Quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm là hoạt động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo triển khai và kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường nhằm giúp người học hình thành hành vi, thói quen theo hướng tích cực để giao tiếp, ứng phó hiệu quả và thích nghi với mọi hoàn cảnh sống.
1.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở
Giáo dục KNS trong các nhà trường là nhằm mang đến cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học có thể thích nghi với cuộc sống hiện tại. Như vậy, việc giáo dục KNS cần được thực hiện từ rất sớm ngay từ khi còn nhỏ và nội dung giáo dục cần phải phù hợp với từng lứa tuổi và phải được tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần.
Các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được quy định tại công văn số 463/CV-BGDĐT, ngày 28/1/2015 của Bô Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các cơ sở GDMN, GDPT. Đối với cấp Mầm non và cấp tiểu học nội dung chủ yếu là hình thành cho các em kĩ năng cơ bản như tự tin, tự lực, kĩ năng giao tiếp với bạn bè thầy cô, kĩ năng kiên trì…, ở lứa tuổi THCS tiếp tục rèn luyện những nội dung ở cấp tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi thiết thực như: (1) kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; (2) kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo; (3) kỹ năng giao tiếp và hợp tác; (4) kỹ năng tự nhận thức và cảm thông; (5) kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực; (6) kỹ năng tự học. [14]
1.3.1. Đặc điểm học sinh lứa tuổi trung học cơ sở
Học sinh THCS bắt đầu từ 11 đến 15 tuổi lứa tuổi này có vị trí đặc biệt, tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức... của thời kỳ này. Các em bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác, muốn thể hiện bản thân. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn thường hay đan xen, tình cảm còn mang tính bồng bột, dễ bị sa đà. Như vậy trong giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2
- Các Nghiên Cứu Về Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trung Học
- Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Phát Triển Giáo Dục Huyện Đăk Glong Tỉnh Đăk Nông
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trang Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Của Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Huyện Đăk Glong – Tỉnh
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
1.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Mục đích cao nhất của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh chính là để các em có một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình giáo dục kỹ năng cũng cần hướng các em đến những hành vi tốt đẹp. Có thể nói quá trình GDKNS cho học sinh THCS trong các cơ sở giáo dục đã được tiến hành từ cấp học thấp nhất và dần củng cố, phát triển ở cấp học cao hơn. Ở cấp THCS nội dung GDKNS được tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
(1) Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống của một con người. Trong việc học tập và các công việc hàng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào, đặc biệt với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đang có những thay đổi cơ bản về tâm – sinh lý. Vì vậy việc giáo dục cho các em ở lứa tuổi này “Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề” là hướng tới giúp các em biết: (1) Lựa chọn phương án tối ưu kịp thời khi xử lí các vấn đề cần thiết trong cuộc sống; (2) Rèn cho HS có khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn, kịp thời phù hợp trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Như vậy, có thể nhận thấy để đạt được mục tiêu nêu trên, các nhà trường cần xác định các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, ví dụ như đưa học sinh
vào các tình huống giả định, lồng ghép vào các hoạt động trải nghiệm... bởi vì để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất trong tình huống cụ thể thì cần nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề và nhận phản hồi từ những người xung quanh có những quan điểm, suy nghĩ khác để có tầm nhìn rộng hơn và từ đó, chọn ra một giải pháp phù hợp.
(2) Kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo
Con người trong thời đại ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp... Để đưa ra những quyết định phù hợp, con người cần có khả năng phân tích một cách phê phán.
Biểu hiện của tư duy phê phán: Tính phê phán của tư duy đòi hỏi phải xem xét, đánh giá đối với tri thức, kinh nghiệm đã có. Khi xem xét các nguồn thông tin, con người phải nhìn nhận một cách có phê phán, xác định thông tin nào là chứng cứ cho lập luận đưa ra. Tính phê phán của tư duy, một mặt biểu hiện trong tư duy có phê phán với tư tưởng của chính mình, mặt khác thể hiện trong thái độ tư duy có phê phán đối với ý kiến, quan điểm của người khác.
Người có tư duy phê phán thường biết đưa ra, bảo vệ những luận cứ về một vấn đề nào đó, song cũng sẵn sàng thay đổi ý kiến trước những bằng chứng và lập luận hợp lý; đồng thời có năng lực nhận ra, chống lại các thành kiến, dám quyết đoán.
Tư duy sáng tạo là kĩ năng sống quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp. Người có tư duy sang tạo thường không thỏa mãn với cách giải quyết vấn đề đã có, luôn mong muốn tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho vấn đề đưa ra.
Hoạt động học tập của học sinh THCS đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức cao hơn nhiều so với học sinh TH. Ở lứa tuổi này, các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa được hoàn thiện hơn; tính tự trọng và tự ý thức của HS phát triển đến trình độ cao, do đó HS có thể tự đánh giá bản thân một cách toàn diện hơn trước; khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng
một cách độc lập sáng tạo được phát triển.Vì vậy, ở lứa tuổi này HS cần được tạo điều kiện để rèn luyện tư duy phản biện và tư duy sang tạo.
(3) Kỹ năng giao tiếp và hợp tác
Học sinh lứa tuổi THCS cần đạt được kĩ năng cơ bản trong giao tiếp như: lắng nghe, nói, đọc, viết, tự thể hiện mình, đánh giá giao tiếp với người khác và thích ứng một cách có hiệu quả với những giao tiếp có liên quan, chia sẻ ý kiến với các thành viên gia đình, bạn bè và người khác, thể hiện tình cảm một cách cởi mở nhưng không làm hại người khác.
Mỗi cá nhân phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.;Hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích mong muốn là quá trình giao tiếp. Qua hợp tác, HS trao đổi ý tưởng giúp nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và tự mình tìm kiếm tri thức bằng chính hành động của mình.
(4) Kỹ năng tự nhận thức và cảm thông
Sự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng. Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân, qua giá trị của mình và kiên định giữ gìn những giá trị có ý nghĩa đối với mình trong các tình huống phải lựa chọn giá trị.
- Nếu con người có lòng tự trọng cao hay tích cực:
+ Người đó sẽ cảm nhận tốt về bản thân
+ Người đó tự tin và quý trọng bản thân
+ Người đó cảm thấy mình còn có giá trị đối với người khác
+ Người đó sẽ cư xử tốt và cảm thấy mạnh mẽ
- Nếu con người có lòng tự trọng thấp hoặc tiêu cực sẽ không tự hào về bản thân, không có những hành động lành mạnh, trong sáng trong cuộc sống và cảm thấy bản thân là vô dụng và không có sức mạnh.
Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân họ gây ra
(5) Kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực
Đây chính là kỹ năng giúp con người nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng, tầm quan trọng của kĩ năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc, từ đó có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, biết cách giải tỏa và làm chủ cảm xúc.
Nếu học sinh có thể hiểu biết, nắm bắt được cảm xúc của mình sẽ giúp các em thể hiện suy nghĩ của mình với người khác, biết cách điều chỉnh các hành vi, ngôn từ thì không diễn ra những sai lầm đáng tiếc và giữ được những mối quan hệ tốt đẹp.
Kỹ năng quản lý cảm xúc, đương đầu với áp lực giúp HS nhận thức căng thẳng là tất yếu trong cuộc sống, nhận biết nguyên nhân gây ra căng thẳng để có biện pháp khắc phục; có thể làm chủ và giữ cho cảm xúc của chính mình luôn ở hiện trạng tích cực, con người cần cố gắng rèn luyện và điều chỉnh mỗi ngày.
(6) Kỹ năng tự học
Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó,biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Ngày nay, tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục); tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường; tự học giúp chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình; tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho việc tự học ở các bậc học cao hơn.
Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cở sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan
đến hoạt động đó. Các nhà nghiên cứu đã phân chia các kỹ năng tự học theo nhiều cách khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu ở Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, kỹ năng tự học có thể phân thành 4 nhóm, đó là nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế( lập kế hoạch), nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tóm lại: kỹ năng tự học giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của các bạn học sinh. Mỗi tiết học đều bị giới hạn về thời gian, giáo viên không thể truyền tải hết toàn bộ nội dung đến cho các bạn, vì vậy, kỹ năng tự học sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn kiến thức, từ đó nhớ lâu hơn, dễ dàng vận dụng các kiến thức khi cần thiết.
1.3.3. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Để đạt được mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc quan trọng đối với GD KNS như:
Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng/ suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của học sinh.
Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kỹ năng.
Người học vận dụng kỹ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực của cuộc sống; tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học.
Tóm lại: Giáo dục kỹ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
1.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở
1.4.1. Hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với định hướng dạy học phát triển năng lực, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trở thành hoạt động bắt buộc, thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với thời lượng không nhỏ ( 105 tiết/ năm ) trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đây là một bước chuyển lớn trong giáo dục phát triển năng lực, đòi hỏi sự nỗ lực cả ở phía người thực hiện - lực lượng giáo viên trong nhà trường phổ thông. Định hướng phát triển bản thân là một trong những yêu cầu chiếm thời lượng lớn nhất của hoạt động trải nghiệm cấp trung học cơ sở.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nề nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Vận dụng những kiến thức lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm và xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề, các nhà trường cần thực hiện xây dựng các chủ đề trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở để thực hiện nội dung hướng đến các nội dung theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.4.2. Mối quan hệ giữa giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm chính là làm thay đổi hành vi của học sinh từ thói quen thụ động chuyển thành những hành vi mang tính chủ động làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho cá nhân góp phần phát triển xã hội; củng cố thói quen tích cực, nề nếp trong học tập và sinh hoạt của học sinh; có hành vi giao tiếp ứng xử văn hóa và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh có kiến thức cần thiết của cuộc sống, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện tại và không ngừng biến đổi trong tương lai.
Tục ngữ Việt Nam từ lâu cũng đã khẳng định “ học đi đôi với hành”, như vậy có thể nói nếu như các em học sinh được giáo dục kỹ năng mà lại không có điều kiện thực tế và các hoạt động giáo dục giả định để trải nghiệm thì kết quả giáo dục KNS sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.Vì vậy, nhà trường cần tạo ra những tình huống khác nhau thông qua hoạt động trải nghiệm để có thể giúp các em hình thành các KNS cần thiết và đồng thời giúp các nhà giáo dục có cơ sở thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giáo dục KNS và sự vận dụng các kỹ năng đã được giáo dục ứng phó với các thay đổi của cuộc sống; quá trình này cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện những hạn chế của quá trình giáo dục và tiến hành điều chỉnh sửa chữa nhằm hướng tới mục tiêu không có sản phẩm lỗi trong giáo dục.
1.4.3. Hình thức và phương pháp tổ chức triển khai giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở
Giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học cơ sở có thể tổ chức dưới nhiều hình đa dạng, phong phú được thực hiện thông qua các nhóm hình thức tổ chức sau đây:
Các hình thức có tính khám phá: là những hình thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm với thế giới tự nhiên, trải nghiệm thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy. Qua hình thức này giáo dục cho học sinh biết tình yêu quê hương đất nước, tính sáng tạo, tính đoàn kết…Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa, bài tập quan sát phát hiện, xử lí tình huống…ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, tình yêu quê hương đất nước, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Các hình thức có tính thể nghiệm, tương tác: là những hình thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu và thể nghiệm ý tưởng. Có thể tổ chức nhiều phương pháp như hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân,