tích rủi ro thanh khoản của các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở đánh giá cho điều kiện trạng thái tĩnh, có nghĩa các ngân hàng chỉ xác định được tình trạng thanh khoản của mình trong một thời điểm, không thể xác định được cho tương lai khi có sự biến động về lãi suất hoặc chính sách tiền tệ. Từ đó cho thấy quản trị rủi ro thanh khoản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định phương pháp đo lường cũng như sự biến động của thị trường.
Năm là, vốn chủ sở hữu chưa được quản trị hiệu quả
Nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng (dưới 5% trong những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA) cũng có xu hướng giảm theo thời gian nghiên cứu cho thấy sự kém hiệu quả trong gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV. Sự gia tăng quá yếu của vốn chủ sở hữu đã là nhân tố chính kéo ROE của BIDV xuống từ năm 2015. Như vậy, việc quản trị có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu này cũng sẽ góp phần làm gia tăng được hiệu quả kinh doanh của BIDV trong tương lai.
Sáu là, thu thập dữ liệu và phân tích, dự báo còn gặp nhiều khó khăn.
Việc đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả của ngân hàng, ngân hàng có chiến lược phát triển bền vững và chuyên sâu được hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng phân tích và dự báo của ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phân tích và dự báo, trước hết ngân hàng cần phải thu thập được các dữ liệu phục vụ cho quá trình đánh giá đó. Việc thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin mặc dù đã được BIDV triển khai, tuy nhiên vẫn mang tính phân tán lớn ở các chi nhánh. Việc quản lý, điều hành và kiểm soát hệ thống thông tin chủ yếu vẫn được tổng hợp thủ công, hoặc chất lượng và độ tin cậy về thông tin thu thập được chưa cao. Hơn nữa, việc thu thập thông tin để xếp hạng tín dụng, phục vụ quản trị rủi ro cho từng nhóm khách hàng, từng khách hàng riêng lẻ vẫn là một bài toán khó không chỉ đối với BIDV. Hệ thống liên kết thông tin giữa các ngân hàng và TCTD còn hạn chế, gây khó khăn trong quá trình thẩm tính thông tin. Từ sự khó khăn trong thu thập thông tin đã kéo theo sự khó khăn trong phân tích và dự báo cho ngân hàng. Kết hợp với đó, sự biến động đa dạng của thị trường cùng với khả năng phân tích, dự báo của BIDV còn giới hạn, đã dẫn tới sự sụt giảm về lợi nhuận của ngân hàng.
Bảy là, chiến lược phát triển bền vững và chuyên sâu trong trung và dài hạn.
BIDV tương tự các ngân hàng khác đã có chiến lược phát triển của mình trong tương lai, trong trung và dài hạn có tính đến yếu tố thay đổi của thị trường. Tuy nhiên do công tác phân tích và dự báo còn hạn chế nên chiến lược phát triển của ngân hàng có phần chưa phù hợp trong tương lai. Thêm vào đó, các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển của BIDV mới chỉ dựa vào các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn trong nước, nhiều chỉ tiêu đưa đáp ứng được với chuẩn mực quốc tế hoặc chưa được áp dụng, dẫn tới sự phát triển nhưng không thể bền vững và chuyên sâu. Chiến lược phát triển đó có thể phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng sẽ không sử dụng được khi BIDV phát triển ra trong khu vực và quốc tế. Từ đó yêu cầu BIDV cần chủ động gia tăng khả năng cạnh tranh, khả năng tài chính của mình theo chuẩn mực quốc tế. Trước hết là các chuẩn mực về quản trị rủi ro, về chuẩn mực kế toán và về Basel II.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Ước Lượng Hiệu Quả Kỹ Thuật Bằng Dea Và Phân Tích Cửa Sổ
- Phân Tích Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Giai Đoạn 2007-2018
- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 18
- Tổng Hợp Một Số Chiến Lược Phát Triển Của Chính Phủ
- Định Hướng, Chiến Lược Phát Triển Của Bidv Đến Năm 2030
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Thu Nhập Của Hoạt Động Phi Tín Dụng
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Kết luận chương 2
Như vậy, trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, với nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như hình thức hoạt động, BIDV đã đạt được kết quả ấn tượng: trở thành NHTM số một Việt Nam về cung ứng dịch vụ bán lẻ; là một trong những NHTM có quy mô tài sản lớn nhất; là một trong những ngân hàng tiên phong và hàng đầu về cung ứng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; là ngân hàng tiên phong trong thành lập phòng giám sát và đánh giá tình hình tài chính trên phạm vi cả nước và một số nước khác có hoạt động,… Tuy nhiên, BIDV cần chú trọng gia tăng tỷ suất sinh lời cũng như khả năng thanh toán của mình khi quy mô tài sản được gia tăng lớn. Đồng thời ngân hàng cũng cần chú trọng tới công tác quản lý của mình trên toàn hệ thống, nhất là trong trường hợp phạm vi hoạt động của ngân hàng rộng lớn với mạng khổng lồ.
