Tích Hợp Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Trong Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Học Tập, Vui Chơi, Sinh Hoạt Hàng Ngày Cho Trẻ

Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ đánh răng, xúc miệng

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của việc đánh răng, súc miệng sạch sẽ hàng ngày, thời điểm cần phải đánh răng, súc miệng, cách đánh răng, súc miệng theo đúng quy trình.

- Kỹ năng: Hình thành và củng cố cho trẻ kỹ năng đánh răng, xúc miệng.

- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tự giác, tíc cực trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.

* Chuẩn bị:

- Cốc đựng nước, bàn chải và kem đánh răng.

- Nước muối, xô đựng nước bẩn.

- Tranh vẽ hướng dẫn trẻ đánh răng, hàm răng mẫu.

* Cách tiến hành:

- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc đánh răng và súc miệng, thời điểm cần phải đánh răng và súc miệng, giới thiệu cho trẻ biết mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng qua tranh ảnh hoặc mô hình hàm răng, nhắc nhở trẻ không được dùng chung bàn chải đánh răng với bạn.

- Hướng dẫn trẻ cách đánh răng theo năm bước như sau:

+ Làm sạch mặt ngoài tất cả răng hàng trên bằng động tác rung nhẹ nhàng bàn chải lên xuống (hàm trên từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên), hoặc xoay tròn, đặc biệt chú ý đến vùng tiếp xúc giữa răng và nướu.

+ Chải mặt trong của tất cả các răng hàm trên, hàm dưới với động tác chỉa lên xuống hoặc xoay tròn như trên.

+ Chải lại lần nữa mặt ngoài, mặt trong của răng hàm trên và hàm dưới.

+ Làm sạch mặt trong răng của hàm trên và hàm dưới sẽ dễ dàng hơn nếu nghiêng đầu bàn chải.

+ Chải mặt nhai của răng hàm trên và hàm dưới bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai, đưa đi đưa lại nhẹ nhàng.

- Hướng dẫn trẻ cách súc miệng bằng nước muối:

Ngậm một ngụm nước muối vừa phải (Để khi súc miệng nước không bị bắn ra ngoài), súc trong miệng một hai phút, sau đó ngửa cổ lên và súc sạch cổ họng, súc họng xong nhổ vào xô đựng nước bẩn.

* Chú ý:

- Đối với trẻ nhỏ, phải dạy trẻ cách xúc miệng trước khi dạy trẻ đánh răng. Đầu tiên, cô giáo hoặc bố mẹ đánh răng cho trẻ, dần dần hướng dẫn trẻ tự chải răng.

- Có thể sử dụng một số bài hát, truyện kể, câu đố, bài thơ để tạo hứng thú cho trẻ:

Truyện: “Mèo con học chải răng”

Thơ:


Bé đánh răng sạch

Sau mỗi bữa ăn Bé luôn đánh răng Tay cầm bàn chải Ly nước trên tay

Bé đánh răng ngay

Vệ sinh sạch sẽ

Giữ cho răng đẹp

Bé đừng cắn bút, mút tay

Khiến hàm răng xấu, lại gây bệnh nhiều Hàm răng giúp bé sớm chiều

Học hành, ca hát, nói điều dễ thương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 11

Hoạt động 4: Hướng dẫn trẻ rửa chân, đi dép, giầy

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc rửa chân, đi dép, giầy sạch sẽ hàng ngày, thời điểm cần phải rửa chân, đi dép, giầy hàng ngày

- Kỹ năng: Hình thành và củng cố cho trẻ kỹ năng rửa chân và đi dép, giầy

- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tự giác, tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh đôi bàn chân sạch sẽ hàng ngày

* Chuẩn bị:

- Vòi nước vừa tầm

- Xô, chậu, gáo múc nước

- Tranh hướng dẫn trẻ rửa chân, đi dép, giầy

* Cách tiến hành:

- Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc rửa chân, đi dép, giầy sạch sẽ hàng ngày (rửa chân, đi dép, giầy hàng ngày để giữ chân luôn sạch, đẹp, tránh được nhiều bệnh tật; đi dép, giầy đúng giúp cho đi lại dễ dàng, không đau chân và giúp chân giữ ấm vào mùa đông).

- Trò chuyện với trẻ về các thời điểm cần phải đi dép hoặc giầy (cần đi dép, giầy khi đi ra ngoài đường, chơi ngoài sân… mùa hè đi dép cho mát mẻ còn mùa đông đi giầy cho ấm, nếu mùa hè đi giầy phải chọn giầy rọ thoáng).

