Giải Quyết Tranh Chấp Theo Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Asean

có thể đóng vai trò môi giới hoặc trọng tài. Hội nghị định kỳ của nguyên thủ quốc gia các nước arập ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải các tranh chấp giữa các nước trong khu vực.

Dưới đây học viên chỉ phân tích biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):

2.3.1. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok (Thái Lan). Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình thống nhất hợp tác và phát triển trong khu vực. Từ 5 nước thành viên ban đầu (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore), lần lượt Brunei (01/1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Myanmar (7/1997) và Campuchia (4/1999) gia nhập, cho đến nay, thành viên ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước trong khu vực, diện tích 4,5 triệu km2 và dân số khoảng hơn 500 triệu người.

Cùng với mục tiêu hợp tác toàn diện trong khu vực, các nước ASEAN cũng đã quan tâm đến việc xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết những bất đồng, tranh chấp phát sinh trong nội bộ khối ASEAN cũng như những tranh chấp phát sinh với các nước ngoài khu vực về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh, quốc phòng,…Trước đây, các quy định về giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định tập trung tại Hiệp ước thân thiện và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á được ký kết tại Bali tháng 02/1976, Nghị định thư về cơ cế giải quyết tranh chấp ký tại Manila (Philippines) ngày 20/11/1996.

Trong năm 2004, các nước thành viên ASEAN đã thông qua một Nghị định thư mới về cơ chế giải quyết tranh chấp, được gọi là Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là Nghị định thư năm 2004). Với việc thông qua Nghị định thư năm 2004, ASEAN đã thực hiện một bước quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống xét xử riêng biệt dựa trên các nguyên tắc mang tính pháp lý khác với hệ thống tập trung vào việc hoà giải như trước đây. Theo hệ thống trước đó, quá trình hoà giải là việc mang lại một giải pháp mà mỗi bên tranh

chấp sẽ lựa chọn để chấp nhận. Nếu có bất đồng, các bên chỉ cần đặt vấn đề sang một bên và không đồng ý với cách giải quyết đó. Thay vào đó, quá trình xét xử mới xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Cách tiếp cận này cho thấy quá trình giải quyết tranh chấp là một quá trình xử lý mang tính kỷ luật cao mà Ban hội thẩm thực hiện phán quyết một cách khách quan về hoạt động bất kỳ nào đó của một số nước thành viên mà không phù hợp với việc áp dụng hiệp định.

Nghị định thư năm 2004 thay thế và xây dựng dựa trên Nghị định thư năm 1996 cung cấp rất nhiều điều khoản quy định chi tiết về tư vấn, thủ tục Ban hội thẩm, thảo luận. Đồng thời Nghị định thư năm 2004 cũng đưa ra thêm thủ tục mới, chẳng hạn như tài liệu tham khảo về Ban hội thẩm, bên khiếu nại, bên thứ ba và Cơ quan phúc thẩm. Thật vậy, việc thành lập Cơ quan phúc thẩm là sự phát triển quan trọng nhất của Nghị định thư năm 2004.

Việc ký kết Nghị định thư năm 2004 về tăng cường giải quyết tranh chấp thương mại đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường thế chế của ASEAN và đây là bước mới nhất trong quá trình hợp pháp hoá các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN. Nghị định thư 2004 đồng thời cũng là một bước rất quan trọng để ASEAN tiến tới thành lập một Cộng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2020. Nghị định thư năm 2004 đánh dấu giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển đổi từ cách thức giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao là chủ yếu sang cách thức giải quyết tranh chấp thông qua con đường xét xử dựa trên các nguyên tắc pháp lý chặt chẽ.

Ngày 20/11/2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử ASEAN khi các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 ở Singapore. Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12/2008. Sự ra đời của Hiến chương ASEAN phản ánh sự trưởng thành của Hiệp hội, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm mạnh mẽ của các nước thành viên nhằm mục tiêu xây dựng một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển với vị thế mới hơn, liên kết chặt chẽ hơn và ràng buộc pháp lý hơn. Đồng thời, Hiến chương cũng dành một chương quy định về việc giải quyết tranh chấp, hệ thống hoá những thoả thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

trước kia của ASEAN và tạo cơ cở pháp lý việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp trong mọi lĩnh vực của ASEAN.

Hiến chương ASEAN được đánh giá là một sản phẩm mang đậm nét truyền thống văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á, là tiếng nói chung phản ánh mức độ “thống nhất trong đa dạng” về một Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết và ràng buộc hơn về pháp lý để giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho các nước thành viên phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Về cơ bản, nội dung của Hiến chương không phải là những vấn đề hoàn toàn mới mà đó là sự đúc kết và hệ thống hóa trong một văn kiện pháp lý những mục tiêu, nguyên tắc và thỏa thuận đã có của ASEAN, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Thông qua Hiến chương, ASEAN và các quốc gia thành viên nêu rò cam kết về việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong các tuyên bố và các văn kiện của ASEAN. Đó là các nguyên tắc như tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ra quyết định bằng tham vấn và đồng thuận…

Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 8

Với cách tiếp cận đó, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, nhiều quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Hiến chương ASEAN cũng được tổng hợp và hệ thống hoá từ các văn kiện khác của ASEAN. Ví dụ, nguyên tắc giải quyết tranh chấp kịp thời bằng biện pháp hoà bình, kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực khi có tranh chấp, tôn trọng sự thoả thuận... đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, TAC năm 1976, được tái khẳng định trong Nghị định thư năm 1996, Nghị định thư năm 2004 và tiếp tục được sử dụng trong Nghị định thư năm 2010. Một số biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính truyền thống của ASEAN như môi giới, trung gian, hoà giải cũng đã được quy định trong Nghị định thư năm 2004, Hiến chương ASEAN và lại được quy định một cách cụ thể hơn, hoàn thiện hơn trong Nghị định thư năm 2010 cùng các phụ lục của Nghị định thư năm 2010.

Điều 22 Hiến chương ASEAN khẳng định ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Khi nói

về “các lĩnh vực hợp tác của ASEAN”, người ta có thể nghĩ đến các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng… Đó cũng là lý do để các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhau xây dựng ASEAN với 3 trụ cột chính (bao gồm Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN); tương ứng với đó là các Hội đồng (Hội đồng cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN, Hội đồng cộng đồng kinh tế ASEAN và Hội đồng cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN). Trong lĩnh vực hợp tác ngoại khối, ASEAN cũng khẳng định ASEAN sẽ phát triển các mối quan hệ hợp tác thân thiện, đối thoại cùng có lợi với các quốc gia, khu vực, các tổ chức quốc tế và các thể chế quốc tế. Song, các cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiến chương ASEAN lại không chia theo các lĩnh vực hợp tác đó. Vì vậy, khi muốn giải quyết một tranh chấp nào đó người ta phải tìm theo các văn kiện của ASEAN để xem lĩnh vực đang tranh chấp đó có được quy định trong các văn kiện cụ thể nào của ASEAN không, thuộc quy định nào của Hiến chương ASEAN, từ đó mới xem xét các quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp. Đây cũng là một trong những nét đặc thù trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo Hiến chương ASEAN, với phương châm duy trì các cơ chế giải quyết tranh chấp đã có và thiết lập thêm các cơ chế giải quyết tranh chấp cho phù hợp với yêu cầu mới.

Khi nói đến một cơ chế giải quyết tranh chấp người ta thường nghĩ đến tổng thể thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Hiến chương ASEAN lại có một cách tiếp cận hơi khác. Mặc dù Hiến chương có một chương quy định về giải quyết tranh chấp và có những điều khoản cụ thể quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các văn kiện của ASEAN, nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở việc đề ra những nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp và phân ra những loại tranh chấp nào thì áp dụng các loại cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại các văn bản nào để giải quyết. Toàn bộ các vấn đề về cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như việc thi hành phán quyết

giải quyết tranh chấp… được quy định trong các văn bản cụ thể về giải quyết tranh chấp hoặc trong các văn kiện cụ thể khác của ASEAN.

Với tất cả những mục tiêu, tôn chỉ đưa ra, Hiến chương ASEAN khẳng định “các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết hoà bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao hay tài phán, thông qua bên thứ ba, trung gian, hoà giải, trọng tài. Các bên cũng có quyền viện dẫn những hình thức giải quyết hoà bình các tranh chấp được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các văn bản luật quốc tế khác mà bên tranh chấp là quốc gia thành viên đã tham gia . Đối với các tranh chấp liên quan tới các văn kiện cụ thể cũng như các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các văn kiện được ký kết trong khuôn khổ ASEAN sẽ được giải quyết thông quan cơ chế, thủ tục mà Hiến chương đã quy định trực tiếp hoặc dẫn chiếu về các văn kiện trước đây của ASEAN.

Hiến chương ASEAN đã phân loại tranh chấp mức độ liên quan đến các văn kiện của ASEAN để xác định cơ chế giải quyết tranh chấp cho phù hợp. Theo đó: (i) Với các tranh chấp liên quan đến một văn kiện cụ thể sẽ áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong văn kiện đó; (ii) Các tranh chấp chung không liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất kỳ một văn kiện nào của ASEAN sẽ áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của TAC; (iii) Các tranh chấp liên quan đến các thoả thuận kinh tế sẽ áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của Nghị định thư năm 2004. Tuy nhiên, nếu những tranh chấp không thuộc 3 dạng tranh chấp kể trên. Ví dụ tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên ASEAN với nhau (không liên quan đến ASEAN hay các quốc gia thành viên khác), tranh chấp liên quan đến lĩnh vực văn hoá - xã hội, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực an ninh, chính trị nhưng không thuộc phạm vi áp dụng của TAC và các quy tắc về thủ tục giải quyết tranh chấp của TAC hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Hiến chương và các văn kiện khác của ASEAN… thì lại chưa có cơ chế giải quyết cụ thể và chưa được quy định cụ thể trong Hiến chương hoặc các văn kiện khác của ASEAN.

