Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại:


Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản sinh lời của ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi. Mức lãi suất biên tế này phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, hệ số này càng cao càng tốt.


Hệ số chênh lệch thu nhập lãi =

Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tài sản sinh lời

Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + TSCĐ và thiết bị)

1.1.2.5 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là một chuẩn mực hoạt động quan trọng trong ngân hàng. Đây là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng. Thanh khoản cao có thể giúp cho ngân hàng vượt qua những thời kỳ khó khăn. Thanh khoản là quan trọng, đặc biệt đối với những ngân hàng nhỏ hay những ngân hàng có nguồn vốn huy động không dựa trên nền tảng đội ngũ khách hàng gửi tiền mà chủ yếu là huy động trên thị trường liên ngân hàng. Biểu hiện không thanh khoản là nhân tố châm ngòi cho sự đổ vỡ của ngân hàng.

Khả năng thanh toán được đánh giá theo những quy mô và nội dung khác nhau nhưng thông thường được lượng hóa qua chỉ tiêu cơ bản sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Trạng thái tiền mặt =

Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD Tổng tài sản



Chỉ số tiền biến động =

Tiền gửi thanh toán Tổng số tiền gửi

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:

1.2.1 Nhân tố khách quan:

1.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Thực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do vậy, các NHTM phản ứng rất nhạy với các biến động của yếu tố kinh tế.


Với những tác động của yếu tố kinh tế, hệ thống ngân hàng có thể phát triển bùng nổ, tuy nhiên nếu tác động xấu có thể gây ra khủng hoảng kinh tế với tốc độ lây lan rất nhanh chóng.

1.2.1.2 Các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa

Hiện nay, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trong đó có Việt Nam, các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế di chuyển dễ dàng. Điều này đang tạo ra nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn , công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển,… Tuy nhiên, với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các đối tác của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

1.2.1.3 Các yếu tố chính sách và pháp luật

Hệ thống pháp luật (Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định,..) được xây dựng minh bạch, rò ràng, kịp thời, đồng bộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Từ đó các NHTM mới được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng pháp luật.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM cũng đa dạng, biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy, hệ thống pháp luật định kỳ phải được bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.

1.2.1.4 Yếu tố khoa học, công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng cao.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông cũng góp phần vào việc hội nhập và quốc tế hóa các hoạt động giao dịch của NHTM, từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao.


1.2.1.5 Đối thủ cạnh tranh‌

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, công nghệ, chính sách sản phẩm, dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh trong ngành, hệ thống NHTM còn phải đối mặt với các đối thủ tiềm ẩn ngoài ngành mới gia nhập. Thực tiễn trong thời gian vừa qua tại Việt Nam cho thấy, các tập đoàn kinh tế đề thành lập ngân hàng để tấn công tiềm kiếm lợi nhuận từ lĩnh vực này dẫn đến sự phát triển nhanh chóng nhưng không bền vững của hệ thống NHTM.

1.2.1.6 Khách hàng

Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

1.2.2 Nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các ngân hàng thương mại như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng lao động,..

1.2.2.1 Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại:

Thường được biểu hiện trước hết là khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng qua khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồn vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ bù đắp có nghĩa là


tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

1.2.2.2 Năng lực quản trị, điều hành:

Là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

1.2.2.3 Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ:

Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo vể công nghệ của mỗi ngân hàng.

1.2.2.4 Trình độ nhân sự:

Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các ngân hàng thương mại. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính vì điều này đòi hỏi chất lượng các nguồn lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.


1.3 Nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước‌‌

1.3.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại như: bài nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) đó là đánh giá hiệu quả của ngân hàng thương mại qua hàm sản suất và hàm chi phí, tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xác định hàm chi phí và ước lượng trực tiếp hàm chi phí này để tìm ra các tham số của mô hình, do vậy mà không thể tách được phần phi hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2001 – 2005.

1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở các nước

Ji-Li Hu, Chiang – Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 đến 2003. Trong mô hình DEA để ước lượng các độ đo hiệu quả của tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào gồm có tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả của các độ đo hiệu quả ước lượng được các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô và các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của Donsyah Yudistira (2003) áp dụng phương pháp DEA và sử dụng mô hình OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của 18 ngân hàng thương mại của Islamic thời kỳ 1997 – 2000. Trong mô hình DEA ba biến đầu vào được lựa chọn là chi phí nhân viên, tài sản cố định và tổng tiền gửi; và 3 biến đầu ra gồm tổng cho vay, thu nhập ngoải lãi và tài sản không sinh lời. Còn các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình OLS để xem xét ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả toàn bộ của các ngân hàng bao gồm các biến phản ánh quy mô,


khả năng sinh lời, biến phản ánh giữa hiệu quả và rủi ro, và một số các biến giả phản ánh loại hình sở hữu, vị trí địa lý. Tuy nhiên, hạn chế chính của nghiên cứu đó là sử dụng mô hình OLS để ước lượng các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật , khi mà chỉ số hiệu quả kỹ thuật ước lượng được bị chặn giữa 0 và 1.

Nghiên cứu của Tser – yieth Chen (2005) đã sử dụng mô hình DEA để đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp; và cũng đã sử dụng mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chỉ chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu chính như loại hình sở hữu, quy mô và xem xét ảnh hưởng của một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.

Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, cho thấy hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các nước phát triển. Chỉ số phi hiệu quả đầu vào và đầu ra được ước lượng từ phương pháp biến ngẫu nhiên nhìn chung thấp hơn so với phương pháp DEA và hiệu quả đầu vào của các ngân hàng có được chủ yếu là do đóng góp của hiệu quả kỹ thuật thuần.

1.3.3 Đề xuất mô hình định lượng phù hợp để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.‌

1.3.3.1 Thiết kế nghiên cứu

a. Quy trình nghiên cứu

Toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:


Thang đo nháp là thang đo bảng câu hỏi nháp được xây dựng tạm thời dựa 1


Thang đo nháp là thang đo (bảng câu hỏi nháp) được xây dựng tạm thời dựa trên lý thuyết có được . Sau đó sẽ được dùng để đi hỏi ý kiến của chuyên gia, những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu. Sau khi có kết quả sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp và gửi đi khảo sát chính thức.


b. Quy trình khảo sát

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng

Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dòi kết quả trả lời. Bước 5: Thu nhập phản hồi từ phía khách hàng.

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS.

1.3.3.2 Kết quả khảo sát

* Mô tả mẫu nghiên cứu

*Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha lần 1

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994, trích bởi Trần Đức Long, 2006).

1.3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Sau khi phân tích nhân tố, chỉ những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện mới có thể tham gia vào phần chạy hồi quy trong phân tích tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022