Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10


lập và đưa vào triển khai Contact Center (TTDVKH) và thực hiện triển khai toàn bộ các dịch vụ, các tiện ích mà Contact Center đem lại, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ KH đồng thời tiết kiệm chi phí cho KH, NH và toàn XH. Trong đó đặc biệt lưu ý phải căn cứ vào số lượng và thói quen KH của NH, số lượng các cuộc điện thoại cần xử lý trong những khoảng thời gian xác định trong ngày, phạm vi cung cấp dịch vụ để xây dựng mô hình tổ chức của TTDVKH hiệu quả nhất.

- Để kiện toàn và củng cố sức mạnh của các NHTMVN trong thời kỳ hội nhập, các NH cần nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, có sự đầu tư cho thích đáng công tác dự báo, phân tích để phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị và điều hành hoạt động của mỗi NH.

- Các NHTM Việt Nam cần phối hợp với NH nhà nước xây dựng hệ thống lưu trữ, cập nhật thông tin lịch sử tín dụng của toàn bộ khách hàng cá nhân, các thông tin cá nhân khách hàng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Vì hiện nay các đề nghị được vay vốn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá và đưa ra quyết định chủ yếu căn cứ vào chính sách tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng đó và tình hình lãi suất trên thị trường mà chưa có một công cụ hiệu quả nào để đánh giá được rủi ro tín dụng của người vay vốn.

- Với những danh mục sản phẩm, dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là các chi nhánh NH nước ngoài đang cạnh tranh bằng phương châm không cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Như vậy các ngân hàng trong nước phải nhanh chóng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại tăng tỷ lệ giao dịch tự động trong tổng số các giao dịch, xây dựng và phát triển sản phẩm lõi, tập trung phát triển thêm các tính năng mới, các dịch vụ giá trị gia tăng cho các sản phẩm này bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để rút ngắn khoảng cách trong cuộc cạnh tranh.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hoạt động bán lẻ của NHTM ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung của NH. Thông qua hoạt động bán lẻ, các NHTM mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh, phân tán rủi ro và ngày càng gia tăng nguồn thu cho NH. Vì vậy, xu thế hiện nay, các NHTM coi phát triển hoạt động bán lẻ như một chiến lược dài hạn, và để chiến thắng các NHTM cần có bức tranh tổng quan về hoạt động NHBL.

Do đó, trong Chương 1 luận án đã tập trung hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động bán lẻ như: Lịch sử phát triển, khái niệm và đặc điểm, vai trò của hoạt động NHBL; hệ thống hóa các hoạt động NHBL chủ yếu, các kênh phân phối trong hoạt động NHBL; chỉ ra một số tiêu chí đánh giá sự phát triển và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bán lẻ của NHTM. Nghiên cứu phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển hoạt động bán lẻ của NHTM và rút ra bài học thực tế vận dụng cho các NHTM Việt Nam. Các bài học đó là kiện toàn và củng cố sức mạnh của các NHTMVN, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị; chú trọng việc đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển các dịch vụ tiện ích; phát triển các kênh phân phối hiện đại; có sự đầu tư cho thích đáng công tác dự báo, phân tích, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng phục vụ KH; xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ KH thông qua việc thành lập Contact Center tại các NHTMVN.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam.

Trong những năm qua công cuộc đổi mới ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, VN là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á chỉ sau Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất ấn tượng, từ năm 2004 trở lại đây, nền KT liên tục tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Tốc độ tăng GDP năm 2004 tăng 7,79%, năm 2005 tăng 8,44%, năm 2006 tăng 8,17%, năm 2007 tăng 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%), và năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới rất khó khăn GDP của VN vẫn tăng 6,23%.

Nếu tính chung cho tăng trưởng KT bình quân hàng năm của cả 3 năm từ 2006 đến hết năm 2008 này thì VN đã đạt ở mức 7,61% và vẫn đạt mục tiêu kế hoạch như đã đề ra của Đại hội X là bình quân hàng năm tăng 7,5-8%.

Nhờ sự tăng trưởng KT mạnh mẽ đó, với dân số 86,16 triệu người, thu nhập bình quân theo giá thực tế của VN năm 2008 đạt 1.024USD/người, chỉ số này cao vọt so với mức 833 USD/người của năm 2007, trong khi năm 2006 đạt mức 750USD/người, năm 2005 mức 670USD/người và chỉ đạt mức 524USD/người năm 2004.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2004-2008

(Đơn vị: %)



2004

2005

2006

2007

2008

Giá trị

7,79

8,44

8,17

8,44

6,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10



%

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

8.44

7.79

8.17

8.44

6.23

Năm

2004 2005 2006 2007 2008

Giá trị

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, và báo cáo của Chính phủ năm 2008

Biểu đồ 2.1 - Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2004 – 2008

Nền kinh tế VN có những bước phát triển khả quan là một điều kiện quan trọng thúc đẩy hoạt động bán lẻ gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua được thể hiện qua bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2 Doanh số bán lẻ của VN giai đoạn 2004 - 2008

(Đơn vị: Tỷ USD)



2004

2005

2006

2007

2008

Giá trị

18,5

22,5

36

45

54,3


Giá trị

Tỷ USD 60

50

40

54.3

45

36

30

20

22.5

18.5

10

0

2004

2005

2006

2007

2008

Năm

Nguồn: Báo cáo khảo sát của CB Richard Ellis

Biểu đồ: 2.2. Doanh số bán lẻ của VN giai đoạn 2004 – 2008


Việt Nam sẽ là một thị trường bán lẻ tiềm năng, điểm đến của nhiều nhà bán lẻ có tiếng trên thế giới vì tốc độ gia tăng doanh số bán lẻ ấn tượng qua các năm. So với năm 2000, doanh số bán lẻ năm 2008 đã tăng gần 5 lần đạt 54,3 tỷ USD và dự kiến 2010 doanh số bán lẻ của VN đạt mức 60 tỷ USD.

- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài


Đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế VN, đặc biệt trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, lạm phát cao nhưng nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn coi VN là thị trường đầy tiềm năng để quyết định thực hiện nhiều dự án lớn hàng tỷ USD.Việc VN chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài và XK là các nhân tố chủ chính thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN. FDI đã tăng mạnh, năm 2004, số vốn đăng kí vào Việt Nam là 4,5 tỷ USD,năm 2005, tổng vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, năm 2006, vốn đăng ký đạt 12 tỷ USD và năm 2007 thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉ USD tăng 8,3 tỉ USD, so năm 2006 (12 tỉ USD), vượt kế hoạch 7 tỉ USD. Nét mới trong thu hút vốn FDI năm 2007 là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngân hàng. Đến tháng 12 năm 2008, cả nước đã thu hút được 64 tỉ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007.

Trong đó vốn FDI thực hiện tăng lên nhanh chóng, năm 2004 là 3 tỷ, năm 2005 là 3,3 tỷ USD, năm 2006 là 4,1 tỷ USD, năm 2007 là 8,03 tỷ USD và năm 2008 là 10,8 tỷ USD. Con số đó nói lên xu hướng phát triển và tiềm năng tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trọng điểm mang


ý nghĩa KT cao. Tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới PriceWaterHouse- Coopers xếp VN thứ nhất trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư vào ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp phụ trợ.

Bảng 2.3: Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2004-2008

(Đơn vị: tỷ USD)



2004

2005

2006

2007

2008

Giá trị

3

3,3

4,1

8,03

10,8


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài


Tỷ USD

12

10.8

10

8.03

8

6

4.1

4

3

3.3

2

0

Năm

2004 2005 2006 2007 2008

Giá trị


Biểu đồ 2.3 - Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2004-2008

- Về tình hình xuất nhập khẩu:

Nét nổi bật về thương mại trong những năm qua là VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn với VN đã và tạo đà cho thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh. XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng luỹ kế. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2004 đạt 59,5 tỷ USD, năm 2005 đạt gần 70 tỷ USD, năm 2006 đạt 85 tỷ USD, năm 2007 đạt hơn 109 tỷ USD và năm 2008 đạt 143,3 tỷ USD. Điều đáng chú ý là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thuỷ sản, dầu


thô) đều tăng trưởng cao và đạt kim ngạch cao. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu dệt may, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2004-2008

(Đơn vị: tỷ USD)



2004

2005

2006

2007

2008

NK

32,5

38

45

60,8

62,9

XK

27

32

40

48,3

80,4

Nguồn: Báo cáo của Chính Phủ


NK

XK

Tỷ USD

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

80.4

60.8

62.9

48.3

32.5

38

45

40

32

27

Năm

2004 2005 2006 2007 2008


Biểu đồ 2.4 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2004 – 2008


- Tình hình thị trường tài chính - tiền tệ:


Thị trường tài chính VN ngày càng hội nhập với thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thế giới. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã điều hành NHNN và các Bộ liên quan thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết kiệm chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả... Do đó, thời gian gần đây đã kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát nên đã duy trì được sự ổn định các cân đối vĩ


mô như cân đối thu chi ngân sách nhà nước, cân đối vốn cho đầu tư phát triển và cân đối cán cân thương mại.

2.1.2 Tổng quan các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ năm 1986 trở về trước, NH Việt Nam với vai trò làm trung gian kinh tế giữa hậu phương với tiền tuyến, giữa Trung ương với địa phương, giữa các thành phần kinh tế trong toàn bộ lãnh thổ và giữa VN với nền tài chính, tiền tệ của cộng đồng quốc tế. Từ 1986 đến 1990, hệ thống NH Việt Nam chuyển sang vận hành theo sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế, thử nghiệm cơ chế hoạt động mới bằng cách tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Các Ngân hàng chuyên doanh cũ và các NH thành lập mới đã chuyển dần chức năng “cấp phát” sang chức năng hạch toán kinh doanh; tách dần chức năng quản lý Nhà nước về Ngân hàng ra khỏi hoạt động kinh doanh trực tiếp với các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Từ đó cơ chế mới về hoạt động Ngân hàng 2 cấp đã dần hình thành.

Tháng 5/ 1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp. Theo đó, NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và điều hoà lưu thông tiền tệ; bước đầu thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương. Còn các ngân hàng thương mại được hình thành theo các điều kiện quy định của pháp luật, tập trung vào hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của mình.

Tháng 12/1997, hai Luật NH Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998 đã hoàn thiện môi trường pháp lý, tiếp tục mở đường cho sự phát triển của Ngành Ngân hàng Việt Nam trong tiến trình đổi mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022