Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Các Biện Pháp Giáo Dục Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Các Trường Mầm Non

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất bằng phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Khi đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, các biện pháp cần có tính cần thiết, tính khả thi, phù hợp với điều kiện giáo dục của các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với năng lực của GV, trình độ của nhận thức của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, Khi có được sự cần thiết thì các biện pháp mới có tính khả thi để thực hiện trong thực tiễn giáo dục. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non

Thành phố Thái Nguyên



Stt


Biện pháp

CBQL

GV

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết


1.

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo


5

(62.5%)


3

(37.5%)


0


27

(67.5%)


13

(32.5%)


0


2.

Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác

thực hiện của trẻ


8

(100%)


0


0


32

(80%)


8

(20%)


0


3.

Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt

hàng ngày cho trẻ


8

(100%)


0


0


35

(87.5%)


5

(12.5%)


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 13

Stt


Biện pháp

CBQL

GV

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết


4.

Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi

văn hóa vệ sinh ở trẻ


4

(50%)


4

(50%)


0


24

(60%)


16

(40%)


0


5.

Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi

văn hóa vệ sinh cho trẻ


7

(87.5%)


1

(12.5%)


0


34

(85%)


6

(15%)


0



Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy tất cá các CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp nhóm nghiên cứu đề xuất để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó biện pháp “Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ” được CBQL và GV đánh giá ở mức độ cao nhất: 100% CBQL cho là cần thiết, 87.5% GV cho là cần thiết. Trong trường mầm non nội dung giáo dục trẻ rất phong phú, đa dạng vì vậy tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ vào các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ sẽ tranh thủ được thời gian, các điều kiện giáo dục trẻ đồng thời giúp quá trình này diễn ra thường xuyên và liên túc, vì vậy biện pháp này nhận được sự đánh giá cao của CBQL và GV về sự cần thiết.

Biện pháp “Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ” nhận được 100% số ý kiến của CBQL, 80% GV cho là rất cần thiết. Biện pháp tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ có 87.5% CBQL và 85% GV cho là rất cần thiết. Tổ chức các hoạt động chuyên biệt để GV hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ tập trung vào hình thành một hành vi văn hóa vệ sinh nhất định, phối hợp với gia đinh để trẻ hình thành vững chắc các hành vi văn hóa đã được học ở trường. Các biện pháp này đều được phần đông số ý kiến của CBQL, GV cho là rất cần thiết.

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé có 62.5% và 67.5% GV cho là rất cần thiết; Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ có 50% CBQL và 60% GV cho là rất cần thiết.

Nhìn chung tất các các biện pháp đưa ra đều nhận được sự đánh giá cao của CBQL và GV về mực độ cần thiết, nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo sát đánh giá của CBQl, GV về tính khả thi các biện pháp đề xuất được. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non

Thành phố Thái Nguyên



Stt


Biện pháp

CBQL

GV

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi


1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa

vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé


6

(85%)


2

(15%)


0


26

(65%)


14

(35%)


0


2

Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự

giác thực hiện của trẻ


7%

(87.5%)


1

(12.5%)


0


31

(77.5%)


9

(22.5%)


0


3

Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi,

sinh hoạt hàng ngày cho trẻ


100%


0


0


34

(85%)


6

(15%)


0

Stt


Biện pháp

CBQL

GV

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi


4

Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ

sinh ở trẻ


3

(37.5%)


5

(62.5%)


0


19

(47.5%)


21

(52.5%)



5

Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh

cho trẻ


3

(37.5%)


5

(62.5%)


0


22

(55%)


18

(45%)


0



Kết quả từ bảng số liệu 3.2 thể hiện sự đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tất các các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên đều được đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi. Biện pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi cao: Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ (100% CBQL, 85% GV); Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ (85.5% CBQL, 77.5% GV); Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé (85% CBQL, 65% GV). Hai biện pháp: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ và tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được nhiều CBQL và GV đánh giá ở mức độ khả thi.

Nhìn chung sự đánh giá về mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất có sự tương đồng giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV, giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp trên là cơ sở để đưa những biện pháp về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo vào áp dụng tại các trường mầm non TP. Thái Nguyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Dựa trên cơ sở khung lý thuyết về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho và kết quả khảo sát thực trạng về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé bao gồm năm biện pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé; Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ; Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ; Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé là cơ sở, tạo động lực để nhà trường triển khai các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Các biện pháp trọng tâm là: Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ; Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Hai biện pháp này được coi là trọng tâm vì chúng tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, kĩ năng, thái độ cho trẻ với các hành vi văn hóa vệ sinh theo hướng tích cực. Các biện pháp này đồng thời cũng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Biện pháp Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ, tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ có tính chất tạo điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các biện pháp còn lại.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc cần quán triệt và được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi do đó có thể vận dụng trong giáo dục hành vi dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục tới đối tượng giáo dục để hình thành ở trẻ nhận thức, thái độ, hành vi văn hóa vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chuẩn mực về vệ sinh văn hóa nhằm giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh và đạt được những mục đích của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc tổ chức giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé hướng đến mục đích: hình thành cho học sinh các thao tác, kỹ thuật vệ sinh có văn hóa, phù hợp với các chuẩn mực, hình thành cho trẻ các biểu tượng về hành vi có văn hóa vệ sinh, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thể hiện qua việc giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống có văn hóa vệ sinh, hoạt động có văn hóa vệ sinh, giao tiếp có văn hóa vệ sinh. Những nội dung giáo dục này được giáo viên thực hiện thông qua nhiều con đường và phương pháp giáo dục khác nhau. Các phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ cũng chính là các phương pháp giáo dục nói chung, tuy nhiên khi đưa vào sử dụng được giáo viên thực hiện linh hoạt để phù hợp với đặc trưng giáo dục ở trường mầm non. Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ không tách rời và luôn gắn liền với các quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ ở trường mầm non.

Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các Trường Mầm non TP. Thái Nguyên cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh, vai trò và sự cần thiết của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. Các trường đã thường xuyên quan tâm đến các nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ như giáo dục hành vi vệ sinh thân thể, hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi ăn uống có văn hóa, hoạt động có văn hóa. Các phương pháp giáo dục được sử dụng ở mức độ thường xuyên. Các con đường

giáo dục được quan tâm: tổ chức hoạt động vui chơi, tổ chức rèn luyện cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó trình độ năng lực, kinh nghiệm đứng lớp của GV là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình này tiếp đến là điều kiện cơ sở vật chất và chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Để quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé đạt được hiệu quả cao hơn các trường mầm non TP. Thái Nguyên cần thực hiện các biện pháp sau: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé; Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ; Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ; Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng giáo dục Mầm non TP Thái Nguyên

Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Mở các khoá bồi dưỡng về năng lực tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục trong tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non trong đó có nội dung về giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục ở trường mầm non nói chung và hoạt động giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh nói riêng cho trẻ.

2.2. Đối với Ban Giám hiệu các Trường Mầm non TP. Thái Nguyên

Cán bộ quản lý các trường mầm non tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, phát triển cho giáo viên năng lực thiết kế, tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo bé.

Tăng cường chỉ đạo để đưa nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh được tổ chức thường xuyên với nhiều phương pháp, con đường đa dạng, phong phú. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong các hoạt động tổ chức tại trường mầm non.

2.3. Đối với giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé từ đó thường xuyên đưa nội dung giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

Giáo viên mầm non cần có các định hướng, biện pháp để tự nâng cao năng lực giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ thông qua tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt trong nhà trường.

Chủ động phối hợp với phụ huynh trẻ trong quá trình giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

Tích cực tham gia các khoá bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ của giáo viên, tích cực tự học tự trau dồi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tự tìm hiểu thêm các kiến thức về giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ để là tư liệu khi tổ chức các hoạt động giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

Cha mẹ học sinh cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và vai trò của việc giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí