả các khoản nợ từ phía khách hàng cho ngân hàng.

RRTD có thể đo lường bằng 2 cách: khả năng vỡ nợ của đối tác trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và số tiền mà ngân hàng mất đi khi vỡ nợ xảy ra. Vỡ nợ thường xuyên xảy ra bởi vì sự mất mát trong thu nhập và kinh doanh thất bại của khách hàng. Nhưng nhiều khi đối tác cũng cố ý không trả nợ khi họ vẫn có có thu nhập đầy đủ. RRTD cũng có thể bắt nguồn từ sự suy giảm giá trị tài sản, sự suy thoái trong danh mục đầu tư hoặc chất lượng tín dụng cá nhân bị suy giảm.

Tại Việt Nam theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng: “RRTD trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết


Từ các quan điểm tác giả cho rằng: RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên mọi hoạt động tín dụng và RRTD đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả ngân hàng đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu thì RRTD xuất hiện có thể dẫn đến các rủi ro khác gây nên hậu quả nghiêm trọng và phá vỡ tính cân đối và ổn định của NHTM.


2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng


Theo Ghosh (2012), có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, bao gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong ngân hàng. Các nguyên nhân phổ biến từ phía NHTM có thể kể đến như: quyết định tín dụng quá dễ dàng, quản trị tín dụng kém hiệu quả, những sự kiện bất ngờ không lường trước được, và sự ngoan cố không trả nợ xuất phát từ phía khách hàng. Các yếu tố bên ngoài bắt nguồn từ sự suy yếu của kinh tế vĩ mô, tình trạng xấu đi của các điều kiện kinh tế và sự phát triển kém của thị trường bên ngoài. Mối quan hệ nghịch chiều từ điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến người đi vay, khi nó làm suy giảm nguồn thu nhập tăng khả năng không trả được nợ của họ. Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của chính sách tài khóa, cung tiền, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hạn chế thương mại, hoặc sự biến đổi của thị trường tài chính cũng sẽ ảnh hưởng đến danh mục tín dụng của ngân hàng.

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng có thể dẫn tới suy thoái kinh tế, trong suốt thời kỳ khủng hoảng, hoạt động nền kinh tế bị chậm lại, khối lượng sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, cầu về hàng hóa dịch vụ thấp hơn. Sự biến động của thị trường cũng làm ảnh hưởng đến suy giảm giá trị danh mục tín dụng của ngân hàng. Ngược lại trong thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế, số lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa dịch vụ cao hơn, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, người đi vay sẽ dễ dàng trả nợ cho ngân hàng và rủi ro vỡ nợ giảm xuống. Trong thời kỳ suy thoái, RRTD tăng lên và trong thời kỳ bùng nổ RRTD giảm đi.

Những yếu tố nội bộ từ phía người đi vay và việc kinh doanh của họ là những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Các yếu tố như rủi ro kinh doanh, quản


trị tài chính, hạn chế về quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, quản lý hàng tồn kho kém là một trong những yếu tố phổ biến là suy giảm hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, làm suy giảm trong thu nhập của người đi vay, tăng xác xuất vỡ nợ .

Bên cạnh đó sự thiếu trung thực, thái độ phi đạo đức của người đi vay cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra RRTD.

Như vậy, nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong, từ phía người đi vay tác động đến RRTD. Ngoài ra các nguyên nhân như hiệu quả của hệ thống pháp luật, môi trường kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng.

Các chỉ tiêu để đo lường RRTD là:


Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Dư nợ tín dụng

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đo lường RRTD của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn. Nguy cơ khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng rất lớn, ngân hàng có thể mất vốn, suy giảm doanh thu và lợi nhuận.

Dự phòng RRTD

Là khoản chi phí dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng theo cam kết. Dự phòng RRTD được hoạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Trích lập dự phòng là phương thức kiểm soát tổn thất tín dụng, phát hiện và bù đắp RRTD. RRTD cao sẽ dẫn đến dự phòng RRTD cao.


2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại


Có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh (HQKD) của NHTM. Theo Farrell (1957), hiệu quả là một phạm trù được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra trong điều kiện chi phí đầu vào cho trước, hay nói cách khác hiệu quả chính là những lợi ích mang lại từ hoạt động cụ thể.


Hiệu quả đó là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra. Khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, có thể dựa vào hai chỉ tiêu đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

- Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cách đánh giá này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này khó có thể so sánh được với các doanh nghiệp có thể cùng quy mô nhưng chiến lược kinh doanh hay đầu tư theo hướng dài hạn, chưa thể hiện chính xác tuyệt đối trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ so sánh hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức.

- Hiệu quả kinh doanh tương đối: được đánh giá dựa trên tỷ lệ so sánh giữa kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào. Một cách đơn giản, đối với trường hợp doanh nghiệp so sánh các yếu tố đầu vào và đầu ra, hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định như sau: Efficiency = output/ input hoặc Efficiency = input/ output. Cách đánh giá này thuận tiện hơn khi so sánh giữa các tổ chức có quy mô khác nhau, các không gian khác nhau, cũng như qua những thời kỳ khác nhau.

Đối với NHTM, đây là một định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu (Perter S.Rose, 2014), nhưng xét về bản chất là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy, việc đánh giá HQKD của NHTM cũng dựa trên những nền tảng lý thuyết như đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, đồng thời cần xem xét đến tính chất đặc thù của NHTM.

Xét theo nghĩa hẹp, quan điểm về hiệu quả kinh doanh của NHTM chính là khả năng tạo ra lợi nhuận, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho các hoạt động của Ngân hàng theo quỹ đạo nhất định, hạn chế rủi ro.

Xét theo nghĩa rộng hiệu quả kinh doanh không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà lợi nhuận đạt được từ cấu trúc tài sản nợ và tài sản có hợp lý, xu hướng tăng trưởng lợi nhuận ổn định, và hiệu quả hoạt động của các NHTM Đài Loan, Chang và cộng sự (2010) cũng nêu rằng hiệu quả thể hiện khả năng quản lý để kiểm soát chi phí và sử dụng nguồn lực để tạo ra đầu ra.


NHTM sử dụng các nguồn lực như: lao động, cơ sở vật chất , nguồn tài chính cho các hoạt động chính: nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư. Đây là căn cứ để xác định mức độ hiệu quả và yếu tố tác động đến hiệu quả của NHTM.

Tương tự như vậy, trong nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, một số tác giả theo cách tiếp cận sản xuất với quan điểm ngân hàng như là đơn vị sản xuất (Benston, 1965; Ferrier et al, 1990; sShaffnit et al, 1997; Zenios et al, 1999), một số tác giả theo cách tiếp cận trung gian, ngân hàng như các trung gian tài chính (Sealey và Lindley, 1977; Maudos và Pastor, 2003;. Casu et al, 2003), và một số khác theo cách tiếp cận hiện đại cho rằng ngân hàng đóng cả hai vai trò (Frexias và Rochet, 1997; Denizer et al, 2000;. Athanassopoulos và Giokas, 2000). Theo các cách tiếp cận này, hiệu quả của ngân hàng bao gồm hiệu quả hoạt động và hiệu quả trung gian tài chính.

Cách tiếp cận sản xuất (Benston, 1965): Các NHTM cũng được xem như là các nhà cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các đầu vào thiết lập theo cách tiếp cận này bao gồm các yếu tố có trạng thái vật lý (ví dụ: lao động, vật liệu, không gian hoặc các thông tin hệ thống,... ) hoặc các chi phí liên quan. Theo cách tiếp cận này, chỉ có đầu vào có trạng thái vật lý là cần thiết để thực hiện giao dịch, dữ liệu về quá trình tài chính hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn và tư vấn cho khách hàng. Chi phí lãi vay được loại trừ khỏi cách tiếp cận này với lý do chỉ có quá trình hoạt động vật lý là có liên quan. Các đầu ra theo cách tiếp cận này thể hiện cho các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và được đo lường tốt nhất bởi số lượng và loại giao dịch, số lượng văn bản xử lý được hoặc các dịch vụ chuyên cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp không có số liệu lưu lượng giao dịch chi tiết, chúng được thay thế bằng các dữ liệu về số lượng các tài khoản tiền gửi và cho vay như là một thay thế cho các mức độ dịch vụ được cung cấp. Cách tiếp cận này đã chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng cụ thể.

Cách tiếp cận trung gian (Sealey và Lindley, 1977): Các lý thuyết kinh tế vĩ mô truyền thống cho rằng ngân hàng và công ty chỉ khác nhau ở đặc điểm hoạt động. Các NHTM được xem như trung gian chuyển vốn giữa người tiết kiệm và đầu tư. Các NHTM sản xuất dịch vụ trung gian tài chính thông qua việc huy động vốn từ nền kinh tế và các khoản huy động để đầu tư vào các tài sản sinh lãi như các khoản vay, chứng


khoán và các khoản đầu tư khác. Cách tiếp cận này bao gồm cả chi phí hoạt động và lãi suất là yếu tố đầu vào, trong khi các khoản vay và tài sản lớn khác được tính là kết quả đầu ra. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về phương pháp này trong việc xác định tiền gửi phải được coi là đầu vào hay đầu ra.

