của các ngân hàng trong điều kiện đảm bảo hoạt động NHTM được ổn định và hạn chế rủi ro, mà chủ yếu xem xét trong mối quan hệ tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Quan điểm về hiệu quả nêu trên đã được tác giả sử dụng để nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Kết quả nghiên cứu của Naser A.Y. Tabari và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được đo lường bởi: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
Theo Fredrick Mwaura Mwangi (2014), để đo lường hiệu quả của NHTM, có một số chỉ số thường được sử dụng như: ROA, ROE và NIM. Theo Murthy and Sree (2003), ROE là chỉ số tài chính chỉ ra được mức lợi nhuận thu về được so với tổng vốn chủ sở hữu thể hiện trên bảng cân đối kế toán. ROA là chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (Khrawish, 2011).
Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi nhuận được dùng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM, hai tỷ số cơ bản thường được sử dụng là ROA và ROE (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Khái Niệm Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Kết Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rrtd
- Tổng Kết Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Rrtd Đến Hqkd Của Nhtm
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rrtd
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
ROE được tính theo công thức: ROE
ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Bản chất chỉ số này phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư.
Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA)
ROA là chỉ số đo lường khả năng các NHTM quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. Tương tự ROE, ROA được tính theo công thức:
ROA
Trong đó, số liệu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản hay tổng vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, người ta thường dùng các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận ngoài ROE, ROA như đã đề cập bên trên còn có:
- Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin): là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi chia cho tài sản sinh lãi. Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM – Non Interest Margin): là tỷ lệ đo lường mức chênh lệch giữa thu dịch vụ (thu ngoài lãi) với các chi phí ngoài lãi (lương, chi phí tổn thất tín dụng, chi phí bảo hành thiết bị,…)
Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM - Net Profit Margin): phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng thu từ hoạt động.
- Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share): được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng số cổ phiếu thường phát hành.
- Tỷ lệ tài sản sinh lời: cho thấy tỷ lệ phần trăm của tài sản sinh lời trong tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán.
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
RRTD dẫn đến phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng mà xuất phát từ mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, vì vậy lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng càng cao thì ngân hàng đã chấp nhận đối mặt với RRTD càng lớn và nguy cơ phát sinh nợ xấu càng cao. RRTD phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NHTM và môi trường kinh tế, từ đó sẽ gây nên những tác động nghịch chiều đối với nền kinh tế và cũng là nguyên nhân suy giảm hệ thống tài chính quốc gia từ đó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường hoạt động của các mặt hoạt động kinh doanh nói chung và HQKD nói riêng của NHTM.
Như đã phân tích ở mục 2.2, HQKD của NHTM được hiểu như là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự ổn định và xu hướng phát triển của NHTM. Một NHTM kinh doanh có hiệu quả không chỉ đơn thuần gia tăng lợi nhuận mà còn phải xem xét NHTM xu hướng phát triển và phải đảm bảo an toàn cho các hoạt động chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất, sự phát triển NHTM ổn định, không tạo nên bất kỳ bất ổn hay rủi ro cho sự phát triển của hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy khi bàn về tác động của RRTD đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM chúng ta cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, tác động RRTD đối với kinh doanh ngân hàng, hệ thống ngân hàng, và môi trường kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau:
2.3.1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại:
RRTD là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, vì tín dụng là nghiệp vụ tạo nên thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Khi RRTD xảy ra, tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngân hàng không thu được vốn và lãi đúng hạn dẫn đến tình hình kinh doanh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, không thu hồi được và việc sử dụng vốn không hiệu quả.
Khi phát sinh RRTD, nợ xấu tăng dẫn đến doanh thu thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không thua lỗ thì do nợ xấu phát sinh, các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể: bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các
khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Nicolae Petria (2013), RRTD sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của ngân hàng (được đo lường thông qua chỉ số ROE, ROA). Việc trích lập các khoản dự phòng RRTD sẽ làm chi phí của ngân hàng gia tăng, từ đó lợi nhuận của ngân hàng suy giảm, điều này có tác động trực tiếp và làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014).
2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD.
Đây là tác động nghiêm trọng nhất của RRTD. Do không thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm kéo dài quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các khoản tiền gửi, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dẫn đến nguy cơ phá sản của các NHTM. Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, nếu nợ xấu ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng thua lỗ liên tục, thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là khó tránh khỏi (Mark Swinburne và cộng sự, 2007).
Như vậy, khi RRTD xảy ra sẽ dẫn đến các rủi ro khác từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của các NHTM, cũng như HQKD.
2.3.3. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
RRTD không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM mà còn tác động xấu đến nền kinh tế, điều này thể hiện qua việc nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Hiệu ứng rút tiền ồ ạt có thể sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động ngân hàng mang lại tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ, sẽ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng khác, từ đó gây ra sự mất ổn định cho toàn hệ thống ngân hàng và làm suy yếu
hệ thống tài chính quốc gia. Mức độ rủi ro tín dụng cao có thể áp đặt các rủi ro hệ thống trên hệ thống ngân hàng mà sau đó dẫn vào làm tổn hại đến các điều kiện kinh tế chung của một quốc gia (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015)
RRTD có thể dẫn đến nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu của các chủ thể nền kinh tế là rất lớn dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, lãng phí cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Nợ xấu gia tăng dẫn đến ngân hàng có thể bị phá sản, từ đó sẽ tạo hiệu ứng lan truyền, suy giảm hệ thống tài chính và to lớn hơn là khủng hoảng tài chính.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao thể hiện sự yếu kém trong hiệu quả kinh doanh của NHTM, gây ra thiếu tin tưởng của công chúng vào NHTM, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư thấp, dẫn đến tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đồng thời làm cho tăng trưởng có xu hướng lệ thuộc vào nước ngoài, làm cho nợ nước ngoài tăng.
Như vậy RRTD xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế bởi vì hệ thống ngân hàng là kênh thu hút và cung cấp vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Hơn nữa, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng nghịch chiều đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia. Như vậy, khi RRTD xảy ra, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà còn gây tác động to lớn về mặt xã hội. Ngân hàng Trung ương tại thời điểm này cần có những động thái điều tiết chính sách tiền tệ thông qua các công cụ vĩ mô, tín dụng qua hệ thống NHTM và lãi suất là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của quốc gia sẽ có tác động đến thay đổi cũng như điều chỉnh chính sách tín dụng, chính sách quản trị để giúp NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn.
2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để có đạt được mục tiêu nghiên cứu đo lường tác động của RRTD đến HQKD của NHTM thì trước hết tác giả cần phải đánh giá được các yếu tố nào ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng và tiếp theo nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.
2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM
Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM. Các yếu tố vĩ mô được xem xét trong các nghiên cứu:
Rajan & Dhal (2003), phân tích nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm.
Fofack (2005), nghiên cứu RRTD, tỷ lệ nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara trong năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu.
Berge và Boye (2007), nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005, kết luận rằng các khoản cho vay có vấn đề có liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp.
Ali và Daly (2010), sử dụng phương pháp phân tích so sánh để điều tra các biến kinh tế vĩ mô quan trọng đối với hai nước Úc và Mỹ. Họ cũng nghiên cứu các tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ vỡ nợ ở cả hai nước. Kết quả cho thấy rằng với cùng một yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tác động khác nhau đến tỷ lệ vỡ nợ của 2 nước, mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của những cú sốc kinh tế vĩ mô.
Festic et al. (2011), nghiên cứu một dữ liệu bảng cho 5 nước thành viên mới của EU (Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa tỷ lệ của các khoản nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính, và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm trong việc xử lý nợ xấu.
Kester Guy và Shane Lowe (2011), nghiên cứu về nợ xấu và sự bền vững ngân hàng tại Barbados từ 1996 – 2010. Tăng trưởng GDP với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu. Khi lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu; phát hiện thấy lãi suất có tác động nghịch chiều liên quan đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng và mở rộng tín dụng, lãi suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di chuyển lên cùng lúc.