Bên cạnh đó, trong hơn 10 năm hoạt động, BIDV đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, dần trở thành một trong tứ trụ của ngành NHTMVN. Quy mô ngân hàng không ngừng gia tăng, phạm vi hoạt động của ngân hàng đã vươn ra ngoài phạm vi Việt Nam. Mục tiêu ngân hàng hướng tới trong tương lai là bắt kịp tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, từng bước sánh ngang với các đối thủ mạnh trong cuộc đua. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh luôn kèm theo những rủi ro và hạn chế song hành. Do vậy, BIDV cần nhìn nhận và đánh giá những nguyên nhân có thể dẫn tới những rủi ro và hạn chế của mình, từng bước đưa ra những giải pháp cần thiết, kịp thời để nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.
Chương 2 đã cung cấp một bức tranh tổng quát về thực trạng hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm, Luận án đã đi sâu nghiên cứu những nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở của chương 1 để có những tiêu chí đánh giá cụ thể về thực trạng hiệu quả kinh doanh của BIDV, từ đó chỉ ra được những thành công, hạn chế và những nguyên nhân có liên quan. Những hạn chế và nguyên nhân trong chương này sẽ được nghiên cứu sinh sử dụng làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV trong tương lai.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.1.1.1. Nhân tố chi phối định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 và 2030
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2013. Với những chính sách linh hoạt và hợp lý của Nhà nước, các ngân hàng thương mại Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi tình trạng tài chính yếu kém, khôi phục dần lại năng lực tài chính. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính để lại vẫn chưa hoàn toàn được xử lý, điển hình là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tương đối cao. Bên cạnh đó, việc mở cửa nền kinh tế, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong nước. Từ đây, định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 chịu sự chi phối của một số các nhân tố.
Thứ nhất là toàn cầu hóa. Trong điều kiện đất nước đẩy mạnh việc toàn cầu hóa, gia tăng hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, thực hiện hợp tác CPTPP đã góp phần làm tăng yếu tố tự do hóa trên thị trường, mang lại cho ngân hàng Việt Nam rất nhiều cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội về mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng; cơ hội được tiếp cận với một lượng khách hàng lớn có chất lượng cao; hoặc có thể là cơ hội được tiếp cận với công nghệ hiện đại, những kinh nghiệm về quản trị mới hiệu quả hơn,…. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội đó, các ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định. Thách thức đầu tiên đa số ngân hàng Việt Nam đều phải đối mặt đó là về năng lực cạnh tranh (về vốn, về công nghệ, về trình độ quản lý, về trình độ người lao động,…). Ngoài ra, ngân hàng Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự rủi ro lớn đến
từ trong nước và ngoài nước. Từ những cơ hội và thách thức có thể đến với mình trong tương lai, hệ thống NHTM Việt Nam cần phải năng động hơn, phải ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh, phải chủ động trong ứng phó với những biến động của thị trường, và nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.
Thứ hai là sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin. Trong giai đoạn đất nước đang thực hiện công nghệ 4.0, các NHTM đã mang đến những sản phẩm, dịch vụ mới trong hệ thống ngân hàng (như các sản phẩm và dịch vụ Bankplus, máy POS, ATM, internet banking,…) và sẽ tiếp tục áp dụng những sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ hiện đại trong tương lai, từ đó đã làm thay đổi một số phương thức trong cuộc chiến cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả kinh doanh của bản thân các NHTM. Nhờ những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, phạm vi hoạt động của các NHTM được mở rộng ra với chi phí tối thiểu và các NHTM đều có chung ưu thế như nhau. Từ đây, cạnh tranh về thị phần giữa các NHTM cũng trở nên gay gắt hơn, và ưu thế sẽ thuộc về những NHTM có năng lực và khả năng cao trong việc thích nghi nhanh chóng với những công nghệ mới, có bộ máy công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Mặt khác, khi kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng đã kéo theo nhu cầu và cơ hội cho các chủ thể trong xã hội (như doanh nghiệp, cá nhân) tăng theo. Để đáp ứng được những nhu cầu của các chủ thể trong xã hội, NHTM cần phải có khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng với chất lượng cao có khả năng cạnh tranh. Đây sẽ là một trong những điều kiện để giúp các NHTM duy trì được sự ổn định không chỉ của bản thân, mà còn của doanh nghiệp, hộ gia đình và làm cho hệ thống tài chính được ổn định.
Nhưng để đối mới được khoa học công nghệ, các NHTM sẽ cần một lượng vốn lớn cho đầu tư. NHTM sẽ cần nguồn nhân lực có trình độ cao để sử dụng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao đó. Đồng thời, rủi ro đến từ công nghệ cũng là một trong những rủi ro lớn NHTM phải đối mặt.
Thứ ba là sự thay đổi của thị trường tài chính toàn cầu. Thị trường tài chính của Việt Nam còn rất mới, chưa thực sự phát triển mạnh, giao dịch những tài sản tài chính chủ yếu là những giao dịch thuần túy. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập và
tiếp tục tiếp tục phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, các NHTM sẽ có điều kiện tiếp nhận nhiều tài sản tài chính mới, nhiều thị trường tài chính mới như thị trường chứng khoán phải sinh, chứng khoán hóa (với các sản phẩm như CDs, MBS, CDO,...), cùng với nhiều định chế tài chính mới (ví dụ như SPV). Song song với ưu thế chúng mang lại, thị trường tài chính Việt Nam khi chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Tại chính những thị trường tài chính lớn mạnh, nơi hình thành ra những tài sản tài chính, những thị trường tài chính và những định chế tài chính đó cũng đã từng gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá, kiểm soát hoạt động của chúng. Điển hình là Mỹ- thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã làm rung chuyển hệ thống NHTM Mỹ cũng như hệ thống NHTM của các nước trên thế giới, dẫn tới sự tan rã của nhiều NHTM lớn, lâu đời.
Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện tái cơ cấu hệ thống tài chính của mình sao cho có thể gia tăng khả năng giám sát tài chính của các NHTM, từ đó đưa ra những cảnh báo kịp thời giúp các NHTM có thể ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của mình.
Thứ tư là sự bất cập giữa môi trường pháp lý trong nước và thế giới.Khi NHTM Việt Nam hướng tới phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ trong nước, vươn ra thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các NHTM Việt Nam và các NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Việt Nam phải đạt được những tiêu chí do thế giới đưa ra như một điều kiện cần để có thể tham gia với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là các tiêu chí về năng lực cạnh tranh, về năng lực tài chính, về khả năng an toàn,…. Ví dụ, một chuẩn mực chung nhất được thế giới chấp nhận cho hệ thống NHTM đó là chuẩn mực an toàn hoạt động Basel (bao gồm basel I, II, III). Việt Nam trong quá trình hội nhập đã có những bước đầu thực hiện áp dụng chuẩn mực Basel II trong hoạt động của các NHTM, ban hành những thông tư, quyết định về việc áp dụng những chuẩn mực này. Lộ trình thực hiện được đưa ra theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ hoàn tất một chuẩn mực Basel từ thấp đến cao. Một minh chứng chỉ ra đó là, 10 NHTM lớn
của Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện Basel II và mục tiêu đến năm 2020 sẽ phải thực hiện được hoàn toàn các quy định của chuẩn mực. Hoặc, một đạo luật khác của NHTM được áp dụng rộng ở Châu Âu là đạo luật Dodd-Frank.
