Lớp 5
Bảng 3.11. Kiểm định t - Test
Sự khác biệt theo cặp | t | df | Sig. (2- tailed) | |||
Điểm trung bình cộng | Độ lệch chuẩn | |||||
Cặp 1 | Điểm của HS nhóm TN lớp 5 (sau TN) Điểm của HS nhóm ĐC lớp 5 (sau TN) | .76 | .97 | 3.92 | 24 | .001 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng Năng Lực Khai Thác Tiềm Năng Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Nghiên Cứu Bài Học
- Thống Kê Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Của Chuyên Gia, Cbql, Gv Về Mức Độ Khả Thi Của 5 Biện Pháp Đề Xuất (N=97)
- So Sánh Điểm Kiểm Tra Môn Khoa Học Lớp 4 Của Lớp Tn Và Đc Trước Thực Nghiệm
- Kết Quả Hứng Thú Học Tập Của Hs Nhóm Tn Và Đc Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 21
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 22
Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.
Kết quả TN trong bảng kiểm định t-Test theo cặp cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình cộng sau thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC với t = 3.92 (p <0.01). Đây là một trong những bằng chứng để khẳng định tác động thực nghiệm có hiệu quả.
Kết luận: Từ những phân tích, so sánh trên cho thấy: HS của nhóm TN được xác định cụ thể ở những vùng miền khác nhau thì trước và sau TN có sự phát triển tiến bộ rõ rệt. Những HS ở lớp TN đã chứng minh được kết quả tác động của việc tổ chức dạy học có tích hợp GDKNS theo tiếp cận nội dung và tiếp cận PPDH tích cực trong quá trình học ở tiểu học là đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong quá trình thực hiện thực nghiệm, HS cho thấy được sự phát huy tối đa những khả năng tích cực của mình với mỗi nội dung bài học được xây dựng và thực hiện. Trong các hoạt động học tập mà HS được tham gia thì sự chủ động trong quá trình tìm tòi suy nghĩ, tìm kiếm những kiến thức mà HS cần lĩnh hội được đánh giá rất cao. HS hoàn toàn có được sự chủ động dưới sự định hướng hoạt động của GV, sự chia sẻ thông tin; các kĩ năng làm chủ bản thân, bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, làm việc trong nhóm… được HS phát huy một cách tối đa nhất.
Phân tích kết quả các kĩ năng bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường của HS được tích hợp trong bài học theo tiếp cận PP&KTDH tích cực
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế các bài học có tích hợp nội dung GDKNS và theo tiếp cận PP&KTDH tích cực, đồng thời có chỉ dẫn cách khai thác PP&KTDH tích cực vào từng nội dung bài học (thể hiện trong các
bài học thực nghiệm). Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phiếu đánh giá dành cho HS, GV và thông qua phỏng vấn, quan sát (phụ lục 7) để đánh giá các kĩ năng bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường của HS, tiến hành tổng hợp, cho điểm các phiếu và tính điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC.
a. Phân tích kết quả các kĩ năng sử dụng thực phẩm sạch và an toàn lớp 4 của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng sử dụng thực phẩm sạch và an toàn của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá kĩ năng sử dụng thực phẩm sạch và an toàn của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm TN 4A | Nhóm ĐC 4B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 14 | 53.8 | 0 | 0 | 13 | 52 | 0 | 0 |
3 | 9 | 34.6 | 8 | 30.8 | 9 | 36 | 8 | 32 |
4 | 2 | 7.7 | 13 | 50.0 | 2 | 8 | 16 | 64 |
5 | 1 | 3.8 | 5 | 19.2 | 1 | 4 | 1 | 4 |
Tổng | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 | 25 | 100.0 | 25 | 100.0 |
ĐTB | 2.62 | 3.88 | 2.64 | 3.72 | ||||
SD | .81 | .71 | .81 | .54 |
Nhận xét: So sánh kết quả đạt được của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ở mức độ xếp loại có thể thấy:
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 2 trước TN của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC đều ở mức độ cao, nhóm TN là (53.8%), nhóm ĐC là (52%). Sau thực nghiệm thì cả nhóm TN và nhóm ĐC đều phát triển vượt bậc, không còn HS nào ở mức độ này.
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 4, 5 sau thực nghiệm của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC đều ở mức độ cao, nhóm TN là (69.2%), nhóm ĐC là (68%). Bảng phân bố điểm số cũng cho thấy ở mức độ điểm 4 sau thực nghiệm của nhóm ĐC (64%) cao hơn hơn so với nhóm TN (50%), điều này chứng tỏ rằng nhiều HS ở nhóm ĐC có kĩ năng thành thục hơn so với nhóm TN. Lý do, có thể nhiều HS ở nhóm ĐC
trong quá trình học tập đã rất tích cực và có những trải nghiệm thực tế nên đúc rút được nhiều kĩ năng hơn.
Kết luận: Qua phân tích kĩ năng sử dụng thực phẩm sạch và an toàn của HS nhóm TN trước và sau thực nghiệm có thể khẳng định rằng: các biện pháp sử dụng trong thực nghiệm đã có tác động đến kết quả học tập và rèn luyện của HSTH người DTTS và làm tăng kết quả, chất lượng học tập của HS. Qua đây có thể khẳng định kết quả đo được về nhận thức, kĩ năng của HS không phải ngẫu nhiên mà là do quá trình tác động sư phạm mang lại.
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá kĩ năng phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm TN 4A | Nhóm ĐC 4B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 18 | 69.2 | 0 | 0 | 17 | 68 | 0 | 0 |
3 | 6 | 23.1 | 16 | 61.5 | 6 | 24 | 20 | 80 |
4 | 2 | 7.7 | 9 | 34.6 | 2 | 8 | 4 | 16 |
5 | 0 | 0 | 1 | 3.8 | 0 | 0 | 1 | 4 |
Tổng | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 | 25 | 100.0 | 25 | 100.0 |
ĐTB | 2.38 | 3.42 | 2.4 | 3.24 | ||||
SD | .64 | .58 | .65 | .52 |
Nhận xét: So sánh kết quả đạt được của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ở mức độ xếp loại có thể thấy:
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 2 trước TN của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC đều ở mức độ cao, nhóm TN là (69.2%), nhóm ĐC là (68%). Sau thực nghiệm thì cả nhóm TN và nhóm ĐC đều phát triển vượt bậc, không còn HS nào ở mức độ này.
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 3 sau thực nghiệm của cả hai nhóm ĐC (80%) cao hơn so với nhóm TN (61.5). Tuy nhiên ở mức độ 4 thì nhóm TN (34.6%) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (16%).
So sánh về điểm trung bình trước và sau thực nghiệm của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có thể khẳng định, biện pháp được sử dụng để tác động tới nhóm TN (3.42) có tạo ra sự thay đổi so với nhóm ĐC (3.24). Kết quả đó có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học.
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng phòng tránh tại nạn đuối nước của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá kĩ năng phòng tránh tại nạn đuối nước của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm TN 4A | Nhóm ĐC 4B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 6 | 23.1 | 4 | 15.4 | 6 | 24 | 0 | 0 |
3 | 8 | 30.8 | 0 | 0 | 7 | 28 | 20 | 80 |
4 | 6 | 23.1 | 0 | 0 | 6 | 24 | 4 | 16 |
5 | 6 | 23.1 | 22 | 84.6 | 6 | 24 | 1 | 4 |
Tổng | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 | 25 | 100.0 | 25 | 100.0 |
ĐTB | 3.46 | 4.54 | 3.48 | 3.72 | ||||
SD | 1.10 | 1.10 | 1.12 | 1.21 |
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, điểm trung bình của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC đều có sự gia tăng đáng kể. Nhóm TN tăng (1.08), nhóm ĐC tăng không đáng kể (0.24). Đối với nhóm ĐC, tỉ lệ HS ở mức độ 2 hoàn toàn không có mà tập trung ở mức độ 3,4 (96%). Trong khi đó với nhóm TN ở mức độ 2 vẫn còn đến (15.4%), nhưng lại tập trung cao ở mức độ 5 (84.6).
So sánh về điểm trung bình trước và sau thực nghiệm của nhóm TN tăng cao, chênh lệch (1.08), trong khi đó nhóm ĐC cũng tăng nhưng không nhiều (0.24). Qua đây cho thấy kết quả đo được về nhận thức và kĩ năng của HS về kĩ năng phòng tránh tại nạn đuối nước không phải do ngẫu nhiên mà do quá trình tác động sư phạm tạo ra sự thay đổi đó.
* So sánh giá trị trung bình từng kĩ năng của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Bảng 3.15. Kiểm định t - Test
Sự khác biệt theo cặp | t | df | Mức ý nghĩa Sig. (2- tailed) | |||
Điểm trung bình cộng | Độ lệch chuẩn | |||||
Cặp 1 | KN sử dụng thực phẩm sạch và an toàn của nhóm TN (sau TN) KN sử dụng thực phẩm sạch và an toàn của nhóm ĐC (sau TN) | .16 | .37 | 2.14 | 24 | .043 |
Cặp 2 | KN phòng bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng của nhóm TN (sau TN) KN phòng bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng của nhóm ĐC (sau TN) | .16 | .37 | 2.14 | 24 | .043 |
Cặp 3 | KN phòng tránh tai nạn đuối nước của nhóm TN (sau TN) KN phòng tránh tai nạn đuối nước của nhóm ĐC (sau TN) | .80 | 1.00 | 4.00 | 24 | .001 |
Kết quả thực nghiệm trong bảng kiểm định t-Test theo các cặp cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình cộng sau thực nghiệm giữa nhóm TN (lớp 34) và nhóm ĐC (lớp 4B). Cặp 1 kĩ năng KN sử dụng thực phẩm sạch và an toàn với t = 2.14 (p<0.05); cặp 2 kĩ năng phòng bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng t = 2.14 (p<0.05); cặp 3 kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước t=4.00 (p<0.01). Đây là những bằng chứng để khẳng định tác động thực nghiệm có hiệu quả.
b. Phân tích kết quả các kĩ năng bảo vệ môi trường của HS lớp 5 của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng bảo vệ môi trường rừng của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá kĩ năng bảo vệ môi trường rừng của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Lớp thực nghiệm 5A | Lớp đối chứng 5B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 5 | 20 | 3 | 12 | 5 | 19.2 | 3 | 11.5 |
3 | 5 | 20 | 3 | 12 | 6 | 23.1 | 11 | 42.3 |
4 | 9 | 36 | 5 | 20 | 9 | 34.6 | 3 | 11.5 |
5 | 6 | 24 | 14 | 56 | 6 | 23.1 | 9 | 34.6 |
Tổng | 25 | 100 | 25 | 100 | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 |
ĐTB | 3. 64 | 4.20 | 3.61 | 3.69 | ||||
SD | 1.07 | 1.08 | 1.06 | 1.09 |
Nhận xét: So sánh kết quả đạt được của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ở mức độ xếp loại có thể thấy:
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 2,3 trước TN của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC đều ở mức độ cao, nhóm TN là (40%), nhóm ĐC là (42.3%).
Tỉ lệ HS xếp loại ở mức độ 5 sau thực nghiệm cả nhóm TN và nhóm ĐC đều phát triển vượt bậc. Tuy nhiên nhóm TN (56%) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (34.6%).
So sánh về điểm trung bình trước và sau thực nghiệm của cả hai nhóm TN và nhóm ĐC cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học.