Trong khi đó, thì phần lớn các yêu cầu thắc mắc liên quan đến việc giải thích Hiến chương đều liên quan đến các vấn về mang tính thực tiễn thực hiện Hiến chương chứ không chỉ đơn thuần là các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Điều 25 của Hiến chương chỉ quy định chung chung rằng nếu không có quy định cụ thể nào khác, các quốc gia thành viên được thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm cả hình thức trọng tài để giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương hoặc các văn kiện khác của ASEAN. Các văn kiện khác của ASEAN ở đây có thể hiểu là các văn kiện không quy định các cơ chế giải quyết tranh chấp riêng hoặc các tranh chấp liên quan đến các văn kiện này không được quy định ở bất kỳ văn bản nào. Tuy nhiên, Hiến chương không quy định các “cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp” đó là các cơ chế nào, quy trình thủ tục tiến hành ra sao. Do đó, tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một văn kiện quan trọng đó là Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là Nghị định thư năm 2010). Sự ra đời của Nghị định thư năm 2010 nhằm góp phần khắc phục những “khoảng trống” trong khung cơ chế giải quyết tranh chấp quy định tại Hiến chương ASEAN. Theo đó, các cơ chế này nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ những bất đồng do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN và các công cụ của nó. Có 4 cách để giải quyết tranh chấp gồm: Trọng tài, môi giới, trung gian, hòa giải. Các bên thứ ba có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nếu như các bên có tranh chấp đồng ý. Văn kiện này được gọi là Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Ngay trong phần mở đầu của Nghị định thư năm 2010, các quốc gia thành viên đã khẳng định mong muốn ASEAN trở thành một tổ chức pháp quyền (rules- based organization) với các cơ chế giải quyết tranh chấp tin cậy, hiệu quả và có thể thực hiện được nhằm giải quyết tranh chấp một cách kịp thời, hiệu quả. Tại đây, nguyên tắc giải quyết tranh chấp hoà bình của Hiến chương ASEAN lại được nhắc lại, làm cơ cở cho các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp của Nghị định thư.

2.3.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc

Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập được lập ra với nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Mục đích thành lập và hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc được khẳng định rò ràng trong Điều 1 Hiến chương, đó là: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, thực hiện sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trung tâm phối hợp hành động của các nước nhằm những mục đích nêu trên. Căn cứ vào Hiến chương Liên Hợp quốc, có thể thấy cả 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế- xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án Công lý quốc tế, Ban Thư ký) đều có chức năng tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế [20].

Qua các quy định trên của Hiến chương Liên hợp quốc, có thể thấy rằng, khi tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế, vai trò của Đại hội đồng Liên Hợp quốc chủ yếu là thực hiện các hoạt động và các giải pháp mang tính ngoại giao như lưu ý, kiến nghị các bên tranh chấp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế có liên quan giữa họ với nhau, và các giải pháp này cũng không có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp tuân thủ, thi hành. Chính vì vậy, vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế của Đại hội đồng trên thực tế rất mờ nhạt so với các thiết chế khác của Liên hợp quốc đó là Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và đặc biệt là vai trò của Tòa án công lý – cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc.

Thực tiễn hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc cho thấy, các quốc gia thành viên có thể đưa ra các tranh chấp có liên quan ra Đại hội đồng Liên hợp quốc để thỏa luận. Tuy nhiên, thảo luận trước Đại hội đồng Liên hợp quốc không có khả năng giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ - loại tranh chấp chủ yếu, phổ biến giữa các quốc gia.

Đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, khi có tranh chấp quốc tế phát sinh, các quốc gia là thành viên hoặc không phải là thành viên của Liên hợp quốc đều có thể yêu cầu Hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp có liên quan nếu quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định,

để kết thúc vụ tranh chấp đó. Trong số các cơ quan chính được thành lập theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng xuất phát từ chính chức năng, thẩm quyền của mình. Theo Điều 24 của Hiến chương Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 33 Khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định, khi có tranh chấp quốc tế xảy ra mà việc kéo dài các vụ tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, nếu thấy cần thiết, Hội đồng bảo an sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết các tranh chấp đó bằng các biện pháp hòa bình.

Đồng thời, với tư cách là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất có quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra, dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không.

Mặt khác, trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc tình thế tương tự, Hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị với các bên liên quan những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng để giúp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết.

Thực tiễn cho thấy, đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, Hội đồng bảo an sẽ yêu cầu các bên tranh chấp đưa các tranh chấp ấy ra Tòa án công lý quốc tế theo đúng quy chế của Tòa án. Trong trường hợp, Hội đồng bảo an nhận thấy sự kéo dài các vụ tranh chấp có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an sẽ kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý.

Như vậy, hội đồng bảo an Liên hợp quốc chỉ tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp quốc tế với điều kiện nếu đó là các tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp mà Hội đồng bảo an có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc thực chất là các biện pháp trung gian (Điều 36); giải hòa (Điều 37); ủy ban điều tra (Điều 34); ủy ban hòa giải (Điều 38)

Mặc dù Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền áp dụng các biện pháp nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022