Chương trình chăn sóc - Giáo dục trẻ mẫu giáo bé Trình độ giáo viên
Kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp Trình độ nhận thức của trẻ
Thói quen sinh hoạt ở gia đình trẻ Những yếu tố khác
Biểu đồ 2.3: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Các Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Các Phương Pháp Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé
- Thực Trạng Thực Hiện Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Của Trẻ Mẫu Giáo Bé Các Trường Mầm Non Tp. Thái Nguyên
- Tích Hợp Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Trong Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Học Tập, Vui Chơi, Sinh Hoạt Hàng Ngày Cho Trẻ
- Đổi Mới Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hình Thành Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Ở Trẻ
- Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Các Biện Pháp Giáo Dục Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Các Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, yếu tố “kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên” có 31.7% giáo viên lựa chọn, yếu tố này được nhiều giáo viên lựa chọn. Kinh nghiệm đứng lớp giúp giáo viên có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng để tổ chức quá trình giáo dục tốt hơn, điều này lý giải vì sao có nhiều giáo viên đánh giá sự ảnh hưởng cao của yếu tố này đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé. Tiếp theo là trình độ của giáo viên (22.5%) sự lựa chọn. Như vậy yếu tố đến từ chính bản thân người giáo viên nhận được tỷ lệ đánh giá ở mức độ cao. GV là người điều khiển, thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi cho trẻ vì vậy chất lượng giáo dục trong trường mầm non phần lớn do trình độ của GV quyết định. Vì vậy những đánh giá trên của giáo viên là hoàn toàn phù hợp.
Tiếp đến là các yếu tố: thói quen sinh hoạt của trẻ trong gia đình (15.8%), cở sở vật chất của nhà trường (14.6%), chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo bé (11.7%) là những yếu tố được giáo viên cho rằng có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Với thực trạng này là cơ sở để xem xét đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các Trường Mầm non Thành phố Thái Nguyên có thể thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về hành vi văn hóa vệ sinh, giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh, vai trò và sự cần thiết của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. Đây là cơ cở để giáo viên, nhà trường tổ chức, thực hiện giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé nhằm đạt được những mục tiêu về chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé cần phải được thực hiện trên nhiều nội dung với các con đường và phương pháp giáo dục khác nhau. Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé tại một số trường mầm non TP. Thái Nguyên chúng tôi thấy các trường đã thường xuyên quan tâm đến các nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ như giáo dục hành vi vệ sinh thân thể, hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi ăn uống có văn hóa, hoạt động có văn hóa. Các phương pháp giáo dục được sử dụng ở mức độ thường xuyên. Các con đường giáo dục được quan tâm: tổ chức hoạt động vui chơi, tổ chức rèn luyện cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.
Kết quả của quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thể hiện ở mức độ nhận thức và mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ, nhìn chung trẻ mẫu giáo bé ở các trường khi được khảo sát có nhận thức và thực hiện các hành vi văn hóa ở mức độ khá, các mức độ là khác nhau đối với từng cá nhân trẻ.
Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, theo nhận xét đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên thì trình độ, năng lực, kinh nghiệm đứng lớp là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình này tiếp đến là điều kiện cơ sở vật chất và chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Những thực tế trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mãu giáo bé ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
Chương 3
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn phù hợp với những yêu cầu về nội dung, mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, đặc biệt tâm sinh lý và khả năng của lứa tuổi phải đảm bảo những nguyên tắc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non phải dựa trên những nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non thì phải biết hướng vào thực hiện mục tiêu của ngành học, sao cho trẻ luôn được khỏe mạnh, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giàu lòng yêu thương, thông minh, ham hiểu biết, thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.
Để đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non thì cần tránh tiến hành một cách gò bó, cứng nhắc mà phải có các biện pháp linh hoạt, cuốn hút, mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng em giúp trẻ luôn được hoạt động tích cực trong trạng thái thoải mái, vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ thể tích cực tự giác và độc lập của trẻ với vai trò chủ đạo của GV
Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp hướng vào việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé phải tạo ra hứng thú, tâm thế tích cực hoạt động. Không ngừng phát huy tính chủ động trong quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ khám phá những tri thức với sự hướng dẫn, cố vấn định hướng của GV. Việc giảng dạy chỉ có hiệu quả khi GV giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức điều khiển và hướng dẫn người học học tập... việc học tập chỉ có thể đạt kết quả khi chính người học có ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính biện chứng trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp nhằm giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé phải có mối quan hệ thống nhất biện chứng với quá trình hình thành các hành vi văn hóa cho trẻ. Như vậy, theo nguyên tắc này, GV là người bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực sư phạm để có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục được tốt nhất cũng như giúp trẻ hình thành, phát triển hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé đạt hiệu quả cao
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa GV và gia đình trong việc tổ chức hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội hóa cao. Để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc - giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này, phải cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và đặc biệt là với cộng đồng xã hội.
Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.
3.2. Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé
a. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức đúng cho giáo viên và phụ huynh về chương trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ giúp họ nhiệt tình, bám lớp, bám
trường say mê dạy học nhằm giúp học sinh phát triển tất cả các mặt đặc biệt là mục tiêu giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.
b. Nội dung và cách thực hiện
Trong nhà trường giáo viên là lực lượng lao động trực tiếp nhất, là lực lượng chính trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non là chủ thể thực hiện chủ trương về nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Để tăng cường nhận thức cho giáo viên bằng cách cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, hoặc đi học các lớp trên chuẩn, tại chức dài ngày, thực hành, thực tế, dự hội thảo. Tổ chức các tiết dạy chuyên đề nhằm góp ý chuyên môn, rút kinh nghiệm. Qua đó giáo viên được nâng cao trình độ và nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và quốc tế.
Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nhận thức cho mỗi giáo viên. Vì vậy những đợt tập huấn hè yêu cầu giáo viên phải đi đủ 100%.
Những tài liệu giáo duc
thường xuyên, sách giáo viên, sách tham khảo phát tới
tay giáo viên yêu cầu giáo viên đọc và viết kết quả thu được. Từ đó phát huy vốn kiến thức đào tạo, vốn kiến thức đời sống là cơ sở cho việc liên hệ vận dụng và bổ sung cho các biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ ở trường mầm non.
Vì vậy trong quá trình đổi mới và phát triển của nhà trường muốn nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thì phải nâng cao năng lực, nhận thức của giáo viên.
c. Điều kiện thực hiện
GV cần nắm vững những phương pháp dạy học và giáo dục để có thể ứng dụng tích hợp linh hoạt vào giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.
GV cần nắm đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp tác động riêng phù hợp
GV cần có sự kiên trì, nhẫn nại và tình yêu thương trẻ, đạo đức nghề nghiệp GV cũng cần phối kết hợp phong phú hài hòa giữa phương pháp và nội
dung tích hợp để trẻ hứng thú tham gia
GV cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động
3.2.2. Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ
a. Mục tiêu
Mục tiêu của biện pháp này thông qua thiết kế một số hoạt động chuyên biệt lấy giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh làm chủ đề chính qua đó hình thành một cách có kế hoạch, có chủ đích các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.
b. Nội dung và cách thực hiện
GV thiết kế các hoạt động chuyên biệt hướng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé như: hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ rửa mặt, hướng dẫn trẻ giữ gìn quần áo sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa chân tay sạch sẽ…
Ví dụ một số hoạt động cụ thể sau:
Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng
* Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, thời điểm cần phải rửa tay, cách rửa tay theo đúng quy trình.
- Kỹ năng: Hình thành và củng cố kỹ năng rửa tay với xà phòng cho trẻ theo bảy bước rửa tay bằng xà phòng.
- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tích cực, tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.
* Chuẩn bị:
- Chậu rửa có vòi nước
- Xà phòng rửa tay (nước rửa tay)
- Khăn lau tay
* Tiến hành:
+ Chú ý:
- Nếu chậu rửa có vòi nước, nên dạy trẻ cách rửa tay dưới vòi nước sạch. Nếu không có vòi nước, phải hướng dẫn trẻ múc nước ra chậu để rửa tay hoặc cô giáo, bố mẹ, cô giáo múc nước dội cho trẻ rửa tay.
- Nếu rửa tay bằng chậu, sau mỗi lần rửa phải đổ nước đi, rửa lại chậu, múc nước khác và rửa đến khi sạch xà phòng.
+ Các bước tiến hành:
- Cách rửa tay:
Hướng dẫn trẻ cách lấy nước với từng kiểu vòi nước (vòi xoay hay vòi gật gù) hoặc cách múc nước để rửa tay hay cách múc nước dội cho bạn rủa tay.
Hướng dẫn trẻ rửa tay: Cô giáo làm cho trẻ quan sát các bước rửa tay theo đúng thứ tự như hình minh hoạ (phụ lục) đồng thời giải thích rõ cách thực hiện từng thao tác sau đó cho trẻ tự thực hiện.
Cụ thể: Xắn cao tay áo, đưa tay xuôi dưới vòi nước chảy, làm ướt tay và xoa xà phòng, cuốn, xoay lần lượt từng ngón tay, vặn cổ tay, chà xát mu bàn tay, lòng bàn tay, đan tay vào nhau, miết vào kẽ giữa các ngón tay, chụm tay vào cọ sạch năm đầu ngón tay, xả nước cho sạch xà phòng, lau khô tay.
- Sau khi cho trẻ rửa tay xong, cô giáo hoặc bố mẹ trò chuyện với trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi để trẻ nhắc lại những điều mà cô giáo hoặc bố mẹ đã dạy, trên cơ sở đó giúp trẻ nhớ lại những điều đã học.
- Có thể sử dụng một số bài hát, chuyện kể, câu đố hoặc thơ để tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình giáo dục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ rửa mặt
* Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc rửa mặt sạch sẽ hàng ngày, thời điểm cần phải rửa mặt sạch sẽ hàng ngày, cách rửa mặt theo đúng quy trình.
- Kỹ năng: Hình thành và củng cố cho trẻ kỹ năng rửa mặt
- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tự giác, tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh mặt mũi sạch sẽ hàng ngày.
* Chuẩn bị:
- Xà phòng rửa tay.
- Gáo múc nước và chậu đựng nước.
- Khăn lau mặt.
- Giá phơi khăn sạch và chậu đựng khăn bẩn.
* Cách tiến hành:
- Cách rửa mặt:
+ Xắn cao tay áo nếu tay áo dài, rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
+ Vò khăn, vắt bớt nước, rũ khăn, trải khăn rộng trên hai lòng bàn tay.
+ Lau mặt theo thứ tự: Lau hai mắt trước, dịch khăn lau sống mũi, dịch khăn lau miệng và cằm, dịch khăn lau chán và má.
+ Gấp đôi khăn hoặc vò khăn lần 2, vắt kiệt nước, rũ khăn và phơi lên giá.
* Chú ý:
- Trước khi dạy trẻ các bước rửa mặt, hướng dẫn trẻ cách vặn vòi nước hoặc cách múc nước ra chậu để rửa mặt.
- Có thể sử dụng một số bài hát, chuyện kể, câu đố, bài thơ để tạo hứng thú và giáo dục trẻ:
Ví dụ: Bài hát: “Tập rửa mặt” - Nhạc và lời; Hồng Đăng “Vì sao mèo rửa mặt” - Nhạc và lời: Hoàng Long
“Rửa mặt như mèo” - Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
Thơ: “Bé tập rửa mặt” - Tác giả: Nguyễn Thị Lành “Bé có thích” - Tác giả: Phương Hoa