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng bảo vệ môi trường đất của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá kỹ bảo vệ môi trường đất của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Lớp thực nghiệm 5A | Lớp đối chứng 5B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 5 | 20 | 0 | 0 | 5 | 19.2 | 0 | 0 |
3 | 9 | 36 | 2 | 8 | 10 | 38.5 | 11 | 42.3 |
4 | 9 | 36 | 1 | 4 | 9 | 34.6 | 1 | 3.8 |
5 | 2 | 8 | 22 | 88 | 2 | 7.7 | 14 | 53.8 |
Tổng | 25 | 100 | 25 | 100 | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 |
ĐTB | 3. 32 | 4.80 | 3.31 | 4.12 | ||||
SD | .90 | .58 | .88 | .99 |
Nhận xét: Nhìn vào bảng có thể thấy, điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm tăng đáng kể (4.80) lệch 1.48 và nhóm ĐC (4.12) lệch 0.81.
Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập của nhóm TN và nhóm ĐC với hệ số p = 0,01< 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của hai nhóm TN và ĐC. Điều này chứng mình rằng có sự thay đổi về kĩ năng của HS và biện pháp thực nghiệm đã tạo ra sự thay đổi đó.
* Phân tích kết quả đánh giá kĩ năng bảo vệ môi trường không khí và nước của nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm.
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá kĩ năng bảo vệ môi trường không khí và nước của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Lớp thực nghiệm 5A | Lớp đối chứng 5B | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 8 | 32 | 2 | 8 | 8 | 30.8 | 3 | 11.5 |
3 | 7 | 28 | 3 | 12 | 7 | 26.9 | 15 | 57.5 |
4 | 7 | 28 | 6 | 24 | 8 | 30.8 | 2 | 7.7 |
5 | 3 | 12 | 13 | 52 | 3 | 11.5 | 4 | 15.4 |
Tổng | 25 | 100 | 24 | 96 | 26 | 100.0 | 24 | 92.1 |
ĐTB | 3.20 | 4.25 | 3.23 | 3.30 | ||||
SD | 1.04 | .98 | 1.03 | .93 |
Nhận xét: Nhìn vào bảng có thể thấy, điểm trung bình của nhóm TN trước và sau thực nghiệm tăng đáng kể (4.25) lệch 1.05. Trong khi đó nhóm ĐC có tăng nhưng không đáng kể (3.30) lệch 0.07.
Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập của nhóm TN và nhóm ĐC với hệ số p = 0,00< 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của hai nhóm TN và ĐC. Điều này chứng mình rằng có sự thay đổi về kĩ năng của HS và biện pháp thực nghiệm đã tạo ra sự thay đổi đó.
* So sánh giá trị trung bình từng kĩ năng của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Lớp 5
Bảng 3.19. Kiểm định t - Test
Sự khác biệt theo cặp | t | df | Mức ý nghĩa Sig. (2- tailed) | |||
Điểm rung bình cộng | Độ lệch chuẩn | |||||
Cặp 1 | KN bảo vệ môi trường rừng của nhóm TN (sau TN) KN bảo vệ môi trường rừng của nhóm ĐC (sau TN) | .72 | .98 | 3.67 | 24 | .001 |
Cặp 2 | KN bảo vệ môi trường đất của nhóm TN (sau TN) KN bảo vệ môi trường đất của nhóm ĐC (sau TN) | .48 | .82 | 2.92 | 24 | .008 |
Cặp 3 | KN bảo vệ môi trường không khí và nước của nhóm TN (sau TN) KN bảo vệ môi trường không khí và nước của nhóm ĐC (sau TN) | .95 | 1.00 | 4.48 | 21 | .000 |
Kết quả TN trong bảng kiểm định t-Test theo các cặp cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình cộng sau TN giữa nhóm TN (lớp 5A) và nhóm đối chứng (lớp 5B). Cặp 1 kĩ năng bảo vệ môi trường rừng với t = 3.67 (p<0.01); cặp 2 kĩ năng bảo vệ môi trường đất t=2.92 (p<0.01); cặp 3 kĩ năng bảo