Bofondi, Marcello và Tiziano Ropele (2011), nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến chất lượng các khoản vay đối với hộ gia đình và doanh nghiệp tại ngân hàng ở Italy từ 1990-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP và cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất.
Castro (2013), xem xét mối liên hệ giữa phát triển kinh tế vĩ mô và RRTD với mẫu nghiên cứu là 5 ngân hàng châu Âu (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý). Kết quả chỉ ra rằng RRTD ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tăng trưởng GDP, chỉ số giá nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá hối đoái thực, và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.
Andriani, Wiryono (2015) tìm các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ năm 2002 đến năm 2013 của các ngân hàng Indonesia. Sử dụng biến nợ xấu để đại diện cho rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến trong nội tại ngân hàng đến đến rủi ro tín dụng. Phương pháp ước lượng GLS được cho là hợp lý hơn phương pháp OLS với những thay đổi trong phương sai phần dư.
Mặt khác, cũng có rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra một số đặc điểm trong ngân hàng cũng có liên quan đến các khoản cho vay có vấn đề. Tại Ấn Độ, Rajaraman et al. (1999) đã kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu giới hạn trong một năm (1996- 1997) và sử dụng các biến vĩ mô để giải thích các khoản vay có vấn đề, đây là một hạn chế của mô hình. Bởi vì, các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản vay có vấn đề là kết quả của cả kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố kinh tế vi mô. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người đi vay sẽ giảm, kết quả là họ sẽ khó trả nợ hơn, qua đó có thể phát sinh nhiều khoản vay có vấn đề. Đồng thời, các yếu tố trong nội bộ ngân hàng, chẳng hạn như hiệu quả hoạt
động thấp và việc mở rộng quá nhiều chi nhánh cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của các khoản vay có vấn đề.
Khemraj & Pasha (2009), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nợ xấu ở Guyana 1994-2004, kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến nợ xấu, tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với các nợ xấu, sự cải thiện trong nền kinh tế sẽ làm nợ xấu thấp hơn. Các ngân hàng tính lãi suất tương đối cao hơn và cho vay quá mức có thể sẽ phải chịu nợ xấu cao hơn, một ngân hàng tăng lãi suất điều này có thể tăng nợ xấu.
Sau khi lược khảo một số các nghiên cứu trước, có thể nhận thấy rằng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD, hầu hết các nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu. Salas và Saurina (2002), đã kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô để nghiên cứu sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985- 1997. Kết luận yếu tố nội tại của ngân hàng có thể sử dụng như là chỉ số cảnh báo sớm cho những thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu trong tương lai. Kết quả cho thấy ngân hàng có quy mô lớn hơn sẽ có nợ xấu ít hơn, tăng trưởng tín dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hơn. Ngoài ra, còn phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu.
Boudriga et al. (2009), nghiên cứu các yếu tố từ phía ngân hàng, môi trường kinh doanh và môi trường thể chế của 46 ngân hàng tại 12 Quốc gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi: trong giai đoạn 2002-2006. Kết quả cho thấy sự tham gia của nước ngoài đến từ các nước phát triển sẽ làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng quốc doanh gặp nợ xấu cao hơn. Quy mô vốn lớn thì nợ xấu lớn, tăng trưởng tín dụng cao thì giảm nợ xấu. Trong môi trường kinh doanh chất lượng thông tin được chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng tỷ lệ nghịch với nợ xấu, tăng cường chất lượng của môi trường thể chế sẽ làm giảm nợ xấu.
Zribi và Boujelbène (2011), xem xét cả hai biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát RRTD. Sử dụng dữ liệu bảng cho 10 NHTM Tunisia trong giai đoạn 1995-2008. Kết luận rằng các yếu tố quyết định chính đến RRTD của các ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận và các chỉ số