- Cho trẻ xem tranh ảnh trước khi hướng dẫn trẻ cách rửa chân và đi dép, giầy.

- Hướng dẫn trẻ cách rửa chân: Xắn cao ống quần (nếu ống quần dài). Dội nước làm ướt từ cổ chân xuống hai bàn chân. Dùng chân này cọ vào chân kia (tay vịn vào bạn hoặc một vật chắc chắn để không bị ngã): Rửa cổ chân, mắt cá chân, mu bàn chân, kẽ ngón chân. Dội nước sạch và lau khô chân.

- Hướng dẫn trẻ đi dép, giầy đúng cách: hướng dẫn trẻ đặt đôi dép, giầy trước mặt, dép (giầy) trái để bên trái, dép (giầy) phải để bên phải, đi từng chân, chân phải đi dép (giầy) phải, chân trái đi dép (giầy) trái. Dạy trẻ cách buộc dây giầy nếu giầy có dây. Cô cho trẻ làm khoảng hai đến ba lần sau đó cho trẻ tự làm.

* Chú ý:

- Ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh thích hợp, cô nhắc trẻ rửa chân bằng nước sạch, đi dép (giầy) đúng cách và phù hợp với thời tiết. Khi không dùng đến dép (giầy), hướng dẫn và rèn cho trẻ có thói quen cất dép (giầy) đúng nơi quy định.

- Có thể sử dụng một số bài thơ, bài hát để tạo hứng thú và giáo dục trẻ thói quen đi dép, giầy và giữ đôi chân sạch sẽ:

Thơ:


Giữ chân cho sạch Này đôi dép nhỏ Em xỏ rất vừa

Dép mẹ vừa mua Giữ cho chân sạch

(Huy Cận)

Đi dép

Chân được đi dép Thấy êm êm là Dép cũng vui lắm Được đi khắp nhà

(Phạm Hổ)


Bài hát: “Rất vừa xinh” - Nhạc Văn Chung, Thơ Mai Anh

“Đôi dép” - Nhạc và lời: Hoàng Kim Định

Hoạt động 5: Hướng dẫn trẻ mặc quần áo sạch sẽ, phù hợp với thời tiết

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc mặc quần áo sạch sẽ, phù hợp với thời tiết, giữ gìn vệ sinh quần áo sạch sẽ, khô ráo hàng ngày.

- Kỹ năng: Hình thành và rèn luyện cho trẻ kỹ năng mặc quần áo và lựa chọn quần áo để mặc cho phù hợp với thời tiết.

- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tự giác, tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh quần áo hàng ngày.

* Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về quần áo theo mùa, theo giới tính.

- Quần áo theo mùa, theo giới tính.

* Cách tiến hành:

- Hướng dẫn trẻ biết phân biệt quần áo theo giới tính, theo mùa thông qua tranh ảnh, vật thật.

- Dạy trẻ biết phân biệt mặt trái, mặt phải của quần áo, phân biệt quần áo khô, quần áo ướt.

- Dạy trẻ cách mặc quần áo:

+ Áo chui đầu mặc theo thứ tự: đầu chui qua cổ áo trước sau đó đến hai ống tay áo, cài cúc cổ (nếu có).

+ Áo cài cúc: Mặc lần lượt từng ống tay áo, cài cúc, bẻ cổ áo, kéo áo phẳng phiu ngay ngắn.

+ Mặc quần: ngồi xuống ghế hoặc giường để lấy thăng bằng, lần lượt mặc từng ống quần, kéo quần lên, đóng cúc, kéo khóa (nếu có).

- Thông qua bài hát, truyện kể, thơ ca để giáo dục trẻ thói quen mặc quần áo sạch sẽ phù hợp với thời tiết.

Thơ: “Bé giữ gìn sức khỏe”, “Áo quần sạch sẽ”

Hoạt động 6: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường

* Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh môi trường, một số những điều kiện cần thiết của một môi trường sống đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người…

- Kỹ năng: Hình thành và củng cố ở trẻ một số kỹ năng lao động như: thu dọn, lau chùi đồ chơi, nhặt rác, tưới cây…

- Thái độ: Giáo dục trẻ thái độ tích cực, tự giác đối với việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

* Chuẩn bị:

- Một số bài thơ, bài hát, truyện kể, tranh ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh môi trường.

- Một số đồ dùng vệ sinh: Khăn lau, chổi, xô, chậu nước, sọt rác…

* Cách tiến hành:

- Hoạt động này có thể thực hiện trong hoặc ngoài lớp học, ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non như: giờ đón và trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ học, giờ chơi, đi vệ sinh…

- Giáo viên cần đưa các yêu cầu về giữ gìn vệ sinh môi trường sống gắn liền với các hoạt động hàng ngày của trẻ như:

+ Giờ chơi: Giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng, chơi xong cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

+ Giờ ăn: Biết hộ cô lấy khăn lau tay, đĩa đựng thức ăn rơi vãi, cất bát đã ăn xong vào nơi quy định, biết hộ cô lau bàn, kê bàn, lấy ghế và cất dọn bàn ghế cùng cô…

+ Đi vệ sinh vào đúng nơi quy định, đi xong phải viết xả nước…

+ Giờ hoạt động ngoài trời và lao động: Cùng cô lau đồ dùng đồ chơi, nhặt rác, quét sân, tưới cây, lau lá cây, không hái lá bẻ cành…

- Thông qua bài hát, truyện kể, thơ ca để giáo dục trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường.

Truyện: “ Khỉ con ăn chuối”

Thơ: “Bé quét nhà”, “Bé làm trực nhật”, “Không vứt rác ra đường”

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thiết kế các hoạt động chuyên biệt dựa trên cơ sở chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Các hoạt động chuyên biệt khi xây dựng có sự thông qua của tổ chuyên môn, cán bộ quản lý.

Các hoạt động được tổ chức một cách khoa học phù hợp với điều kiện của trường mầm non.

3.2.3. Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ

a. Mục tiêu

Theo chương trình giáo dục ở trường mầm non nội dung giáo dục cho trẻ bao gồm: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mỹ…trong các nội dung này lại được chia nhỏ thành các nội dung giáo dục cụ thể. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ không được qui định thành những tiết học tuy nhiên nó được lồng ghép và thể hiện trong nhiều nội dung giáo dục khác nhau.

Mục tiêu của biện pháp này là thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, sinh hoạt của trẻ GV sẽ tiến hành lồng ghép, tích hợp

nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh hay thiết kế các các hoạt động theo hướng lấy giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là mục tiêu chính, từ đó giúp quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục qua đó giúp hình thành cũng như củng cố vững chắc các hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ.

b. Nội dung và cách thực hiện

* Nội dung

Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ giáo viên chủ động tiến hành lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Điều này được thể hiện trong mục tiêu của hoạt động, nội dung của hoạt động, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Trong trường mầm non hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ có vai trò quan trọng như nhau vì vậy khi tổ chức các hoạt động này giáo viên cần quan tâm để lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ qua tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi ở trường cho trẻ.

* Cách thực hiện:

Việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cần tích hợp trong các hoạt động

- Giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục ở trường mầm non để xác định những bài học, hoạt động có thể tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé. Cụ thể, GV phải nghiên cứu kĩ nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé, những kết quả cần đạt được từ đó lựa chọn nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có thể tích hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động ở trường mầm non cho trẻ.

- Việc xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ cần căn cứ vào mối liên hệ về kiến thức các các bài học cũng như mối liên quan của các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của trẻ.

- Trên cơ sở nghiên cứu kĩ chương trình, GV xác định các mức độ lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho phù hơp. Mức độ tích hợp có thể thực hiện theo bốn hình thức:

+ Mức độ toàn phần: Khi nội dung bài học, hoạt động và nội dung tích hợp về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có sự đồng nhất với nhau có thể xây dựng thành một chủ đề hay một số bài học trọn vẹn.

+ Mức độ bộ phận: Lựa chọn một số kiến thức về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh để đưa vào một phần, một mục trong hoạt động.

+ Mức độ lồng ghép: Lồng ghép những nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong từng mục hay từng đơn vị nội dung hoạt động khi GV thấy phù hợp;

+ Mức độ liên hệ: GV mở rộng kiến thức bài học và nội dung tích hợp với kiến thức ngoài xã hội.

Bước 2: Xác định mục tiêu lồng ghép, tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

Từ hoạt động GV lựa chon xác định mục tiêu cho từng hoạt động trong đó có tích hợp mục tiêu giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Mục tiêu hoạt động được xác định rõ trên ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngoại mục tiêu của hoạt động mục tiêu về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh phải được thể hiện rõ bằng cách trả lời các câu hỏi qua hoạt động trang bị được kiến thức gì về hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ? Những kĩ năng nào được hình thành phát triển? Trẻ cần có thái độ như thế nào với các hành vi đó?

Bước 3: Thiết kế, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

Từ mục tiêu, nội dung hoạt động đã có tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, GV lựa chọn hình thức, phương pháp, phương tiện để tổ chức hoạt động phù hợp. Trong đó GV cần quan tâm đến các phương pháp, hình thức có ưu thế trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023