Phạm Vi Thị Trường, Cơ Cấu Mặt Hàng Ngày Càng Mở Rộng


đáp ứng. Hiện tại, Việt Nam vẫn nhập khẩu một số lượng lớn hàng nông sản như mủ cao su, hạt điều thô, hải sản, gia súc…về chế biến tại Việt Nam. Nếu hàng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam quá khó khăn do các thủ tục hải quan và thuế suất cao, thì phía Campuchia cũng sẽ áp dụng những thủ tục tương tự gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần chuyển hướng, tính toán tranh thủ đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến nông lâm, thủy hải sản tại Campuchia để vừa có thể bán được các dịch vụ tăng năng suất (như giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi trồng…) và sau đó tận dụng cơ hội xuất khẩu sang nước thứ ba theo quy chế WTO thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rộng đường làm ăn hơn.

Năm 2010, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp cao su nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với hơn 68 triệu tấn, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ 2009. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Campuchia trung bình từ đầu năm 2007 đến nay trung bình ở mức 230 USD/m3-DAF, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2009 khoảng 10%. Nhìn chung, giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Campuchia từ đầu năm 2010 đến nay vẫn ổn định trong khoảng 220-240 USD/m3 – DAF. Đây là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn với giá khá ổn định. Hiện nay đã có những Công ty cao su thuê đất của Lào và Campuchia để trồng cây cao su lấy mủ cũng như gỗ nguyên liệu. Trong thời gian tới, đây sẽ là nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ từ gỗ cao su.[23,31]

Trong khi đó các sản phẩm chất dẻo là mặt hàng xuất khẩu chiến tỷ trọng lớn của Việt Nam sang Campuchia, tận dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có kết hợp với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Campuchia các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đầu tư vào dòng các sản phẩm liên quan đến chất dẻo và xuất khẩu ngược trở lại Campuchia. Năm 2010 đánh dấu bước đột phá của


việc xuất khẩu dòng sản phẩm này, kim ngạch đạt 68 triệu USD đứng thứ 2 trong top 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia (chỉ sau dệt may), chiếm tỷ trọng 25% trên tổng số mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia.

Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khá đa dạng, phong phú. Từ những mặt hàng nông lâm thủy sản, đến các hàng hóa tiêu dùng, các sản phẩm chế biến, thực phẩm và đặc biệt là một số mặt hàng công nghiệp. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất. Đặc biệt trong đó Việt Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng sang Campuchia. Thể hiện ở số liệu xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm số lớn như sắt thép và các sản phẩm hàng tiêu dùng như mỳ ăn liền, xe đạp, dệt may… Những mặt hàng này là những mặt hàng trong nước đang được thúc đẩy phát triển sản xuất để dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2020. Do nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tâm lý nên các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng được chấp nhận tại Campuchia, đây là một lợi thế không nhỏ cho hàng hóa Việt Nam có thể đi sâu và chiếm lĩnh thị trường Campuchia.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chiếm hơn 20% kim ngạch nhập khẩu của Campuchia, Việt Nam là nước bạn xuất khẩu lớn thứ ba sang Campuchia sau khi Thái Lan và Tung Quốc.

Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Campuchia tăng lên qua các năm: năm 2000 đạt 178.9 triệu USD và tăng gần 16 lần sau 10 năm đạt 2819,2 triệu USD vào năm 2011. Nếu so với các nước Việt Nam xuất khẩu thì chúng ta thấy rằng Việt Nam xuất siêu sang Campuchia.

