điểm trung vị, điểm yếu vị và thống kê suy luận như hệ số tương quan, kiểm định sự khác biệt t-Test…
b. Về mặt định tính:
Các thông tin thu được từ phương pháp quan sát, trò chuyện dùng để lý giải, minh họa việc diễn giải các số liệu thu được từ xử lý số liệu định lượng.
3.3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi đã xây dựng các đề trắc nghiệm kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Nội dung đề kiểm tra tập trung vào nhận thức và các kĩ năng của HS thông qua các bài học trong môn Khoa học lớp 4, Khoa học lớp 5. Do đó, đối với bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm, chúng tôi không đánh giá độc lập kiến thức và kĩ năng đối với HS mà xây dựng nội dung bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS tương ứng với mục tiêu của bài học. Qua đó, kết quả đánh giá sau thực nghiệm minh chứng cho kết quả của GDKNS có kết hợp theo tiếp cận PPDH tích cực và cũng khẳng định kết quả dạy học này.
Phân tích kết quả học tập môn Khoa học của HS lớp 4 và lớp 5
a. Phân tích kết quả học tập môn Khoa học lớp 4, 5 trước thực nghiệm
Chúng tôi tổ chức làm bài kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào của lớp TN và ĐC. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra môn Khoa học
Nhóm lớp 4
Nhóm lớp 5
Điểm
TN
ĐC
TN
ĐC
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
3 | 2 | 7.7 | 2 | 8.0 | 2 | 8.0 | 2 | 7.7 |
4 | 2 | 7.7 | 3 | 12.0 | 2 | 8.0 | 2 | 7.7 |
5 | 6 | 23.1 | 6 | 24.0 | 5 | 20.0 | 6 | 23.1 |
6 | 6 | 23.1 | 6 | 24.0 | 5 | 20.0 | 6 | 23.1 |
7 | 5 | 19.2 | 3 | 12.0 | 6 | 24.0 | 5 | 19.2 |
8 | 3 | 11.5 | 3 | 12.0 | 3 | 12.0 | 3 | 11.5 |
9 | 1 | 3.8 | 1 | 4.0 | 1 | 4.0 | 1 | 3.8 |
10 | 1 | 3.8 | 1 | 4.0 | 1 | 4.0 | 1 | 3.8 |
Tổng ĐTB | 26 6.0 | 100.0 769 | 25 5.9 | 100.0 200 | 25 6.1 | 100.0 600 | 26 6.0 | 100.0 769 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Bài Dạy Có Tích Hợp, Lồng Ghép Nội Dung Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học Người Dân Tộc Thiểu Số
- Bồi Dưỡng Năng Lực Khai Thác Tiềm Năng Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Nghiên Cứu Bài Học
- Thống Kê Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Của Chuyên Gia, Cbql, Gv Về Mức Độ Khả Thi Của 5 Biện Pháp Đề Xuất (N=97)
- Kết Quả Đánh Giá Kĩ Năng Sử Dụng Thực Phẩm Sạch Và An Toàn Của Nhóm Thực Nghiệm Và Đối Chứng
- Kết Quả Hứng Thú Học Tập Của Hs Nhóm Tn Và Đc Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 21
Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.1. So sánh điểm kiểm tra môn Khoa học lớp 4 của lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm kiểm tra môn khoa học lớp 5 của lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
Nhận xét: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm TN và ĐC cho thấy: Kết quả học tập của HS hai nhóm TN và ĐC là tương đồng nhau. Điểm số các bài kiểm tra của HS cả hai nhóm không có sự chênh lệch nhiều. Điểm bài kiểm tra của HS lớp TN và lớp ĐC đều được trải từ điểm 3 đến điểm 10, trong đó, số lượng các bài kiểm tra ở lớp 4 đạt điểm 5 và 6 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, còn lớp 5 mức độ điểm 5,6 và 7 chiếm nhiều nhất.
Kết luận: Với kết quả đầu vào của nhóm TN và nhóm ĐC về kết quả học tập môn Khoa học cho thấy không có sự khác biệt giữ hai nhóm. Điều này đảm bảo độ tin cậy và khách quan của việc lựa chọn đối tượng tác động của các biện pháp được đề xuất.
b. Phân tích kết quả học tập môn Khoa học lớp 4, 5 sau thực nghiệm
* Phân tích kết quả học tập của HS lớp ĐC trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
Nhóm ĐC lớp 4 | Nhóm ĐC lớp 5 | |||||||
Trước ĐC | Sau ĐC | Trước ĐC | Sau ĐC | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
3 | 2 | 8.0 | 1 | 4.0 | 2 | 7.7 | 1 | 3.8 |
4 | 3 | 12.0 | 3 | 12.0 | 2 | 7.7 | 3 | 11.5 |
5 | 6 | 24.0 | 5 | 20.0 | 6 | 23.1 | 4 | 15.4 |
6 | 6 | 24.0 | 7 | 28.0 | 6 | 23.1 | 5 | 19.2 |
7 | 3 | 12.0 | 5 | 20.0 | 5 | 19.2 | 7 | 26.9 |
8 | 3 | 12.0 | 2 | 8.0 | 3 | 11.5 | 3 | 11.5 |
9 | 1 | 4.0 | 1 | 4.0 | 1 | 3.8 | 2 | 7.7 |
10 | 1 | 4.0 | 1 | 4.0 | 1 | 3.8 | 1 | 3.8 |
Tổng | 25 | 100.0 | 25 | 100.0 | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 |
ĐTB | 5.9200 | 6.0800 | 6.0769 | 6.3846 |
Nhận xét:
So sánh kết quả điểm kiểm tra đạt được trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC ở mức độ xếp loại có thể thấy:
Lớp 4, tỉ lệ HS xếp mức độ điểm trung bình là ngang nhau (48%), mức độ điểm khá sau thực nghiệm có cao hơn nhưng không đáng kể (28%) tăng (4%). Điểm trung bình của nhóm sau thực nghiệm cao hơn so với trước thực nghiệm (0.16).
Lớp 5, tỉ lệ HS xếp mức độ trung bình ở nhóm trước thực nghiệm cao hơn sau thực nghiệm (11.6). Tuy nhiên mức độ điểm khá của nhóm sau thực nghiệm lại cao hơn so với nhóm trước thực nghiệm (7.7%). Điểm trung bình của nhóm sau thực nghiệm cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng (0.31).
Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số p = 3.38>0.05 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của cả hai nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm.
Kết luận: Qua phân tích kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC, điểm trung bình kết quả học tập môn Khoa học không có sự khác biệt, điều này chứng mình rằng trình độ đầu vào và đầu ra là tương đương nhau và việc lựa chọn mẫu thực nghiệm là hoàn toàn ngẫu nhiên.
* Phân tích kết quả học tập của HS lớp TN trước và sau thực nghiệm
Cùng với việc tiến hành phân tích, so sánh kết quả học tập của HS lớp TN trước và sau thực nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành thống kê, so sánh mối quan hệ về điểm số của các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm của HS lớp TN. Kết quả các bài kiểm tra môn Khoa học của HS nhóm TN được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra môn Khoa học Trước và sau thực nghiệm của nhóm Thực nghiệm
Nhóm TN lớp 4 | Nhóm TN lớp 5 | |||||||
Trước TN | Sau TN | Trước TN | Sau TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
3 | 2 | 7.7 | 1 | 3.8 | 2 | 8.0 | 0 | 0 |
4 | 2 | 7.7 | 3 | 11.5 | 2 | 8.0 | 2 | 8.0 |
5 | 6 | 23.1 | 4 | 15.4 | 5 | 20.0 | 2 | 8.0 |
6 | 6 | 23.1 | 5 | 19.2 | 5 | 20.0 | 3 | 12.0 |
7 | 5 | 19.2 | 5 | 19.2 | 6 | 24.0 | 8 | 32.0 |
8 | 3 | 11.5 | 4 | 15.4 | 3 | 12.0 | 6 | 24.0 |
9 | 1 | 3.8 | 2 | 7.7 | 1 | 4.0 | 2 | 8.0 |
10 | 1 | 3.8 | 2 | 7.7 | 1 | 4.0 | 2 | 8.0 |
Tổng | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 | 25 | 100.0 | 25 | 100.0 |
ĐTB | 6.0769 | 6.5385 | 6.1600 | 7.1200 |
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu điểm kiểm tra đạt được trước và sau thực nghiệm của nhóm TN có cho thấy có sự ra tăng đáng kể về mức độ điểm số ở mức độ khá, giỏi. Cụ thể:
Lớp 4, tỉ lệ HS xếp mức độ điểm trung bình ở nhóm trước TN cao hơn sau TN (11.6). Mức độ điểm số chỉ được gia tăng ở mức độ điểm khá, giỏi ở nhóm sau TN, mức khá sau TN tăng (3.9%), mức giỏi tăng (7.8%). Hiệu số điểm trung bình trước và sau thực nghiệm tăng (0.462).
Lớp 5, tỉ lệ HS xếp mức độ điểm trung bình ở nhóm trước TN cao hơn sau TN (20%). Mức độ điểm số chỉ được gia tăng ở mức độ điểm khá, giỏi ở nhóm sau TN, mức khá sau TN tăng (20%), mức giỏi tăng (8%). Hiệu số điểm trung bình trước và sau thực nghiệm tăng (0.96).
Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số p = 0,001 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của hai nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Kết luận: Qua phân tích kết quả học tập của HS nhóm TN trước và sau thực nghiệm có thể khẳng định rằng: các biện pháp sử dụng trong thực nghiệm đã có tác động đến kết quả học tập môn Khoa học của HSTH người DTTS và làm tăng kết quả, chất lượng học tập môn học này của HS. Qua đây có thể thấy, kết quả đo được về nhận thức của HS không phải ngẫu nhiên mà là do quá trình tác động sư phạm mang lại.
Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập của HS lớp 4 TN trước và sau TN
Biểu đồ 3.4. Kết quả học tập của HS lớp 5 TN trước và sau thực nghiệm
c. Phân tích kết quả học tập môn Khoa học lớp 4, 5 của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Tiến hành phân tích so sánh kết quả các bài kiểm tra của HS sau khi tiến hành TN của cả nhóm TN và nhóm ĐC để có thể khẳng định hơn nữa tác động của các biện pháp thực nghiệm đến kết quả học tập môn Khoa học lớp 4, 5 của HS. Kết quả cụ thể được thống kê trong bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Nhóm lớp 4 | Nhóm lớp 5 | |||||||
ĐC | TN | ĐC | TN | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
3 | 1 | 4.0 | 1 | 3.8 | 1 | 3.8 | 0 | 0 |
4 | 3 | 12.0 | 3 | 11.5 | 3 | 11.5 | 2 | 8.0 |
5 | 5 | 20.0 | 4 | 15.4 | 4 | 15.4 | 2 | 8.0 |
6 | 7 | 28.0 | 5 | 19.2 | 5 | 19.2 | 3 | 12.0 |
7 | 5 | 20.0 | 5 | 19.2 | 7 | 26.9 | 8 | 32.0 |
8 | 2 | 8.0 | 4 | 15.4 | 3 | 11.5 | 6 | 24.0 |
9 | 1 | 4.0 | 2 | 7.7 | 2 | 7.7 | 2 | 8.0 |
10 | 1 | 4.0 | 2 | 7.7 | 1 | 3.8 | 2 | 8.0 |
Tổng | 25 | 100.0 | 26 | 100.0 | 26 | 100.0 | 25 | 100.0 |
ĐTB | 6.0800 | 6.5385 | 6.3846 | 7.1200 |
Biểu đồ 3.5. So sánh điểm kiểm tra lớp 4 của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.6. So sánh điểm kiểm tra lớp 5 của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu điểm kiểm tra đạt được của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm cho thấy có sự ra tăng đáng kể về mức độ điểm số khá, giỏi của HS lớp TN cao hơn hẳn so với số điểm khá, giỏi của HS lớp ĐC. Điểm trung bình các bài kiểm tra của HS cả lớp TN và lớp ĐC có sự chênh lệch về điểm số và mức độ. Kết
quả học tập môn học của HS lớp TN và lớp ĐC trước TN đều ở mức độ TB thì sau TN mức độ của lớp TN đã tăng lên một bậc đạt mức độ khá.
Thông qua bảng phân phối về điểm kiểm tra đầu ra chúng ta nhận thấy sự phân phối tần suất về điểm số qua quá trình kiểm tra được xác định dựa trên kết quả của các bài kiểm tra sau khi tiến hành tổ chức giảng dạy theo tiếp cận PPDH tích cực. Bên cạnh đó còn kết hợp với quá trình quan sát, nhận xét thông qua các hoạt động của HS trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập so sánh với lớp ĐC không giảng dạy theo tiếp cận PP&KTDH tích cực ở cùng một khu vực địa lý.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kiểm định t-Test để so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm theo từng cặp giá trị trước và sau khi tác động thực nghiệm xem có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê hay không? Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện ở các bảng sau:
Mô tả những tham số thống kê kết quả học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Lớp 4
Bảng 3.10. Kiểm định t - Test
Sự khác biệt theo cặp | t | df | Mức ý nghĩa Sig. (2- tailed) | |||
Điểm trung bình cộng | Độ lệch chuẩn | |||||
Cặp 1 | Điểm nhóm TN của HS lớp 4 (sau TN) Điểm nhóm ĐC của HS lớp 4 (sau TN) | .44 | .65 | 3.38 | 24 | .002 |
Kết quả TN trong bảng kiểm định t-Test theo cặp cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình cộng sau thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC với t = 3.38 (p < 0.01). Đây là một trong những bằng chứng để khẳng định tác động thực nghiệm có hiệu quả.