PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Thuật ngữ KNS đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như chỉ ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống mà thế hệ trẻ cần có. Trong đó Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những nghiên cứu về kĩ năng sống.
UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc triển khai giáo dục KNS trong thực tiễn đó là: Quyền được học KNS; Phát triển những KNS; Đánh giá KNS. Những nguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung sống, đây chính là khung cấu trúc của một cách tiếp cận KNS trong giáo dục hiện nay.
Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương là: nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Những vấn đề nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,… P.Ia.Galperin trong các công trình nghiên cứu của
mình chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V.Tseburseva, kỹ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Kỹ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 1
- Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 2
- Kĩ Năng Sống, Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Mục Tiêu Của Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Giáo Dục Kns Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Về phương pháp giáo dục các kĩ năng sống, nghiên cứu của Quest International (1990) dựa trên nghiên cứu về chiến lược dạy và học từ nhiều kết quả nghiên cứu khác đã đề xuất “phương pháp luận học tập kỹ năng sống” gồm 4 phần dựa trên cơ sở 6 giả thiết mà các nhà nghiên cứu đã quyết định hình thành nên cơ sở của việc học. Những giả thiết là: 1/ Học tập hướng tới mục đích; 2/ Học tập là kết nối thông tin mới với kiến thức trước đó; 3/ Học tập là có chiến lược; 4/ Học tập diễn ra theo các giai đoạn; 5/ Học tập là đệ quy; và 5/ Học tập bị ảnh hưởng bởi sự phát triển (dẫn theo [23, tr.20]).
Năm 2005, Bary L.Boyd trong đề tài “Kỹ năng sống cho trẻ- Developing life skills in yourth” tác giả cho rằng thiếu niên hiện nay cần được hình thành và phát triển KNS, tác giả cũng nhấn mạnh đến những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tự nhận thức…
Dự án “Improving Students: Teaching Improvisation to High School Students to Increase Creative and Critical Thinking” (Giảng dạy ứng xử cho học sinh để tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng phê bình) của tác giả Beth D. Slazak (2013) (dẫn theo [37]). Đây là dự án được triển khai bởi Trung tâm nghiên cứu sáng tạo quốc tế (International Center for Studies in Creativity). Dự án tập trung vào việc dạy học sinh những kỹ năng mang tính ngẫu hứng nhằm nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo và tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực cho học sinh. Nội dung trình bày các công cụ để thực hiện đào tạo các kỹ năng sáng tạo giải quyết vấn đề, các quy tắc và khái niệm của các hoạt động trải nghiệm ngẫu hứng và kỹ năng tư duy tình cảm. Các dự án đã hoàn thành bao gồm các kế hoạch bài học, một bảng tính, một đoạn video hỗ trợ học sinh và các nhà giáo dục trong giảng dạy các kỹ năng này.
Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại Bỉ đã khẳng định một trong những sứ mạng của trường tiểu học là giúp cho trẻ tự lập và tạo điều kiện, tạo môi trường để trẻ phát triển kĩ năng sống. Theo đó, cần cho trẻ học kĩ năng sống và kĩ năng tự lập sẽ hình thành cho trẻ nhân cách tốt. Hay giáo dục các giá trị sống để có các kĩ năng sống ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang xem là trung tâm của tất cả thành quả mà giáo viên và nhà trường tâm huyết có thể hi vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, kĩ năng sống.
1.1.1.2. Hoạt động trải nghiệm
Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu Bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững.
Solovyev V.S nhà triết học Nga quan niệm trải nghiệm là sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ý nghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT khoa học Hội đồng quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (2002); Ở Singapore cục phát triển lao động WDA đã thiết lập hệ thống kĩ năng nghề ESS… Ở mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, sinh viên.
Năm 2009, chương trình giáo dục của Hàn Quốc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành nội dung môn học trong chương trình của nhà trường phổ thông bao gồm: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động định hướng phát triển bản thân.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Ở Việt Nam, chương trình giáo dục kĩ năng sống với nhiều nghiên cứu khác nhau, có thể nhắc đến chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và các nhóm đối tượng đặc thù trong công đồng dân cư ở Việt Nam.
Chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” [6].
Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kĩ năng sống” tác giả Nguyễn Thanh Bình khẳng định những yêu cầu cụ thể đối với việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Tác giả cho rằng: “Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập chủ động, chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động của học sinh là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạy học tích cực” [3].
