Hàm Ý Chính Sách Về Đa Dạng Hóa, Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


kết quả nghiên cứu của luận án có tính vững và đáng tin cậy. Như vậy với mục tiêu nghiên cứu thứ 1, kết quả nghiên cứu thoả các giả thuyết H1a, H2a, H3a, H4a, H1b, H2b, H3b, H4b.

Kết quả ước lượng một chiều mô hình FDGMM ở trạng thái động, 3 loại hình

tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến, có ý nghia

thống kê đến rủi ro

DPTD (Loa_loss), khi đó ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản (có ý nghĩa ngược chỉ số tập trung) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro DPTD (Loa_loss). Kết quả này thỏa các giả thuyết H5a, H6a, H7a. ĐDH thu nhập có tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro DPTD (Loa_loss). Kết quả này thỏa các giả thuyết H8a. Xét biến đại diện khác của rủi ro ngân hàng, đó là biến phụ thuộc rủi ro KHQOĐ (Sta_inef), kết quả đưa ra các chỉ số tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef), tức ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản (có ý nghĩa ngược chỉ số tập trung) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef). Kết quả thỏa các giả thuyết H5b, H6b, H7b. ĐDH thu nhập có tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê với rủi ro KHQOĐ (Sta_inef). Kết quả này thỏa các giả thuyết H8b. Như vậy với mục tiêu nghiên cứu thứ 2, kết quả nghiên cứu thoả các giả thuyết H5a, H6a, H7a, H8a, H5b, H6b, H7b, H8b.

Xét kết quả của tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD (ROA) và rủi ro ngân hàng, tập trung tiền gửi, tài sản tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD (ROA), tức các ĐDH tiền gửi, tài sản tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD (ROA). Ngược lại, HQHĐKD (ROA) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH tiền gửi, tài sản. Vậy, HQHĐKD (ROA) và ĐDH tiền gửi, tài sản có quan hệ tương quan nghịch biến, thỏa giả thuyết H9a, H11a. Riêng giả thuyết H10a, HQHĐKD (ROA) tác động nghịch biến, có ý nghĩa đến ĐDH tín dụng nhưng ĐDH tín dụng tác động đến HQHĐKD (ROA) không có ý nghĩa thống kê. Xét ĐDH thu nhập có tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD (ROA) và HQHĐKD (ROA) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH thu nhập, vậy ĐDH thu nhập và HQHĐKD (ROA) có quan hệ tương quan đồng biến, thỏa giả thuyết H12a. Kết quả nghiên cứu thỏa giả thuyết H9a, H11a, H12a, không thỏa giả


thuyết H10a. Kết quả tác động đồng thời này đồng nhất kết quả ở 2 trường hợp mô hình phương trình đồng thời với biến rủi ro DPTD (Loa-loss) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef). Do đó, kết quả có tính vững cao. Kết quả này tương đồng với kết quả tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tài sản, thu nhập tác động đến HQHĐKD (ROA) ở trạng thái động FDGMM. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có tính vững cao.

Với sự tác động đồng thời ĐDH, kém HQHĐKD (Inef) và rủi ro ngân hàng, tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến và có ý nghĩa thống kê đến kém HQHĐKD (Inef), tức ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến kém HQHĐKD (Inef). Ngược lại, kém HQHĐKD (Inef) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản. Vậy, kém HQHĐKD (Inef) và ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản có quan hệ tương quan đồng biến, thỏa giả thuyết H9b, H10b, H11b. Ngoài ra, kết quả ĐDH thu nhập có tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê với kém HQHĐKD (Inef) và kém HQHĐKD (Inef) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH thu nhập, vậy ĐDH thu nhập và kém HQHĐKD (Inef) có quan hệ tương quan nghịch biến, thỏa giả thuyết H12b. Kết quả nghiên cứu thỏa giả thuyết H9b, H10b, H11b, H12b. Kết quả tác động đồng thời này đồng nhất kết quả ở 2 trường hợp mô hình phương trình đồng thời với 2 biến rủi ro DPTD (Loa-loss) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef). Do đó, kết quả có tính vững cao. Kết quả này tương đồng với kết quả tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập tác động đến kém HQHĐKD (Inef) trạng thái động FDGMM. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có tính vững cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Xét kết quả tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD (ROA) và rủi ro ngân hàng, các tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro DPTD (Loa_loss), tức các ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro DPTD (Loa_loss). Ngược lại, rủi ro DPTD (Loa_loss) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản. Vậy, rủi ro DPTD (Loa_loss) và ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản có quan hệ tương quan nghịch biến, thỏa giả thuyết H13a, H14a, H15a. Kết quả, ĐDH thu nhập tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro DPTD (Loa_loss) và rủi ro DPTD (Loa_loss) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH thu nhập, vậy ĐDH thu


Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21

nhập và rủi ro DPTD (Loa_loss) có quan hệ tương quan đồng biến, thỏa giả thuyết H16a. Kết quả nghiên cứu thỏa giả thuyết H13a, H14a, H15a, H16a. Kết quả này tương đồng với kết quả tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập tác động rủi ro DPTD (Loa_loss) ở trạng thái động FDGMM. Do đó, kết quả tnghiên cứu có tính vững cao. Tuy nhiên, khi phân tích mô hình tác động đồng thời ĐDH, kém HQHĐKD (Inef) và rủi ro ngân hàng, kết quả các tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản, ĐDH thu nhập tác động đến rủi ro DPTD (Loa_loss) có ý nghĩa thống kê không đồng đều.

Với kết quả tác động đồng thời của ĐDH, HQHĐKD (ROA) và rủi ro, tập trung tiền gửi, tín dụng tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef), tức các ĐDH tiền gửi, tín dụng tác động nghịch biến và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) (không có ý nghĩa thống kê đối với ĐDH tài sản). Ngược lại, rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) tác động nghịch biến và có ý nghĩa thống kê đến ĐDH tiền gửi, tín dụng. Vậy, ĐDH tiền gửi, tín dụng và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) có mối tương quan nghịch biến, thỏa giả thuyết H13b, H14b (không thỏa giả thuyết H15b). Kết quả, ĐDH thu nhập tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến ĐDH thu nhập, vậy ĐDH thu nhập và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) có quan hệ tương quan đồng biến, thỏa giả thuyết H16b. Kết quả nghiên cứu thỏa giả thuyết H13b, H14b, H16b, không thỏa giả thuyết H15b. Kết quả này tương đồng với kết quả tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tín dụng, thu nhập tác động đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) ở trạng thái động FDGMM. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có tính vững. Tuy nhiên, khi phân tích mô hình tác động đồng thời ĐDH, kém HQHĐKD (Inef) và rủi ro ngân hàng, kết quả các tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản, ĐDH thu nhập tác động đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) thì chỉ có trường hợp tập trung tín dụng tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro KHQOĐ (Sta_inef).

Như vậy với mục tiêu nghiên cứu thứ 3, kết quả nghiên cứu thoả các giả thuyết H9a, H11a, H12a, H9b, H10b, H11b, H12b và H13a, H14a, H15a, H16a, H13b,

H14b, H16b. Riêng 2 giả thuyết H10a, H15b không thỏa.


Kết quả nghiên cứu luận án ở 3 mục tiêu có sự khác biệt với các nghiên cứu thực nghiệm trong ngoài nước được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả tại chương 4. Ngoài ra, điểm mới của luận án là lần lượt thực hiện ước lượng một chiều các yếu tố ở trạng thái tĩnh, trạng thái động. Sau đó ước lượng tác động đồng thời các yếu tố ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng nên kết quả có tính vững cao, đáng tin cậy và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động đang diễn ra tại các NHTM Việt Nam. Việc luận án thực hiện ước lượng tác động đồng thời đã đóng góp mới vào nghiên cứu ĐDH ngân hàng tại VN và lấp đầy khe hở nghiên cứu thứ 1.

Qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm ĐDH ngân hàng tại VN, tác giả chỉ tìm được nghiên cứu thực hiện 1 hoặc 2 ĐDH ngân hàng nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện hoạt động ngân hàng. Điểm mới của luận án là kết quả nghiên cứu được thực hiện ước lượng 4 loại hình ĐDH, đại diện hầu hết các khía cạnh hoạt động chính của NHTM VN, cụ thể hoạt động huy động vốn được nghiên cứu bằng ĐDH tiền gửi, hoạt động tín dụng được nghiên cứu bằng ĐDH tín dụng, hoạt động khai thác sử dụng tài sản có được nghiên cứu bằng ĐDH tài sản, hoạt động thu nhập từ lãi (tín dụng) và dịch vụ (phi tín dụng) được nghiên cứu bằng ĐDH thu nhập. Do đó, kết quả nghiên cứu phản ánh đầy đủ, toàn diện các hoạt động NHTM, có tính ứng dụng thực tiễn cao và đóng góp mới vào nghiên cứu ĐDH tại VN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã lấp đầy khe hở nghiên cứu thứ 2.

Điểm mới của nghiên cứu đo lường HQHĐKD và rủi ro ngân hàng bằng hàm sản xuất kỹ thuật từ các yếu đầu vào và đầu ra ngân hàng nên phản ánh được chuẩn xác, toàn diện đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án cũng đo lường HQHĐKD và rủi ro ngân hàng bằng tỷ số tài chính. Như vậy, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng được đo lường bằng 2 đại diện, nên kết quả nghiên cứu luận án được kiểm chứng và có tính vững cao. Đây là khe hở nghiên cứu thứ 3 mà luận án thực hiện.

5.2. Hàm ý chính sách về đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trước những thách thức và cơ hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các NHTM VN vượt thách thức, tận dụng cơ hội, đặc biệt các NHTM VN cần tạo sức cạnh tranh, không ngừng phát triển lớn mạnh. Để thực hiện được việc này, nhà quản trị NHTM


VN cần tối ưu hóa HQHĐKD, trong đó các yếu tố quan trọng tác động đến HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu luận án là các ĐDH: tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập.

Ngoài yếu tố HQHĐKD, yếu tố rủi ro luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà ngân hàng luôn chú trọng kiểm soát để HQHĐKD ổn định và phát triển bền vững. Vì tính chất quan trọng, các nhà quản trị hoặc các cơ quan giám sát ở cấp quốc gia, châu lục hay thế giới luôn nỗ lực nghiên cứu các tiêu chí định lượng đo lường các rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo các NHTM hoạt động vừa có HQHĐKD vừa kiểm soát được rủi ro. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án phân tích tác động của ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, với dữ liệu 25 NHTM tại VN, giai đoạn 2000-2018, luận án nghiên cứu đưa ra những hàm ý chính sách như sau:

5.2.1. Hoạch định hoạt động kinh doanh ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H1a, H1b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H9a, H9b, ngân hàng càng tăng tập trung hóa tiền gửi tác động tăng HQHĐKD. Do đó các NHTM VN nên định hướng tăng HQHĐKD bằng giải pháp tập trung tiền gửi (kết quả nghiên cứu mức độ tập trung tiền gửi là 66,6%). Cụ thể, NHTM VN cần hoạch định điều chỉnh liều lượng tập trung hoá tiền gửi, khai thác triệt để nguồn tiền gửi khách hàng cá nhân như các hộ gia đình, các cán bộ-nhân viên công sở, các cán bộ hưu trí, người cao tuổi . . . Ngoài ra, các NHTM VN sàn lọc loại bỏ những sản phẩm-dịch vụ không hiệu quả, tập trung vào các sản phẩm-dịch vụ có lợi thế cạnh tranh để gia tăng HQHĐKD. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi kinh tế thế giới nhiều biến động, vẫn còn khó khăn vì khủng hoảng, dịch bệnh, các NHTM VN cần cân nhắc thận trọng lựa chọn thực hiện các ĐDH, trong đó định hướng tập trung hoá tiền gửi để các NHTM VN tăng trưởng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của các NHTM VN luôn giữ vai trò quan trọng đóng góp vào HQHĐKD ngân hàng, nguồn doanh thu hoạt động thuần từ lãi tín dụng chiếm 77,7% trong tổng nguồn doanh thu hoạt động của các NHTM VN. Kết quả nghiên cứu đưa ra mức độ tập trung tín dụng là 86,7% tức ĐDH tín dụng ở mức 13,3%. Theo kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H2a, H2b và tác


động đồng thời thỏa giả thuyết H10b, tập trung tín dụng tại các NHTM VN tác động đồng biến với HQHĐKD ngân hàng, tức ĐDH tín dụng tác động nghịch biến với HQHĐKD ngân hàng, khi các NHTM Việt Nam càng tăng tập trung tín dụng sẽ tác động tăng HQHĐKD ngân hàng và ngược lại. Như vậy, các NHTM VN cần định hướng phát triển kinh doanh tập trung tín dụng vào tài trợ thương mại và doanh nghiệp, tăng tỷ trọng cao hơn nữa so với mức tập trung bình quân hiện tại là 11,2%.

Đối với loại hình ĐDH tài sản ngân hàng, theo kết quả nghiên cứu, độ tập trung tài sản ở mức 65,1% tức mức độ ĐDH tài sản là 34,9% trong đó các thành phần cấu thành như tổng tiền gửi ngân hàng chiếm 65,2%, tài sản cố định ngân hàng khác chiếm 7,6% và các loại tài sản khác chiếm 27,1%. Các NHTM VN cần có chính sách lựa chọn, sàn lọc danh mục đầu tư theo hướng tập trung hoá, tránh đầu tư dàn trãi, kém hiệu quả. Do đó, theo kết quả tác động một chiều thỏa giả thuyết H3a, H3b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H11a, H11b, để gia tăng HQHĐKD, các NHTM định hướng tập trung tài sản ngân hàng, cụ thể tập trung tăng tỷ trọng tài sản là tổng tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, để sử dụng vốn hiệu quả, các nhà quản trị ngân hàng xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá chất lượng tài sản nợ-có, đo lường mức độ hiệu quả sử dụng vốn chuẩn xác hơn nữa. Cụ thể, các NHTM xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn đa chiều và toàn bộ các khía cạnh ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu tác động một chiều của ĐDH thu nhập đến HQHĐKD, thỏa giả thuyết H4a, H4b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H12a, H12b, hoạt động ĐDH thu nhập mang lại HQHĐKD cho các NHTM tại VN. Vì vậy, các NHTM tại VN định hướng tăng mức độ ĐDH thu nhập cao hơn mức ĐDH bình quân là 27,3% bằng giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực phi truyền thống, cụ thể tăng tỷ lệ doanh thu hoạt động thuần ngoài lãi cao hơn mức bình quân là 22,3%. Đây là chính sách kinh doanh tất yếu khi hiện tại nguồn thu của các NHTM tập trung chính yếu từ hoạt động tín dụng. Do nguồn thu nhập mang lại của hoạt động tín dụng đang ở tỷ trọng lớn nên các NHTM VN tập trung phát triển hơn nữa các hoạt động phi tín dụng, cải thiện tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này để các NHTM hoạt động ổn định trong bối cảnh kinh tế biến động, đầy thách thức và môi trường cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước.


ĐDH thu nhập là hướng đến thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện tại, các NHTM VN đang triển khai dịch vụ có tính hiệu quả đa hướng và theo đặc tính từng loại hình như thanh toán trong ngoài nước, thẻ ghi có ghi nợ, tư vấn đầu tư tài chính, bảo hiểm, định giá tài sản, dịch vụ thuê két sắt, thu hộ . . .Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi theo thời gian trong điều kiện kinh tế thị trường. Điều này cũng là thử thách và cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. Các NHTM VN cần thường xuyên nghiên cứu và khảo sát để am hiểu, nắm bắt kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở nghiên cứu đó, các NHTM thiết kế các sản phẩm-dịch vụ mới thoả mãn tốt nhất nhu cầu đa dạng khách hàng để ĐDH thu nhập ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTM không ngừng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.

5.2.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro ngân hàng

Với kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H5a, H5b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H13a, H13b, ĐDH tiền gửi làm giảm rủi ro ngân hàng và ngược lại. Do đó, các NHTM VN xem xét chính sách ĐDH tiền gửi, cụ thể tăng cường ĐDH tiền gửi giảm tỷ trọng tiền gửi khách hàng (chiếm 73,8%), tăng tỷ trọng các loại tiền gửi khác như tiền gửi từ ngân hàng khác, các loại tiền gửi khác để hạn chế rủi ro ngân hàng. Các giải pháp thực hiện ĐDH nghiệp vụ ngân hàng, phối hợp phát triển nghiệp vụ tiền gửi với các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa . . . ĐDH tiền gửi tại thị trường bằng giải pháp công nghệ ngân hàng số làm tăng ĐDH tiền gửi góp phần làm giảm rủi ro ngân hàng.

Đối với hoạt động tín dụng, theo kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H6a, H6b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H14a, H14b, để quản trị rủi ro, các NHTM Việt Nam cần thực thi ĐDH tín dụng. Thực trạng cơ cấu tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang tập trung cao ở mức độ 86,7% nên cần ĐDH tín dụng hơn nữa, chuyển dần cơ cấu cho vay sang các danh mục khác như tín dụng tài trợ thương mại và doanh nghiệp; tín dụng bán lẻ và tiêu dùng hiện tại đang ở mức thấp 11,2%, 3,7%. Cụ thể các NHTM Việt Nam triển khai ĐDH nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phối hợp với các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán, thẻ tín dụng . . . chú trọng công tác bán lẻ, cho vay nhỏ lẻ đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Bên


cạnh đó, các NHTM cần chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ ĐDH các sản phẩm tín dụng gắn liền với công nghệ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ĐDH tài sản thỏa giả thuyết H7a, H7b, H15a, ĐDH tài sản tác động làm giảm rủi ro ngân hàng. Do đó, các NHTM VN định hướng phân bổ nguồn lực tài sản ĐDH hơn, tăng tỷ trọng tài sản cố định và tài sản khác, có vậy thì mới giảm thiểu rủi ro ngân hàng.

Với kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H8a, H8b và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H16a, H16b, ĐDH thu nhập tác động gia tăng rủi ro ngân hàng và ngược lại. Để thực hiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, các NHTM VN xây dựng chiến lược kinh doanh gắn liền yếu tố ĐDH thu nhập như là 1 thành phần trong chiến lược. Việc đầu tư dàn trãi để thực hiện ĐDH thu nhập trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động như hiện nay gây rủi ro hơn việc tập trung vào các nguồn thu nhập đang ổn định. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động ĐDH, ngân hàng nghiên cứu thực thi nhiều chiến lược kinh doanh khác để khai thác và giải phóng các nguồn lực sẳn có chưa sử dụng triệt để của mình. Như vậy, ngân hàng mới đạt được mục tiêu kép kiểm soát được rủi ro và tăng trưởng HQHĐKD bền vững.

5.2.3. Công tác quản trị nợ xấu ngân hàng

Về công tác quản lý nợ xấu, theo kết quả nghiên cứu tác động một chiều thỏa giả thuyết H5a, H6a, H7a và tác động đồng thời thỏa giả thuyết H13a, H14a, H15a, ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến rủi ro DPTD, tức gia tăng hoạt động ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động giảm rủi ro DPTD (rủi ro nợ xấu) và ngược lại. Bên cạnh ĐDH để giảm rủi ro DPTD (rủi ro nợ xấu), các NHTM VN xem xét tăng cường thực thi phương án xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng vì tỷ lệ nợ xấu càng gia tang sẽ tác động tiêu cực đến HQHĐKD của ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM cần nâng cao quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh hơn nữa

Ngoài việc sử dụng giải pháp bằng ĐDH ngân hàng, các nhà quản trị NHTM xúc tiến thúc đẩy công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam nhằm tránh tỷ lệ nợ xấu cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Khi đó, các NHTM Việt Nam hoạt động trong điều kiện thị trường tài chính an toàn, lành mạnh và thực hiện tốt vai trò kênh truyền dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế. Mặc khác, bản thân các NHTM Việt Nam cần chủ động các giải pháp ứng phó với các kịch bản thay đổi của

Ngày đăng: 11/07/2022