Đổi Mới Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hình Thành Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Ở Trẻ

Trong tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ vai trò của phương pháp trực quan và các phương tiện trực quan rất quan trọng, các tranh ảnh, máy chiếu, hình ảnh, mô hình có tác dụng hỗ trợ tích cực các hoạt động. GV cần khéo léo vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện giáo dục phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt có tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ thông qua tích hợp trong tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi của trẻ được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau có thể qua quan sát việc thực hiện hành vi của trẻ, quan sát quá trình tham gia các hoạt động của trẻ từ đó rút ra các đánh giá kết luận về việc hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, xây dựng, thống nhất các nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có thể lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ.

Các hoạt động được thiết kế phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé và điều kiện thực tế của trường mầm non.

Cán bộ quản lý trường mầm non nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

GV mầm non phải có năng lực tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thông qua tổ chức các hoạt động cho trẻ. Điều này đòi hỏi GV phải nắm chắc chuyên môn, linh hoạt trong thiết kế, tổ chức hoạt động cho trẻ.

Trường mầm non đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện lớp học, phương tiện trực quan để hỗ trợ tổ chức các hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

Nhóm nghiên cứu xây dựng một giáo án minh họa về tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ thông qua giờ dạy âm nhạc “Tay thơm, tay ngoan”.

Ví dụ giáo án minh hóa:

Thứ 3 ngày 15/10/2014

Hoạt động học có chủ đích: Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc: - NDTT: Dạy hát “ Tay thơm tay ngoan

+ NDKH: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan

+ TC: “Thi tay ai đẹp nhất”

1. Mục tiêu

+ Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, biết biểu lộ tình cảm qua bài hát

- Trẻ biết các kĩ năng tự vệ sinh cá nhân

- Nhận thức đúng về cách thực hiện các thao tác rửa tay.

+ Kỹ năng:

- Phát triển thính giác, đoán được tên dụng cụ âm nhạc, thuộc bài hát, biết cách rửa tay sạch theo lời bài hát, có thao tác đúng khi rửa tay.

+ Thái độ:

- Thích nghe hát, tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc

- Trẻ có thái độ tích cực trong giữ gìn bàn tay sạch sẽ cũng như vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân.

2. Chuẩn bị

Đàn, xắc xô, dụng cụ âm nhạc, đồ dùng cho trẻ thực hiện rửa tay,….

3. Tổ chức hoạt động:


Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Dạy hát "Tay thơm tay ngoan" (15p) Trò chuyện với trẻ về 1 số bộ phận trên cơ thể và cách giữ gìn vệ sinh cho tốt

+ Muốn có đôi bàn tay đẹp, tay xinh chúng mình phải làm gì?

- Các con rất giỏi, cô đố chúng mình biết khi nào thì


- Rửa, giữ sạch ạ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 12

Hoạt động của trẻ

cần phải rửa tay? Đúng rồi đấy (cô nhắc lại và củng cố thêm)

- Có một bài hát rất hay nói về đôi bàn tay xinh đẹp của chúng mình đấy đó là bài "Tay thơm, tay ngoan" của tác giả Bùi Đình Thảo

- Chúng mình cùng lắng nghe nhé (cô hát cho trẻ nghe 1 lần)

+ Dạy trẻ hát: (dạy trẻ hát từng câu một)

- Cho cả lớp hát cùng cô không có nhạc đệm, cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Lần 2 cho trẻ hát theo nhạc đệm

- Trẻ thi đua hát theo tổ- Nhóm- Cá nhân.

- Cả lớp hát theo nhạc đệm 2-3 lần.

- Cho trẻ hát nối tiếp cùng cô

- Hát và làm động tác minh hoạ theo bài hát.

* Hoạt động 2: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan” (5p)

- Muốn chóng lớn và khỏe mạnh chúng mình cần chịu khó tập thể dục và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - còn muốn có đôi bàn tay ngoan, tay xinh thì chúng mình phải làm gì các con có biết không?