Một số công trình nghiên cứu khác trong nước đề cập đến vấn đề KNS nói chung và KNS trong nhà trường nói riêng như: KNS cho tuổi vị thành niên của tác giả Nguyễn Thị Oanh; Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên của tác giả Phạm Văn Nhân; Giáo dục KNS của tác giả Nguyễn Kỳ Anh - Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học của các tác giả Ngô Thị Tuyên, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng cũng chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trường và cho rằng thiếu kĩ năng sống con người sẽ thiếu nền tảng giá trị sống. Theo các tác giả thì học sinh phải tham gia chủ động vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống mới làm thay đổi hành vi của các em. Tài liệu cũng đưa ra các phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tác giả Lục Thị Nga đã phân tích tầm quan trọng của kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học và cho rằng: Nhân cách được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học và con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh việc làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào môn khoa học, tác giả đưa ra phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và phân tích ý nghĩa thực tiễn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và chỉ ra những yếu tố cần thiết, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa nội dung giáo dục KNS đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Nhìn chung giáo dục KNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng đã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, thường thì các tác giả chú trọng đến giáo dục KNS qua các môn học trong nhà trường, ít có đề tài giáo dục KNS qua hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học, Vì vậy, đề tài mà người nghiên cứu đang thực hiện vừa góp phần làm rõ về giáo dục KNS theo xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay vừa thể hiện tính đặc trưng, mới mẻ so với các đề tài khác cùng chủ đề.
1.1.2.2. Hoạt động trải nghiệm
Tác giả Lê Huy Hoàng, nghiên cứu một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới (2014) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, con đường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông [15].
Nguyễn Thu Hoài, nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học (2014) đã đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông [14].
Đinh Thị Kim Thoa, nghiên cứu về mục tiêu năng lực, nội dung chương trình và cách đánh giá của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đã xác định mục tiêu, đề xuất nội dung, các tiêu chí đánh giá mục tiêu năng lực hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông [30].
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2015) với công trình nghiên cứu “Kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam. Tác giả đã phân tích các kỹ năng tổ chức hoạt động sáng tạo cho học sinh đồng thời trình bày các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học hiệu quả [31]. Đồng thời tác giả còn vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về HĐTN. Theo bà, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. HĐTN là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực [32].
1.1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Vấn đề tổ chức, quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục đã được quan tâm nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2012) với đề tài “Quản lí công tác giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội” chỉ rõ ưu thế của việc giáo dục KNS thông qua các hoạt động Đội, từ đó tác giả xác định mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội TNTP HCM trong trường tiểu học và từ đó xác định nội dung quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội như quản lý về lập kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội, quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội, quản lý cơ sở vật chất, việc phối hợp các lực lượng cũng như việc kiểm tra đánh giá giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội TNTP HCM ở trường tiểu học.[1]
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục của tác giả Hoàng Thúy Nga (2016) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội” đã xác định rõ các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học, bên cạnh đó tác giả cũng đã xác định cụ thể quá trình quản lý, mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học; để xây dựng nội dung quản lí hoạt động giáo dục ở trường tiểu học; từ đó thiết lập mối quan hệ giữa nội dung này với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học [23].
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục của tác giả Trần Thị Thu Hiền (2017) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Quế Lâm – Phú Thọ” đã xác định được mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho học sinh THPT và nội dung quản lý giáo dục KNS cho học sinh THPT như xây dựng kế hoạch quản lý GD KNS cũng như việc tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc giáo dục KNS cho học sinh [14].
Có thể nói, có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục KNS thông qua các hoạt động giáo dục. Những công trình đó đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục KNS thông qua các hoạt động giáo dục nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm Quản lý
Có thể xem xét quản lý dưới các góc độ khác nhau: Ở góc độ chung nhất thì quản lý vạch ra mục tiêu cho bộ máy, lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt mục tiêu đã định. Ở góc độ kinh tế, quản lý là tính toán sử dụng hợp lý nguồn lực nhằm đạt mục tiêu đề ra. Ở góc độ chính trị xã hội, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Ở góc độ hành động thì quản lý là quá trình điều khiển.
Sự đa dạng về cách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý.
Theo C. Mac “Quản lý là lao động điều khiển lao động” [8, tr.350], Mác viết: “bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân… một nhạc sĩ thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [19, tr.22].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất về quản lý là “Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình” [7, tr.30].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới” [28, tr.32].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Chương “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [9, tr.21].
Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể và khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [5, tr.41].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung” [2, tr.176].
Theo tác giả Phan Văn Kha, khái niệm quản lý trong hoạt động giáo dục được hiểu là: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra
.....