Việc áp dụng được các chuẩn mực, chỉ tiêu của khu vực và thế giới sẽ tạo điều kiện tiếp cận thị trường dễ dàng cho các NHTM, nhưng trước đó các NHTM này sẽ phải chịu một khoản chi phí lớn để có thể tuân thủ đúng theo các chuẩn mực, tiêu chí đó. Vì nguyên nhân này, tại Việt Nam mới chỉ lựa chọn các NHTM lớn nhất của mình để thực hiện.
Thứ năm, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ diễn ra giữa các NHTM trong nước, mà còn giữa NHTM trong nước với NHTM nước ngoài. Các NHTM cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng, cạnh tranh về vốn, về năng lực quản trị, về tính hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình hội nhập, NHTM trong nước thường yếu thế hơn các NHTM nước ngoài về mọi mặt, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam cần có những bước chuẩn bị vững chắc cho cuộc cạnh tranh này. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức phi ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay xuất hiện nhiều tổ chức phi ngân hàng cung cấp các dịch vụ giống ngân hàng như về dịch vụ thanh toán, dịch vụ cho vay, dịch vụ tiền gửi rất nhanh chóng và cạnh tranh về giá (như MoMo, Payoo,..). Thêm vào đó, các NHTM của Việt Nam chủ yếu là những ngân hàng hoạt động với quy mô nhỏ, chỉ một số ít NHTM Việt Nam tính đến nay có tổng số vốn chủ sở hữu vượt quá 50.000 tỷ. Điều này sẽ là một bất lợi khi Việt Nam của chúng ta tham gia hiệp định CPTPP và quá trình hội nhập, cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Cuối cùng là sự thay đổi của khách hàng. NHTM hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mỗi một đối tượng sẽ có những chính sách cũng như sản phẩm và dịch vụ riêng biệt. Khi lựa chọn đối tượng khách hàng, NHTM cần chú ý tới những sự thay đổi của họ, như: thay đổi về hành vi, hoặc thay đổi về nhu cầu. Trong thời gian tới, dân số Việt Nam theo thông báo của WB sẽ chuyển sang dân số già đi. Và trong trường hợp dân số già sẽ thay đổi về nhu cầu của một số đối tượng khách hàng. Thay vì vay mượn, những khách hàng này sẽ có nhu cầu
nhiều hơn về tiết kiệm, về quản lý tài sản, hoặc sử dụng những dịch vụ tư vấn của các NHTM. Mặt khác, hành vi khách hàng của các NHTM cũng có xu hướng thay đổi khác trước. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, khách hàng sử dụng ngày càng thông thạo với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao (đặc biệt là khách hàng trẻ và doanh nghiệp) và có xu hướng gia tăng sử dụng những sản phẩm công nghệ giúp họ giao dịch, thanh toán ngay tức thì như internet banking, mobile banking.
Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã mở ra những cơ hội đầu tư, những nhu cầu về vốn rất lớn của một số khách hàng cá nhân và đại đa số doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những đối tượng các NHTM muốn thu hút về mình. Để tăng tính hấp dẫn với các đối tượng này, các NHTM cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả cao.
Như vậy, nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, Việt Nam cần đưa ra những định hướng trước mắt trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025 một cách hợp lý.
3.1.1.2. Quy mô và nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2025 và 2030
Theo “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” được thông qua vào ngày 19/1/2011 [5] và Quyết định 681/QĐ-TTg ngày 04/06/2019 của Chính phủ cho thấy rằng, trong giai đoạn 2011-2020 và 2025-2030, Chính Phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển của mình như sau:
Thứ nhất là, phát triển nhanh nhưng phải bền vững. Phát triển nhanh, bền vững này được thể hiện quá tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm. Theo đó, Chính phủ cho rằng một nền kinh tế phát triển bền vững khi có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7-8%/năm (giai đoạn 2016- 2020) và 5%-6% (giai đoạn 2025-2030). Với tốc độ tăng trưởng như vậy, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng khoảng 3.000 đến 3.200 đô la Mỹ; tăng 2,2 lần theo mức giá so sánh, và 3 lần theo giá thực tế khi so sánh với năm 2010.
Thứ hai là, đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô. Mục tiêu này chủ yếu đi sâu vào việc xây dựng một cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hiện đại,