Theo Elyasiani và Mehdian (1990a, 1990b) và Mester (1987), đầu ra trong hoạt động trung gian tài chính của ngân hàng là tài sản của các ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, vốn, lao động và được xem như là yếu tố đầu vào. Khoản mục quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi, nó phụ thuộc vào lượng cho vay. Do đó, khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Nếu vốn cho vay của ngân hàng được xem như là một sản phẩm thì giá sản phẩm là lãi suất cho vay. Ngoài ra, nguồn vốn đi vay của ngân hàng là các khoản tiền gửi của các chủ sở hữu vốn. Do đó, tiền gửi có thể được xem như là đầu vào để tạo ra các khoản vay như một sản phẩm trong giai đoạn sản xuất.

Cách tiếp cận hiện đại (Frexias và Rochet, 1997) cải tiến hơn hai phương pháp trên khi kết hợp một số hoạt động cụ thể của ngân hàng vào các lý thuyết cổ điển. Nghiên cứu về việc xác định các đầu ra trong hoạt động của NHTM đã hình thành nên một số phương pháp tiếp cận hiện đại như: tiếp cận theo tài sản, tiếp cận theo chi phí sử dụng, tiếp cận theo giá trị gia tăng, tiếp cận theo phương diện hoạt động... .

(i) Tiếp cận theo tài sản (Sealy & Lindley, 1977) tập trung hoàn toàn vào vai trò trung gian tài chính của NHTM giữa người gửi tiền và người sử dụng tài sản cuối cùng của ngân hàng. Tiền gửi và các khoản nợ khác, cùng với nguồn lực thực tế (lao động, vốn... ) được xác định là yếu tố đầu vào, trong khi các thiết lập đầu ra chỉ bao gồm các tài sản của ngân hàng như cho vay, cụ thể là các khoản cho vay.

(ii) Tiếp cận theo chi phí sử dụng (Hancock, 1985) xác định sản phẩm tài chính là đầu vào hay đầu ra dựa trên cơ sở mức độ đóng góp của vào doanh thu ròng của ngân hàng. Nếu lợi nhuận tài chính trên một tài sản lớn hơn chi phí cơ hội của vốn, hoặc nếu các chi phí tài chính của các khoản nợ phải trả ít hơn chi phí cơ hội thì được coi là kết quả đầu ra; ngược lại là yếu tố đầu vào.


(iii) Tiếp cận giá trị gia tăng (Berger, Hanweck & Humphrey, 1987) cho rằng các số liệu trên bảng cân đối kế toán (tài sản hoặc nợ phải trả) như là đầu ra, đóng góp vào giá trị gia tăng của ngân hàng. Theo cách tiếp cận này, các hạng mục chính của các khoản tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn) và cho vay (cho vay khách hàng, cho vay các TCTD khác, tiền gửi tại các TCTD khác) là kết quả đầu ra vì chúng thể hiện giá trị gia tăng của ngân hàng.

(iv) Tiếp cận hoạt động (hoặc tiếp cận dựa trên thu nhập) (Leightner và Lovell, 1998): Ngân hàng là đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo thu nhập từ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh. Nêu định nghĩa đầu ra của ngân hàng là tổng doanh thu (từ lãi vay hoặc từ các hình thức cung cấp dịch vụ phi lãi suất khác) và các đầu vào như tổng chi phí (lãi suất và chi phí hoạt động).

Từ các cách tiếp cận trên, có thể khái quát khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các yếu tố khác trong các hoạt động trung gian tài chính và sản xuất kinh doanh của bản thân NHTM như huy động vốn, cho vay, đầu tư và dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa. Hiệu quả kinh doanh của NHTM được đo lường bằng cách so sánh với đường biên sản xuất của nó.

Nguyễn Việt Hùng (2008), cho rằng trong hoạt động của NHTM, hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:

- Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.

- Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.

Trương Quang Thông (2011), cho rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được xem là kết quả lợi nhuận do hoạt động ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định.

Tóm lại, theo quan điểm của tác giả về hiệu quả kinh doanh của các NHTM rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả có thể được xét theo những khía cạnh khác nhau. Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh của các NHTM sẽ được nghiên cứu dưới khía cạnh kết quả lợi nhuận hay khả năng sinh lời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022