- Đúng rồi muốn có đôi bàn tay xinh tay ngoan thì chúng mình phải biết giữu gìn vệ sinh sạch sẽ, các con rất là giỏi, cô khen cả lớp và để thưởng cho các con cô sẽ hát tặng các con bài hát "Năm ngón tay ngoan"

- Cô hát lần 1

- Khi bẩn, khi đến lớp, truớc khi ăn,...


- Trẻ hát cùng cô


- Nhóm trẻ hát, cá nhân hát


- Rửa tay, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ạ

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

- Cô hát lần 2 - Kết hợp động tác minh hoạ

- Mở nhạc do ca sĩ hát cho trẻ nghe và yêu cầu cả lớp đứng lên nhún theo nhạc

* Hoạt động 3: Thi rửa tay (5p)

- Các bạn nhỏ trong bài hát có đôi tay rất trắng sạch và khoẻ mạnh, các con muốn có một đôi tay giống các bạn ấy không?

- Vậy thì bây giờ chúng mình cung nhau tập rửa tay rồi thực hành xem bạn nào sẽ có đôi tay trắng sạch nhất nhé.

- Cô hướng dẫn trẻ các bước rửa tay

- Cho trẻ làm thử và dẫn trẻ ra rửa tay dưới vòi nước chảy(trong lúc trẻ đi ra rửa tay cô bật nhạc bài "tay thơm tay ngoan cho trẻ nghe"(Cô quan sát và hướng dẫn để trẻ thực hiện thao tac đúng, củng cố cho nhưng trẻ chưa làm được)

- Cuối cùng cô khen ngợi cả lớp, biểu dương một số bạn làm tốt, các bạn rửa còn nhầm thì chúng mình sẽ cố gắng hơn nữa ở những lần sau nhé

- Kết thúc, cho cả lớp ra ngoài sânn chơi


- Trẻ lắng nghe cô hát


- Trẻ trả lời


- Chú ý quan sát cô làm mẫu

- Thực hiện theo cô

Hoạt động của cô


3.2.4. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ

* Mục tiêu

Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ nhằm mục đích xác định được hiệu quả của quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh. Trên cơ sở đó phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức hoạt động nhằm mục đích giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, từ đó có

những điều chỉnh nhằm khắc phục hạn chế và đưa ra những dự kiến cho tương lai, hướng tới kết quả tốt hơn cho quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh sau này.

* Nội dung và cách thực hiện

Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là xác định lại chất lượng và hiệu quả của các hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Dựa trên kết quả thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày, thái độ trẻ thể hiện khi thực hiện các hành vi, GV xác định được những hạn chế và sai lệch của trẻ trong quá trình thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh để có những điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đặt ra. Đồng thời trên cơ sở đánh giá GV lập kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ theo hướng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ để tiếp tục củng cố, mở rộng những kiến thức, kĩ năng, thái độ đúng đắn đối với các hành vi văn hóa vệ sinh.

Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thực hiện như sau:

- Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên sau khi kết thúc các hoạt động. Kết quả đánh giá phải được dựa trên những ghi chép của GV trong mỗi quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. GV thường xuyên quan sát, theo dõi quá trình tham gia các hoạt động của trẻ để phát hiện ra những biểu hiện không đúng trong thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh, thái độ khi trẻ thực hiện các hành vi, so sánh được mức độ hứng thú, tính tích cực, tự giác của trẻ khi thực hiện các hành vi, nắm được mức độ về sự hiểu biết, kĩ năng và thái độ của trẻ với các hành vi văn hóa vệ sinh…Từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể làm căn cứ để điều quá trình tổ chức các hoạt động có mục tiêu giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

- Trong khi trẻ thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh GV cần giải thích cho trẻ hiểu rằng không chỉ cần thực hiện tốt các hành vi văn hóa vệ sinh mà

còn phải biết nhận xét, đánh giá hành động của mình cũng như của bạn có đúng và phù hợp hay không. Điều này sẽ khuyến khích trẻ thực hiện tốt các hành vi văn hóa vệ sinh.