2.3.1.2 Phạm vi thị trường, cơ cấu mặt hàng ngày càng mở rộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Do nhận thức rò vị trí chiến lược của khu vực biên giới nói chung và vị


Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 10

trí các cửa khẩu nói riêng, đồng thời xuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, biện pháp để củng cố các tuyến biên giới thành các trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng vững mạnh, trong đó hoạt động thương mại đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động thương mại tại các cửa khẩu biên giới Tây Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, Việt Nam đang dần dần có được một số lợi thế về mặt hàng xuất khẩu có chất lượng có khả năng cạnh tranh trên thị trường Campuchia . Việt Nam đã lợi dụng được lợi thế thị trường gần, nhu cầu tiêu dùng không đòi hỏi khắt khe, nhiều sản phẩm như mỳ ăn liền, rau quả, sản phẩm nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, gạo, thủy sản... đã có sức cạnh tranh cao so với các mặt hàng cùng loại của Thái Lan và Trung Quốc. Phía Campuchia đã có nhiều đề nghị, yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng các nhà máy tại Campuchia.

Thứ hai, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh dọc biên giới. Hệ thống các cửa khẩu hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút trao đổi hàng hóa sản phẩm từ các thị trường nguồn trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần khởi động tiềm năng chưa khai thác hết của tuyến biên giới.

Thứ ba, từng bước thực hiện có kết quả các chính sách xã hội ở khu vực biên giới như xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, khôi phục các ngành nghề truyền thống, giao lưu văn hóa phát triển du lịch... Qua đó làm cho cuộc sống của dân cư hai phía ngày càng được nâng cao, hệ thống hạ tầng cơ sở được cải thiện.


Thứ tư, bảo đảm vững chắc an ninh chính trị tại khu vực biên giới, chống lại các âm mưu phá hoại của kẻ địch.

2.3.2 Những hạn chế

2.3.2.1 Giá trị thương mại hai chiều còn tương đối thấp so với tiềm năng của hai nước

Việt Nam chưa tạo được một chỗ đứng thương mại vững chắc, tương xứng với thế và lực của ta và tiềm năng của thị trường Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia còn nhỏ bé, năm 2011 đạt gần 3 tỷ USD nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 203,6 tỷ USD thì còn rất khiếm tốn. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho tầng lớp có thu nhập trung bình của Campuchia, trong khi sức mua của tầng lớp “giàu có” là rất lớn thì Việt Nam lại chưa tiếp cận được. [28]

Về mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Campuchia còn có hạn chế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, quản lý xuất nhập khẩu. Việt Nam không chú ý xây dựng thương hiệu tại thị trường này, trong khi người Campuchia rất quan tâm đến vấn đề mẫu mã, thương hiệu và hàng hoá của các nước như Thái Lan hay Singapore khi tràn qua Campuchia thường đi đôi với những chương trình quảng bá sản phẩm rầm rộ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng đến thị trường Campuchia nhưng không hề theo dòi việc phân phối, đối tượng tiêu thụ…xảy ra như thế nào. Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Việt Nam vẫn còn ẩn danh dưới nhãn hiệu của các nhà sản xuất nước khác, và ngược lại, nhiều hàng giả gắn mác Việt Nam bán ở Campuchia cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt Nam.

2.3.2.2 Cở hạ tầng dành cho thương mại hai nước còn thiếu và yếu

- Cơ sở vật chất dành cho xuất nhập khẩu của Campuchia như cửa khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại nhìn chung còn thấp kém, lạc hậu.


Tại nhiều cửa khẩu, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hoá và khu dịch vụ xuất nhập khẩu chưa được xây dựng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, các chợ biên giới nếu có thì vẫn còn rất sơ sài, tạm bợ

- Quy mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ không ổn định.

- Về hình thức xuất khẩu: hoạt động của hệ thống cơ sở bán buôn ở Campuchia còn hạn chế, hàng hoá nhập khẩu trên thị trường này chủ yếu vẫn đang được phân phối trong phạm vi hẹp. Chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn như máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu, nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch. Mặt khác, do có một tỷ lệ hàng hoá không nhỏ xuất khẩu sang thị trường Campuchia, đặc biệt là xuất theo đường tiểu ngạch, không có thương hiệu, nên nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa khẳng định uy tín với phần đông người tiêu dùng Campuchia, đang bị các mặt hàng cùng loại từ Thái Lan, Trung Quốc “qua mặt”.

2.3.2.3 Khung pháp lý, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập

Về phương thức thành toán rất hạn chế về L/C. Trong quan hệ buôn bán thông thường, hai bên có thể thanh toán một cách đơn giản bằng tín dụng thư, bằng các công cụ hiện đại của ngân hàng, được bảo vệ bằng mọi qui định luật pháp quốc tế. Nhưng với buôn bán biên mậu, những phương tiện đó được sử dụng rất hạn chế. Đến nay, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia vẫn chưa được thanh toán bằng tiền đồng, nếu thanh toán bằng USD phải có giấy phép thanh toán ngoại tệ. Việt Nam hiện nay cũng chưa có ngân hàng tại Campuchia cũng khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước để


thanh toán tiền hàng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy về buôn bán, đầu tư. Hình thức mở L/C trong thanh toán không phổ biến vì lãi suất và phí mở L/C tại Campuchia khá tốn kém. Do đó, buôn bán giữa hai nước đều không thông qua quan hệ ngân hàng mà chỉ trao đổi bằng đồng tiền tự do (Người mua thường thanh toán bằng 3 loại tiền: Việt, Riel và USD. Nếu là tiền riel thì đổi ở các điểm đổi tiền trong chợ Xuân Tô, Khánh Bình) .

Chưa có các biện pháp quản lý hữu hiệu các lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới. Mặc dù đã được đơn giản hoá đáng kể so với trước nhưng hiện tại các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà. Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với phía Campuchia chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các giao dịch có quy mô nhỏ, mang tính thương vụ. Các doanh nghiệp chưa được quy hoạch và chưa có chiến lược hợp tác phát triển bền vững mà vẫn đang kinh doanh ở trình độ thấp theo kiểu “mạnh ai người đó làm”, tự cạnh tranh lẫn nhau. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt. [8]

Các doanh nghiệp của ta chưa tạo được nhiều các mặt hàng truyền thống, có thương hiệu và uy tín trên thị trường Campuchia, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, do đó tính ổn định thấp và khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế và chưa tạo lập được mạng lưới tiêu thụ hàng Việt Nam và mạng lưới hoạt động thương mại sâu rộng tại Campuchia.

Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém, tổ chức các hội chợ chưa đa dạng, chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, chưa cung cấp được nhanh và đầy đủ thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư cũng như các dịch vụ tư vấn kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp.


Việc phối hợp các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, chồng chéo, nể nang lẫn nhau, thiếu kiên quyết; một số cán bộ thiếu trách nhiệm, biến chất làm cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở biên giới càng phức tạp hơn.

Đầu tư của Việt Nam sang Cămpuchia vẫn còn hạn chế cả về số lượng doanh nghiệp đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Do cơ chế chính sách của Campuchia còn thiếu minh bạch và các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu chủ động nên chưa tạo được một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia.

Cùng với sự hoạt động thương mại qua các cửa khẩu, nạn buôn lậu gian lận thương mại đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trong toàn tuyến biên giới Tây Nam.


CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA

3.1. Triển vọng thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian tới

Với sự phát triển của mình, thị trường Campuchia ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam để ý và xem trọng.Tuy nhiên, cho đến nay thị trường này vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng. Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Campuchia và Việt Nam dưới đây sẽ cho ta cái nhìn rò hơn về triển vọng thương mại Việt Nam- Campuchia, qua đó giúp chính phủ và doanh nghiệp có những hành động cụ thể và kịp thời để phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

3.1.1. Triển vọng của thị trường Campuchia

3.1.1.1 Về kinh tế

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2012, IMF dự báo Campuchia sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm năm tới. Kinh tế Campuchia dự kiến sẽ phát triển đứng thứ hai trong số các nền kinh tế ASEAN so với cùng kỳ năm 2011."Xuất khẩu phục hồi, du lịch tăng mạnh và bất động sản phục hồi mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của Campuchia bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu." [16]

Về trung hạn, tốc độ tăng trưởng có thể đạt được khoảng 7.5% nếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2022