Các Yếu Tố Tác Động Đến Roe Của Bidv Giai Đoạn 2007-2018


Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018


Năm

Tổng tài sản

Tổng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

2007

204.511


11.635


1.531


2008

246.520

20,54

13.484

15,89

1.997

30,44

2009

296.432

20,25

17.639

30,81

2.818

41,11

2010

366.268

23,56

24.220

37,31

3.761

33,46

2011

405.755

10,78

24.390

0,7

3.200

(14,92)

2012

484.785

19,48

26.494

8,63

3.281

2,53

2013

548.386

13,12

32.040

20,93

4.051

23,47

2014

650.340

18,59

33.606

4,89

4.986

23,08

2015

850.670

30,8

42.335

25,97

6.377

27,9

2016

1.006.404

18,31

44.144

4,27

6.229

(2,32)

2017

1.201.662

19,4

48.986

10,97

7.060

13,34

2018

1.313.038

9,27

54.693

11,65

7.542

6,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 13

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

* Các chỉ tiêu khả năng sinh lời (ROA, ROE) của BIDV giai đoạn 2007-2018

Đơn vị tính: %


60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

- (10.00)

(20.00)

(30.00)

(40.00)

(50.00)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

ROA

Tăng trưởng ROA

ROE

Tăng trưởơng ROE

Biểu đồ 2.11: Hiệu quả kinh doanh ROA, ROE của BIDV

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Qua biểu đồ 2.11 nhận thấy rằng BIDV đã có sự biến động về ROA và ROE khá rõ rệt trong các năm. Như đã nói ở trên, lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản và tổng


vốn chủ sở hữu có sự biến động mạnh từ năm 2007 đến 2018 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ROA và ROE. Điểm chung của ROA và ROE đó là đều có tốc độ trưởng mức độ âm trong các năm 2011, 2012, 2016 và 2018. Trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế âm trong khi tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu đều có dấu hiệu gia tăng (dù khá nhỏ) đã khiến cho cả hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của NHTM là ROA và ROE rơi vào mức âm (cụ thể cho ROA và ROE lần lượt là: 26,96%% và 26,73%). Vào năm này, dự phòng rủi ro của BIDV đã tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu ROA và ROE. Ngược lại, năm 2012 ghi dấu của sự gia tăng về lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản nhưng ROA vẫn tiếp tục giảm. Xét riêng năm 2012, sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản đã làm ảnh hưởng đến cả ROA, làm chỉ tiêu này giảm so với cùng kỳ năm trước (mức độ giảm đã thấp hơn so với năm 2011). Mặt khác, trong năm 2015, mặc dù lợi nhuận sau thuế đã có mức tăng trưởng dương ở mức tương đối cao 27,9% (tương ứng với số tiền là 1.391 tỷ đồng) nhưng ROA vẫn có xu hướng giảm. Nguyên nhân khiến ROA giảm trong năm này bởi sự gia tăng tương đối lớn về tốc độ tăng trưởng, nhưng gia tăng rất mạnh về qui mô của cả tổng tài sản: 200.330 tỷ đồng. Năm 2016 là một trong những năm có sự gia tăng về qui mô tài sản ngân hàng rất lớn, nhưng sự gia tăng nhẹ của vốn chủ sở hữu cũng như sự sụt giảm trong lợi nhuận sau thuế đã khiến cho cả hai chỉ tiêu ROA và ROE trong năm này cùng giảm, lần lượt là 21,05% và 14,22%. Trong năm 2018, BIDV tiếp tục có sự gia tăng cả về tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên sự tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế chỉ đạt mức 6,83% thấp hơn so với sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Đây là nguyên nhân vì sao ROA và ROE của 2018 đều có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm 2017.

BIDV đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc gia tăng ROA sau khi giảm liên tiếp hai năm 2011 và 2012. Mặc dù ROA năm 2013 chỉ có tốc độ tăng trưởng nhẹ ở mức 6,42% nhưng đây là một năm BIDV đã có sự thành công lớn trong cả tăng trưởng về tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế của mình. Tuy nhiên, ba năm sau đó ROA của BIDV đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước đó do sự gia tăng không


đồng đều giữa tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế. Tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế mặc dù ở mức độ khá lớn, nhưng trong hai năm này (đặc biệt là năm 2015 sau khi sáp nhập MHB) đã làm cho quy mô của tổng tài sản của BIDV tăng đột biến. Đây là lý do vì sao trong hai năm 2014, 2015, mặc dù lợi nhuận sau thuế của BIDV vẫn có xu hướng gia tăng nhưng ROA lại có xu hướng giảm.

Năm 2013 là một năm BIDV tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế tương đối cao (27,08%), nhưng tốc độ tăng của tổng vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 4,89% đã làm cho ROE tăng 7,33%. Sự gia tăng của ROE dừng lại vào năm 2016 do sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế cũng như sự gia tăng mức độ nhỏ của vốn chủ hữu.

Bảng 2.7: ROA của 12 NHTM lớn của Việt Nam

Đơn vị tính: %


NHTM

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

BIDV

0,75

0,81

0,95

1,03

0,79

0,68

0,74

0,77

0,75

0,62

0,59

0,57

VCB

1,22

1,14

1,54

1,38

1,15

1,07

0,77

0,79

0,79

0,87

0,88

1,39

MB

1,66

1,57

1,7

1,59

1,38

1,32

1,27

1,25

1,14

1,13

1,11

1,81

TCB

1,29

2

1,84

1,38

1,75

0,43

0,41

0,62

0,8

1,34

2,39

2,87

ACB

2,06

2,1

1,31

1,14

1,14

0,04

0,5

0,53

0,51

0,57

0,74

1,67

STB

2,16

1,4

1,61

1,25

1,41

0,66

1,38

1,16

0,22

0,03

0,32

0,46

SCB

1

1,2

0,58

0,46


0,43

0,02

0,04

0,03

0,02

0,03

0,01

SHB

1,03

1,36

1,16

0,97

1,06

1,45

0,59

0,47

0,39

0,39

0,56

0,55

CTG

0,69

1,45

0,53

0,93

1,36

1,23

1,01

0,87

0,73

0,72

0,68

0,48

NCB

0.76

0.52

0.76

0.78

0.74

0.01

0.06

0.02

0.01

0.02

0.03

0.05

HDB

0.88

0.63

1.01

0.78

0.95

0.62

0.25

0.48

0.59

0.61

1.03

1.48

EIB

1.37

0.53

1.73

1.38

1.66

1.26

0.39

0.03

0.03

0.24

0.55

0.43

Nguồn: [20]; [21];[22]; [23]; [24]; [25]; [26]; [27]; [28]; [29]; [30]; [31] cùng tính

toán của tác giả

Giai đoạn 2007-2018, BIDV chỉ có duy nhất một năm là năm 2010 có ROA trên 1% (cụ thể là 1,03%) trong khi các năm còn lại đều có ROA dưới ngưỡng 1%. Điều đó cho thấy rằng, hiệu quả kinh doanh của BIDV mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Khi so sánh với các NHTM lớn khác của Việt Nam, ROA của BIDV còn tương đối thấp, đặc biệt khi đối ứng với Vietcombank, Vietinbank, MB, Techcombank,


ACB - đây là những NHTM có ROA trong nhiều năm đều trên 1%. Trong đó phải kể đến MB, đây là NHTM duy nhất trong giai đoạn 11 năm nghiên cứu đều có mức ROA trên 1%. Vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu (2016-2018), dễ nhận thấy rằng ROA của các NHTM đều có xu hướng giảm xuống, trong các NHTM lớn của Việt Nam chỉ có MB và Techcombank đạt mức ROA cao trong cả ba năm, đến năm 2018 còn ghi nhận sự tăng gia tăng ROA mạnh mẽ của VCB và ACB. BIDV cùng các NHTM trong 3 năm cuối đều chỉ đạt được mức ROA tương đối thấp.

Bảng 2.8: ROE của 12 NHTM lớn của Việt Nam

Đơn vị tính: %


NHTM

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

BIDV

13,16

14,81

15,98

15,53

13,12

12,38

12,64

14,84

15,06

14,11

14,41

13,79

VCB

17,76

18,39

23,61

20,49

14,72

10,64

10,15

10,55

11,8

14,24

16,84

25,15

CTG

10,79

22,73

10,05

18,58

21,81

18,23

10,7

10,37

10,19

11,35

11,71

8,26

MB

14,17

14,88

15,66

17,91

18,6

18,03

15,09

15,11

10,84

10,85

11,79

19,17

ACB

28,12

28,47

21,78

20,52

26,82

6,21

6,61

7,68

8,04

9,42

13,19

27,73

TCB

14,27

21,03

23,21

22,08

25,21

5,76

4,73

7,22

9,29

16,08

23,94

21,5

STB

19,02

12,31

15,84

13,63

13,72

7,31

13,06

12,28

2,93

0,4

5,05

7,48

SCB

9,84

16,52

7,03

5,9


5,67

0,33

0,68

0,52

0,51

0,81

0,04

SHB

28,35

8,61

13,16

11,81

12,91

17,75

8,21

7,55

7,06

6,9

10,42

10,66

NCB

12.95

5.3

12.18

7.76

5.16

0.06

0.56

0.25

0.19

0.34

0.68

1.11

HDB

16.33

3.59

10.8

19.81

12.01

6.04

2.54

5.38

6.4

9.19

12.24

19.03

EIB

7.36

2.01

8.48

13.43

18.64

13.53

4.49

0.4

0.3

2.3

5.78

4.44

Nguồn: [20]; [21];[22]; [23]; [24]; [25]; [26]; [27]; [28]; [29]; [30]; [31] cùng tính

toán của tác giả

ROE của BIDV trong giai đoạn 11 năm có ba năm đạt mức trên 15%, đó là: 2009 (15,98%), 2010 (15,53%), và 2015 (15,06%). Các năm còn lại, ROE đều ở

mức dưới 15%, cho thấy tỷ suất sinh lời của BIDV còn khá thấp. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các NHTM khác trong nước, dễ nhận thấy BIDV đang gần bắt kịp với các đối thủ của mình, và ngày càng khẳng định khả năng sinh lời của BIDV có xu hướng vượt qua các NHTM còn lại. Minh chứng cho sự gia tăng khoảng cách ROE của BIDV với các NHTM được thể hiện bắt đầu từ năm 2012. Năm 2012 là một


năm biến động lớn với những ngân hàng như ACB và TCB- những ngân hàng thương mại trước đó đều dẫn đầu về ROE với tỷ lệ trên 20%- đã giảm mạnh xuống dưới 10%. Ngược lại với đại đa số ngân hàng thương mại được xem xét, BIDV từ năm 2012 đã có sự gia tăng mạnh trong ROE, đỉnh điểm năm 2015 đã đạt mức 15,06%, dẫn đầu các ngân hàng thương mại được phân tích. Bắt đầu từ năm 2013, khoảng cách chênh lệch ROE của BIDV và các đối thủ chỉ còn 2,45%. Trong hai năm 2014 và 2015, BIDV đã gia tăng được tỷ suất sinh lời, trở thành một trong những NHTM có tỷ suất sinh lời cao nhất trong hệ thống NHTM của Việt Nam. Như vậy, từ năm 2013 đến năm 2016, BIDV đã có 4 năm liên tiếp nằm trong top 4 những NHTM có tỷ suất sinh lời cao nhất của Việt Nam. Nhưng, các NHTM của Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, tỷ suất sinh lời còn hạn chế, chủ yếu đều dưới 15%. Trong 2 năm cuối (2017 và 2018), ROE đã có NHTM đạt trên 20%, bao gồm VCB, Techcombank và ACB. Khi các NHTM đối thủ có sự tăng trưởng ấn tượng của ROE thì BIDV mới chỉ đạt ở mức 13,79% cuối năm 2018.

Đơn vị tính: %


35.00


30.00


25.00


20.00


15.00


10.00


5.00


-

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

NPM

AU

EM

Biểu đồ 2.12: Các yếu tố tác động đến ROE của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Ba nhân tố NPM, AU và EM có ảnh hưởng trực tiếp tới ROE của các NHTM. Trong đó, NPM thể hiện cho hiệu quả quản lý về chi phí, AU thể hiện khả năng sinh lời của tài sản, và EM đại diện cho cấu trúc vốn của NHTM. Sự gia tăng


của ba nhân tố sẽ kéo theo sự gia tăng của ROE và ngược lại. Qua biểu đồ thấy được BIDV luôn nỗ lực trong việc gia tăng cả ba nhân tố trong 10 năm, tuy nhiên chủ yếu các năm trong giai đoạn nghiên cứu vẫn không thể đảm bảo được mục tiêu mong muốn khi tăng trưởng của ROE ở mức âm. Mỗi năm giảm của ROE đều đến từ các nhóm nhân tố khác nhau. Ví dụ, năm 2008 sự giảm của AU và EM đã kéo ROE giảm 0,37%, năm 2010 với sụt giảm của AU và EM, năm 2011 do nguyên nhân của một mình NPM (36,59%) đã khiến cho tốc độ giảm của ROE là mạnh nhất trong 10 năm nghiên cứu (26,73%); năm 2012 là bởi NPM và AU; và năm 2016, chỉ bởi sự giảm 20,69% của NPM đã kéo ROE sụt giảm 14,22% so với cùng kỳ năm 2015. NPM tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo, đã khiến cho ROE của BIDV trong hai năm cuối thời kỳ nghiên cứu đều có dầu hiệu giảm. Trong 7 năm giảm ROE có 6 năm có sự tham gia của NPM, điều này cho thấy rằng BIDV chưa đạt được hiệu quả quản lý về chi phí cao và ổn định. Đặc biệt từ năm 2011 sau khi cổ phần hóa, việc quản lý trong chi phí của BIDV có dấu hiệu giảm dần và mới chỉ khôi phục lại, chưa đạt được mức độ đỉnh cao như trước đó.

Bên cạnh đó, AU và EM cũng có ảnh hưởng tương đối đến ROE. BIDV cần tiếp tục cố gắng trong việc duy trì một mức AU và EM hợp lý để giúp gia tăng ROE. EM là chỉ tiêu đang có xu hướng gia tăng dần, nhưng không ổn định nên BIDV cũng cần chú ý đến chỉ tiêu này nhiều hơn do nó đi song song với rủi ro ngân hàng phải đối mặt. EM càng cao dù có thể giúp ROE gia tăng nhưng lại cũng là nhân tố thể hiện rủi ro của ngân hàng đang ngày càng lớn.

* Các chỉ tiêu hiệu quả quản lý Thu nhập của BIDV.

Thu nhập của BIDV đến chủ yếu từ các khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương đương. Tỷ trọng của khoản thu này dao động từ mức thấp nhất năm 2007 là 82,55% đến mức cao nhất 89,4% năm 2011. Thu nhập hoạt động khác là khoản thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu nhập của BIDV. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản thu này có dấu hiệu giảm liên tục từ năm 2007 đến 2011, dần được khôi phục lại từ năm 2012. Nếu như năm 2007, tỷ trọng khoản thu này ở mức 10,72%, thì đến năm 2011 chỉ còn lại 2,41% (đây là năm có sự gia tăng tỷ trọng của thu nhập lãi cao nhất). Tỷ trọng của khoản thu nhập khác có dấu hiệu tăng trưởng


lại từ năm 2011 nhưng không ổn định. Trong giai đoạn phục hồi, tỷ trọng cao nhất dừng lại ở mức 6,2% vào năm 2015.

Đơn vị tính: %


100.00

90.00

80.00

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

-

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh Thu nhập hoạt động khác

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tỷ trọng thu nhập của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Một khoản thu khác có sự biến động khá mạnh trong tỷ trọng kết cấu tổng thu nhập đó là thu nhập dịch vụ. Khoản thu này tăng liên tục trong 3 năm từ 2007 đến 2009, và năm 2009 cũng là năm tỷ trọng khoản thu nhập là tăng ấn tượng đạt mức 7,54% -tương ứng với mức tăng 56,31% so với cùng kỳ năm 2008. Có thể thấy trong năm 2009, BIDV đã phát triển đồng đều các khoản thu dịch vụ, bao gồm: hoạt động thanh toán (44%), hoạt động bảo lãnh (20%), hoạt động bảo hiểm (226%) và dịch vụ khác (95%). Các năm còn lại, tỷ trọng thu nhập dịch vụ dao động trong khoảng 5,31% đến 7,07%.

Các khoản thu nhập khác có tỷ trọng rất khiêm tốn. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 với mức 4,81%; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác lớn nhất năm 2009 với tỷ trọng 3,07% và các năm còn lại


hầu như đều dưới 1%; thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2015 đều có tỷ trọng dưới 1%, duy có năm 2016 đạt ở mức 1,63%.

Chi phí của BIDV.

Đơn vị tính: %


80.00

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

-


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018



chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối

chi phí từ mua bán chứng khoán đầu tư

chi phí hoạt động

chi phí dịch vụ liên quan

chi phí về mua bán chứng khoán kinh doanh chi phí hoạt động khác


Biểu đồ 2.14: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Biểu đồ cơ cấu các khoản chi phí của BIDV dễ nhận thấy rằng tổng chi phí của ngân hàng đến từ hai khoản chi phí là: chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự, và chi phí hoạt động khác. Trong đó, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự chiếm tỷ trọng đa số (thường có tỷ trọng trên 65% tổng chi phí hàng năm của ngân hàng). Tỷ trọng khoản chi phí này không có sự dao động mạnh giữa các năm: thấp nhất ở mức 65,85% năm 2015 đến 79,71% năm 2007.Khoản chi phí có tỷ trọng đứng vị trí thứ hai đó là các khoản chi phí khác, bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao và chi phí hoạt động khác. Khoản chi phí này có ngày càng gia tăng giữa các năm. Các khoản chi phí còn lại đều có tỷ trọng rất nhỏ so với hai khoản chi phí chính ở trên, với tỷ trọng chủ yếu đều dưới mức 4%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022