- GV cần tạo cơ hội và điều kiện để trẻ được tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá về việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh trong nhóm bạn.

+ Để trẻ biết tự đánh giá bản thân mình GV nên sử dụng những câu hỏi gợi ý để hướng trẻ vào nhận xét việc thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh.

+ Sau khi trẻ đánh giá bản thân, GV khuyến khịch trẻ đánh giá, nhận xét các bạn. Thông qua những câu hỏi gợi ý, GV hướng trẻ tới việc nhận xét những biểu hiện thông các hoạt động một cách khách quan.

- Cuối cùng GV đánh giá kết quả hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ. Việc đánh giá của GV phải dựa trên những quan sát của cả quá trình trẻ tham gia hoạt động. Đánh giá của GV nhằm khen ngợi, động viên những cố gắng và thành tích mà trẻ đạt được trong khi thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh. Bên cạnh đó GV cũng chỉ ra những hành vi, thái độ chưa đúng ở trẻ mà trẻ cần phải khắc phục, động viên trẻ thực hiện tốt hơn các hành vi đó.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV phải có có kiến thức về các hình thức kiểm tra, đánh giá cũng như biết vận dụng một cách linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

- GV phải có kĩ năng đánh giá, biết quan sát để phát hiện những hành động và thái độ không đúng trong quá trình thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ.

- Số lượng trẻ ở lớp không quá đông để Gv có thể bao quát hết các biểu hiện của trẻ về nhận thức, kĩ năng, thái độ khi thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt.

- GV phải tạo được không khí thoải mái, vui vẻ khi tổ chức đánh giá, tránh sự căng thẳng, nguyên tắc và không khí quá nghiêm túc gây ra tâm lý lo lắng, sợ hãi ở trẻ.

- Đánh giá phải công bằng, khách quan với mọi trẻ.

- Đánh giá phải giúp tạo sự tự tin đối với bản thân trẻ.

3.4.5. Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

* Mục tiêu biện pháp

Gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Để hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ một cách vững chắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non với gia đình trẻ. Mục tiêu của biện pháp này là tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường để nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, giúp quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên.

* Nội dung và cách thực hiện

Giáo viên trường mầm non đề xuất các cách thức phù hợp để tăng cường phối hợp với gia đình trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

GV trao đổi với phụ huynh trẻ về nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ đã được thực hiện ở trường, từ đó lưu ý cha mẹ trẻ để tiếp tục hướng dẫn, quan tâm để việc thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh khi trẻ sinh hoạt tại gia đình.

Khi thấy trẻ không tích cực hay có những hành vi chưa đúng trong quá trình thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh GV cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh vào cuối buổi học để kịp thời điều chỉnh các hành vi chưa đúng ở trẻ.

Thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa GV và cha mẹ HS, quan tâm đến tính cá biệt của học sinh để kịp thời phối hợp với cha mẹ trẻ trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

* Điều kiện thực hiện:

- Cha mẹ, người thân của trẻ phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ tuổi mẫu giáo bé.

- Có sự phối hợp tích cực từ phía gia đình học sinh

- Gia đình quan tâm đến việc thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ khi sinh hoạt tại gia đình.

- GV có năng lực phối hợp với cha mẹ trong giáo dục trẻ.

3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Nhóm nghiên cứu lựa chọn 08 cán bộ quản lý và 40 giáo viên của 04 trường mầm non: Truờng mầm non Quang Trung, Truờng mầm non 19/5, Truờng mầm non Thái Hải, Truờng mầm non PDA để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhóm nghiên cứu đề xuất.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 05 biện pháp đề xuất:

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

- Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ

- Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ

- Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ

- Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí