Thống Kê Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Của Chuyên Gia, Cbql, Gv Về Mức Độ Khả Thi Của 5 Biện Pháp Đề Xuất (N=97)


Bảng 3.4. Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia, CBQL, GV về mức độ khả thi của 5 biện pháp đề xuất (n=97)


TT


Biện pháp

Mức độ


ĐTB


T.

bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Ít

khả thi

Không

khả thi


1.

Xác định ma trận tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu

học người dân tộc thiểu số


82


13


2


0


3.82


1


2.

Thiết kế bài dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu

học người dân tộc thiếu số


66


29


1


1


3.64


3


3.

Tổ chức bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu

học người dân tộc thiểu số


76


19


2


0


3.68


2


4.

Đánh giá bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân

tộc thiểu số


65


25


4


3


3.56


5


5.

Bồi dưỡng năng lực khai thác tiềm năng giáo dục kĩ năng sống thông qua nghiên cứu bài

học


67


26


3


1


3.63


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 17

Kết quả điều tra qua bảng 3.3, 3.4 cho thấy, chuyên gia, CBQL, GV đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết ở cả 5 biện pháp. Điều này khẳng định tính hợp lý của các biện pháp mà luận án đã đề xuất trong mối tương quan với thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.


Về đánh giá mức độ khả thi của 5 biện pháp, hầu hết các biện pháp được đánh giá ở mức rất khả thi. Riêng biện pháp 4 có số lượng ý kiến còn nghi ngại thể hiện rất rõ so với các biện pháp còn lại. Các con số này qua thăm dò CBQL, GV cho thấy việc đổi mới công tác đánh giá KNS là cần thiết, nhưng vận dụng vào đánh giá HSTH, đặc biệt là HSTH người DTTS cần linh hoạt do sự khác biệt về tâm lý, đặc trưng vùng miền còn nhiều khó khăn…

Tóm lại: Kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn CBQL, GV đều tán thành với những biện pháp mà luận án đề xuất. Trong đó ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, rất khả thi ở mức độ cao hơn so với các mức độ khác. Điều này có thể khẳng định, các biện pháp xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

3.3.2. Thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học thì cần tiến hành thực nghiệm. Song, do điều kiện thời gian, tác giả chọn 2 biện pháp để tiến hành thực nghiệm. Việc chọn biện pháp 2,3 để thực nghiệm vì đây được xem như biện pháp có tính đột phá trong hệ thống các biện pháp đề xuất.

3.3.2.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp 2 “Thiết kế bài dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiếu số” và biện pháp 3 “Tổ chức bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” đã đề xuất. Từ đó khẳng định tác động tích cực của các biện pháp đề xuất tới việc nâng cao chất lượng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

3.3.2.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng: Các biện pháp đề xuất được thực nghiệm trên đối tượng HSTH người DTTS ở 2 trường tiểu học tại tỉnh Kon Tum, gồm 01 trường ở vùng sâu, vùng xa và 01 trường ở nông thôn. Đây là những trường tiểu học có hầu hết HS là người DTTS và phần lớn HS tham gia thực nghiệm đều có kết quả học tập từ trung bình trở lên. Các GV tham gia dạy thực nghiệm và đối chứng đều có trình độ chuyên môn tương đồng nhau về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và đều đạt chuẩn trở lên.


Thời gian: Thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2020-2021.

Địa bàn thực nghiệm: Được tiến hành tại 4 lớp thuộc 2 trường: Trường tiểu học Đăk Rơ Ông (Tu Mơ Rông - Kon Tum) và Trường tiểu học Lê Đình Chinh (Đăk Hà - Kon Tum). Cụ thể:

Bảng 3.5. Bảng mẫu thực nghiệm


TT

Tên trường

Nhóm TN

Nhóm ĐC

Tổng

Lớp

Số HS

Lớp

Số HS

1.

Trường Tiểu học Đăk Rơ Ông, Đăk

Rơ Ông, Tu Mơ Rông, Kon Tum


4A


26


5B


25


51

2.

Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, Đăk

La, Đăk Hà, Kon Tum

5A

25

4B

26

51

Tổng cộng





102

3.3.2.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2020-2021, đây là thời gian học tập mà trong chương trình môn khoa học lớp 4,5 có nhiều nội dung, bài học có thể tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS. Trong quá trình thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất được sử dụng kết hợp với nhau nhằm GDKNS cho HSTH người DTTS thông qua hoạt động dạy học.

Nội dung thực nghiệm một số bài trong môn Khoa học lớp 4, lớp 5 có tích hợp nội dung GDKNS thông qua hoạt động dạy học cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

Đối với lớp 4 chúng tôi dạy thực nghiệm 3 bài: (Phụ lục 13) Đối với lớp 5 chúng tôi dạy thực nghiệm 3 bài: (Phụ lục 14)

Dựa vào nội dung bài học, sau khi được tập huấn, GV dạy thực nghiệm lựa chọn nội dung phù hợp để thiết kế bài học, cách khai thác tiềm năng GDKNS của từng PP&KTDH tích cực đã chọn sau đó tiến hành thực nghiệm. Công tác thực nghiệm được tiến hành trên cùng một đối tượng đã khảo sát ở năm học trước.

Nội dung thực nghiệm tập trung chủ yếu vào sự tiến bộ của những nhóm kĩ năng HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên còn yếu (các kĩ năng đã được thể hiện trong ma trận). Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi không có tham vọng thực nghiệm tất cả các KNS phải giáo dục cho HS mà chỉ thực nghiệm 2 nhóm KNS cơ bản, cụ thể:


Nhóm kĩ năng bảo vệ bản thân:

- Kĩ năng sử dụng thực phẩm sạch an toàn.

- Kĩ năng phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

- Kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước

Nhóm kĩ năng bảo vệ môi trường:

- Kĩ năng bảo vệ môi trường rừng

- Kĩ năng vệ môi môi trường đất

- Kĩ năng vệ môi môi trường nước và không khí

Ngoài 2 nhóm KNS trên, trong quá trình giảng dạy còn nhiều KNS có tiềm năng được giáo dục như: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, bất đồng...

(Nội dung các bài TN được trình bày tại: PL.13,14)

3.3.2.4. Quy trình thực nghiệm và đánh giá

a. Quy trình thực nghiệm

Quy trình thực nghiệm được thiết kế nghiên cứu, đánh giá kết quả trước TN và sau TN, có nhóm đối chứng, phân bổ ngẫu nhiên, quy trình được thực hiện như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị:

Bước: 1: Xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung thực nghiệm;

Lập kế hoạch thực nghiệm, báo cáo Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông, Đăk Hà về kế hoạch thực nghiệm để xin ý kiến phê duyệt.

Liên hệ Ban giám hiệu, các đoàn thể và GV trong 2 trường tham gia thực nghiệm về kế hoạch thực nghiệm và xin ý kiến đồng thuận của nhà trường.

Thiết kế các bài học môn Khoa học lớp 4, lớp 5 có tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS thông qua hoạt động dạy học.

Bước 2: Lựa chọn nhóm ĐC và TN;

Luận án tổ chức thực nghiệm các biện pháp được tiến hành trên 102 HS lớp 4 và lớp 5 ở 2 trường Tiểu học. Lớp TN gồm 51 HS, lớp ĐC gồm 51 HS. HS ở lớp TN và lớp ĐC đảm bảo các điều kiện như nhau về: Mức độ kiến thức; số lượng HS, cơ sở vật chất, các phương tiện tổ chức dạy học; GV giảng dạy là người có kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, có kĩ năng tốt và ứng xử sư phạm chuẩn mực.


Bước 3: Tập huấn GV tham gia thực nghiệm;

- Yêu cầu GV tham gia TN: có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục, có kĩ năng thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung GDKNS cho HS.

- Cung cấp tài liệu tập huấn cho GV.

- Nội dung và cách thức tập huấn:

+ Mời chuyên gia về trực tiếp tại trường để tập huấn kĩ năng thiết kế bài học có tích hợp nội dung GDKNS thông qua hoạt động dạy; cung cấp hệ thống KNS chung, các KNS đặc trưng của HSTH người DTTS, cách thức tích hợp và khai thác tiềm năng GDKNS thông qua hoạt động dạy học.

+ Các tổ, khối tại trường tổ chức các chuyên đề của từng môn học có tích hợp GDKNS theo tiếp cận nội dung và tiếp cận PP&KTDH tích cực.

+ Tổ chức cho GV thực hành các tiết dạy, dự giờ, rút kinh nghiệm theo chuyên đề tại tổ chuyên môn.

+ Hướng dẫn GV cách tự học, kĩ năng khai thác tiềm năng GDKNS cho HS thông qua hoạt động dạy học.

- Giai đoạn triển khai thực nghiệm:

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cho tổ chức thực nghiệm

Kiểm tra về tài liệu cho GV, lớp học, phương tiện, thiết bị, tình hình các lớp tham gia tổ chức TN. Phối hợp với nhà trường đo kết quả đầu vào theo tiêu chí đánh giá trên các mục tiêu TN.

Bước 2: Tổ chức thực nghiệm

- Đối với lớp thực nghiệm: GV thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung GDKNS theo phương án và kế hoạch thực nghiệm đã được thống nhất.

- Đối với lớp ĐC: GV tổ chức bài học theo phương thức truyền thống. Sau đó chúng tôi tiến hành đo kết quả, lấy đó làm cơ sở so sánh với kết quả của lớp TN.

Bước 3: Đánh giá kết quả của HS lớp TN sau quá trình tác động so sánh với mức độ trước khi tác động và so sánh với mức độ của HS lớp ĐC. Quan sát, đánh giá mức độ biểu hiện và hiệu quả các kiến thức, kĩ năng của HS trước và sau thực nghiệm.

- Giai đoạn phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Bước 1: Mô tả kiến thức, kĩ năng của HS trước thực nghiệm qua việc xử lý và phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm.


Bước 2: Mô tả kiến thức, kĩ năng của HS sau thực nghiệm qua việc xử lý và phân tích kết quả khảo sát sau thực nghiệm.

Bước 3: Kết luận về tính hiệu quả của thực nghiệm qua phân tích, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.

b. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá

* Về mặt định lượng:

Thiết kế, xây dựng các bài kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng trước và sau thực nghiệm, tác giả luận án đã xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu, nội dung môn Khoa học lớp 4, 5 ở các bài, các hoạt động triển khai thực nghiệm. Dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm (bao gồm các câu hỏi lượng giá, trắc nghiệm) với các thang đánh giá được xây dựng cho phù hợp:

- Về kiến thức: Tiêu chuẩn được xây dựng để đánh giá kiến thức HS cả về số lượng và chất lượng gồm:

+ Số lượng và bài làm được thể hiện đủ số ý cơ bản.

+ Chất lượng bài làm phải chính xác, rõ ràng thể hiện được khả năng khái quát và tính hệ thống kiến thức. Ngoài ra, chất lượng còn thể hiện ở việc HS biết sử dụng tri thức để giải thích, phân tích và rút ra được kết luận phù hợp với các trường hợp cụ thể.

Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên, bài kiểm tra đánh giá kiến thức trước và sau thực nghiệm của HS được thiết kế với thang điểm 10 bậc, vẫn được dùng để đánh giá môn học ở tiểu học hiện nay và chia thành 4 mức độ như sau:

+ Loại giỏi: Điểm từ 8 đến 10, bài làm của HS thể hiện đầy đủ chính xác các ý cơ bản, có tính khái quát và logic, thể hiện được tính sáng tạo, chứng tỏ việc nắm tri thức chắc chắn và sâu sắc.

+ Loại khá: Điểm từ 7 đến nhỏ hơn 8, bài làm của HS thể hiện đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái quát và logic, tính sáng tạo còn hạn chế, chứng tỏ việc nắm tri thức cơ bản chắc chắn.

+ Loại trung bình: Điểm từ 5 đến nhỏ hơn 7, bài làm của HS thể hiện tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái quát, tính hệ thống còn hạn chế, chứng tỏ các em đã nắm tri thức cơ bản nhưng chưa vững chắc.

+ Loại yếu: Điểm dưới 5, bài làm của HS thể hiện chưa đầy đủ, thiếu chính xác các ý cơ bản, chưa khái quát, chưa hệ thống, còn nhiều sai sót, chứng tỏ các em chưa nắm được tri thức cơ bản.


- Về đánh giá kĩ năng:

Theo các nhà tâm lý học trẻ em, kĩ năng của HSTH chưa có tính bền vững cao; do đó, có thể hôm nay các em rất hay quan sát, tìm hiểu có thể ngày mai các em lại không hay thực hiện các KN đó. Trẻ em xử lý tình huống thực tế theo cách của chúng nên kĩ năng của HSTH không giống như kĩ năng của người lớn, đặc biệt là những kĩ năng liên quan. Kĩ năng của HSTH tương đối phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, hành vi của bản thân các em... Do đó, trong khoa học GD hiện nay, việc lượng hóa, đánh giá KN của HSTH là công việc khó khăn. Việc này đòi hỏi người đánh giá phải luôn theo sát, tham gia trực tiếp vào các hoạt động cùng các em trong một quá trình lâu dài, để trực tiếp quan sát kĩ năng của các em. Thêm vào đó, chúng tôi sử dụng PP Videograph ghi hình và phân tích kết quả trực tiếp trên các phần mềm. Đây là PP mới và không ít khó khăn khi sử dụng.

Chính vì vậy, sau quá trình TN với thời gian hạn chế, chúng tôi không có tham vọng rằng HS tham gia TN hình thành những KN liên quan đạt được mức độ cao.

* Về mặt định tính:

Tiến hành phỏng vấn xin ý kiến đánh giá của GV giảng dạy thực nghiệm về tính khả thi và khả năng áp dụng trên diện rộng của biện pháp thực nghiệm. Ngoài ra, kèm theo một số chỉ tiêu hỗ trợ đó là: Đánh giá thái độ, hứng thú của HS trong quá trình học tập thông qua quan sát và phiếu tự đánh giá. Các mức độ hứng thú và hành vi như sau:

Mức độ 1: Không thích:

- HS tỏ ra thờ ơ, chán nản và không chú ý trong quá trình dạy học. Có những biểu hiện không bằng lòng, khó chịu;

- Thụ động, không tham gia vào hoạt động chung; không chuẩn bị cho hoạt động học trên lớp.

Mức độ 2: Bình thường:

- HS không hào hứng, tích cực trong quá trình dạy học;

- Đã tham gia vào hoạt động nhưng đôi khi còn mất tập trung, đôi khi biết phối hợp với GV và HS khác trong chuẩn bị và tổ chức hoạt động.

Mức độ 3: Thích:

- HS tỏ ra hào hứng, phấn khởi, vui vẻ với việc học tập;


- Tham gia tích cực vào hoạt động, đôi khi chưa thực sự có ý thức trách nhiệm trong hoạt động chung; phối hợp với bạn và nhóm nhiều khi cong lỏng lẻo; trao đổi, cộng tác với GV để thực hiện hiệu quả hoạt động học tập.

Mức độ 4: Rất thích:

- HS tỏ ra hào hứng, phấn khởi, vui vẻ với việc học tập;

- Tham gia tích cực vào hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong hoạt động chung; chăm chú theo dõi, quan sát, có sự cộng tác tích cực chủ động trong phối hợp với bạn và nhóm; trao đổi, cộng tác với GV để thực hiện hiệu quả hoạt động học tập.

3.3.2.5. Phương thức xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

a. Về mặt định lượng:

+ Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sau khi đã khảo sát thực tế giữa hai lớp TN và ĐC.

+ Các công thức được sử dụng trong phần thống kê đó là:

(1) Giá trị trung bình (Mean): để tính điểm trung bình cộng của các điểm số, kết quả trung bình của SV hai nhóm TN và ĐC.

(2) Độ lệch chuẩn (standarized deviation): dùng để mô tả mức độ phân tán của các điểm số.

(3) Giá trị xác suất p của phép kiểm chứng T-test: giá trị p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p ≤ 0,05). Để kiểm tra sự chênh lệch giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau TN có xảy ra một cách ngẫu nhiên hay không, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test. Kết quả có thể xảy ra các trường hợp như sau:

+ Nếu p > 0,05 thì sự chênh lệch kết quả của nhóm TN và ĐC xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên nghĩa là không có tác động chênh lệch vẫn xảy ra.

+ Nếu p ≤ 0,05 chênh lệch xảy ra không ngẫu nhiên, nghĩa là biện pháp được sử dụng để tác động tới nhóm TN có tạo ra sự thay đổi so với nhóm ĐC. Kết quả đó có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học.

(4) Hệ số tương quan Pearson: để phân tích so sánh tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi của SV thu được sau thực nghiệm. Khi p < 0,05 thì giá trị r có ý nghĩa cho việc phân tích mối quan hệ giữa hai biến số. Sử dụng bảng giải thích giá trị r của Hopkins

Với đề tài này, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích dữ liệu thu được nên các công thức được máy vi tính tự động tính toán. Các thủ tục thống kê bao gồm cả thống kê mô tả như điểm trung bình cộng, độ lệch chuẩn,

Ngày đăng: 13/03/2023