Vài Nét Về Các Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON‌

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên

Tính đến hết năm học 2014 - 2015, thành phố có 45 trường mầm non. Nhìn chung, hệ thống trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và các hộ dân trong thành phố. Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Thái Nguyên bước đầu đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo như công lập, dân lập, tư thục, bán trú, đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - giáo dục, góp phần ổn định chính trị và giữ vững an ninh quốc phòng của thành phố Thái Nguyên.

Những năm gần đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên tiếp tục thực hiện đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015. Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế, tăng cường mở rộng các loại hình trường lớp mầm non, đẩy mạnh công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới ở các trường trọng điểm, đã tích cực tuyên truyền và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc làm cha mẹ và cộng đồng. Bên cạnh việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, giữu gìn vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, Phòng Giáo dục tiếp tục củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non, Phòng GDMN đã chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng GD trẻ đảm bảo

100% số trẻ đến trường đều được hưởng quyền chăm sóc bình đẳng. Mọi trẻ đều được bảo vệ, chăm sóc đúng quy chế, điều lệ trường MN quy định. Trẻ em được hưởng chế độ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như chi hỗ trợ tiền ăn trưa, giảm học phí cho trẻ mẫu giáo và chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị học tập, đồ chơi phục vụ phổ cập giáo dục ngày càng hoàn thiện; thực hiện chuyển đổi mô hình trường mầm non từ loại hình trường bán công sang công lập; hệ thống hồ sơ phổ cập giáo dục mầm non được xây dựng theo đúng quy định, khoa học, dễ tra cứu và có giá trị sử dụng lâu dài; làm tốt công các chế độ, chính sách đối với trẻ, tạo cho trẻ em được hoạt động trong môi trường giáo dục thân thiện, tích cực và an toàn; công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non được quan tâm đặc biệt, chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao. (Theo số liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên).

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá được thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé; đánh giá thực trạng giáo dục dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng.

2.1.2.2. Khách thể khảo sát

Khảo sát trên 120 giáo viên tại 04 trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Trường Mầm non 19/5, Trường Mầm non Quang Trung, Trường Mầm non Thái Hải, Trường Mầm non PDA.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé; khảo sát thực trạng giáo dục dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và dùng phương pháp thống kê toán học.

2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của giáo viên về hành vi văn hóa vệ sinh và giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non TPTN về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, trước tiên nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên về hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về khái niệm hành vi văn hóa vệ sinh


TT

Nội dung

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

1

Là hành vi được trẻ thực hiện theo đúng các chuẩn mực

của người lớn qui định.

17

14.2


2

Là những hành vi vệ sinh diễn ra trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày được chủ thể tiến hành một cách khoa học hướng tới việc củng cố, bảo vệ sức khỏe của

chủ thể.


85


70.8


3

Là những hành vi diễn ra trong hoạt động hàng ngày được trẻ được thực hiện theo sự hướng dẫn của người

lớn.


12


10

4

Là những hành vi trong hoạt động hàng ngày được trẻ

thực hiện tốt để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe.

6

5.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 7

Qua bảng số liệu 1 có 70.8% GV có nhận thức đúng và đầy đủ về hành vi văn hóa vệ sinh, có 29.2% GV nhận thức chưa đầy đủ về hành vi văn hóa vệ sinh, mới chỉ nhận biết được một khía cảnh của hành vi văn hóa vệ sinh. Hành

vi văn hóa vệ sinh là những hành vi diễn ra trong các hoạt động hàng ngày của trẻ được trẻ thực hiện một cách khoa học dưới sự hướng dẫn đúng của giáo viên, người lớn. Khi trẻ thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen, chuẩn mực tốt trong cuộc sống từ đó giúp bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của trẻ hình thành ở trẻ những nét nhân cách tốt.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ, kết quả thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh


TT

Nội dung

Số ý

kiến

Tỷ lệ %


1

Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh, để hình thành cho học sinh những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức,

văn hóa, y tế...


82


68.3


2

Là quá trình giáo viên hướng dẫn cho học sinh các thao tác cơ bản về hình thành hành vi, thao tác vệ

sinh có văn hóa


15


12.5

3

Là quá trình giáo viên dạy cho học sinh cách thực

hành các hành vi, thao tác vệ sinh có văn hóa

17

14.2

4

Là quá trình giáo dục cho học sinh có thái độ đúng

đắn với các hành vi văn hóa vệ sinh

6

5.0

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ để từ đó các em dần hình thành các hành vi vệ sinh có văn hóa phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Qua bảng số liệu trên cho thấy có 68.3% giáo viên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Có 12.5% giáo viên cho rằng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là việc GV hướng dẫn cho trẻ các thao tác cơ bản về hình thành hành vi, thao tác vệ sinh có văn hóa, ý kiến này mới chỉ nói

nên một mặt trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ chứ chưa thực sự đầy đủ. Có 14.2% GV cho rằng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là dạy cho trẻ cách thực hành các hành vi, thao tác vệ sinh có văn hóa và 5% GV cho rằng đó là quá trình giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với các hành vi văn hóa vệ sinh.

Như vậy số ý kiến giáo viên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hành vi văn hóa chiếm phần đông, tuy nhiên tỷ lệ này là chưa cao vẫn có 31.7% GV mần non có nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh. Nhận thức đúng về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé là cơ sở để giáo viên tiến hành quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé theo đúng hướng và đạt được mục đích của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

2.2.2. Nhận thức của giáo viên về mục đích, vai trò của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Để hiểu sâu sắc hơn về nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhận thức của GV về mục đích của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, kết quả được thể hiện trong bảng số liệu 2.3.

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mục đích của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé‌

TT

Nội dung

Số ý

kiến

Tỷ lệ %

1

Hình thành cho học sinh các thao tác, kỹ thuật vệ

sinh có văn hóa, phù hợp với các chuẩn mực

8

6.7

2

Hình thành cho trẻ các biểu tượng về hành vi có

văn hóa vệ sinh

3

2.5

3

Giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn trong việc

thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh

7

2.8

4

Tất cả các ý trên

102

85

Có 85% giáo viên cho rằng việc giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa cho trẻ mẫu giáo bé nhằm mục đích hình thành cho trẻ các thao tác, kỹ thuật vệ sinh, hình thành biểu tượng về hành vi văn hóa đồng thời giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh. Như vậy có đa số giáo viên có nhận thức đúng về mục đích của giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa cho trẻ mẫu giáo bé là nhằm hình thành hành vi, thói quen, cũng như thái độ đúng đắn trong việc thực hiện các hành vi vệ sinh hàng ngày. Để thực hiện được mục đích giáo dục trên đòi hỏi giáo viên phải tổ chức quá trình giáo dục theo kế hoạch cụ thể. Đa số giáo viên mần non có nhận thức đúng về mục đích của giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa cho trẻ mẫu giáo bé là lợi thế để giáo viên tiến hành quá trình giáo dục này cho trẻ.

Đi tìm hiểu về vai trò của việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, nhóm nghiên cứu sử dụng câu hỏi: “Theo cô, việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ có vai trò như thế nào trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé?”

Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé‌

Stt

Mức độ

Ý kiến GV

Tỷ lệ %

1

Quyết định đến chất lượng giáo dục trẻ

12/120

10

2

Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ

108/120

90

3

Không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ

0

0

Từ bảng số liệu trên cho thấy đa số giáo viên (90%) cho rằng việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. Như vậy 100% số GV đã có nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục hành vi văn vệ sinh cho trẻ trong thực hiện các mục tiêu giáo dục ở trường mầm non. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức tốt công tác giáo dục cho trẻ.

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trao đổi thêm để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Kết quả, hầu như giáo viên đề có chung quan điểm: ở bất cứ lứa tuổi nào thì việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ đều rất cần thiết và ảnh hưởng lớn đến nền nếp sinh hoạt của mỗi người. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo bé đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để định hình nhân cách theo cho trẻ.

Nhìn chung giáo viên các trường mầm non TP. Thái Nguyên đã có nhận thức tương đối đúng đắn và đầy đủ về hành vi văn hóa vệ sinh và giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Đây là cơ sở để giáo viên tổ chức, thực hiện giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé nhằm đạt được những mục tiêu về chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

2.3. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát về thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TPTN các mặt nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức giáo dục. Kết quả khảo sát được thể hiện trong các mục dưới đây.

2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh



TT


Mức độ

Nội dung

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ %

1

Giáo dục hành vi vệ sinh

thân thể

120

100

0

0

0

0

2

Giáo dục hành vi ăn uống có

vệ sinh

120

100

0

0

0

0

3

Giáo dục hành vi tiến hành

hoạt động có văn hoá

82

68.3

38

31.7

0

0

4

Giáo dục giao tiếp có văn

hóa vệ sinh

120

100

0

0

0

0


Giáo dục hành vi vệ sinh thân thể Giáo dục hành vi ăn uống có vệ sinh

Giáo dục hành vi tiến hành hoạt động có văn hóa Giáo dục giao tiếp có văn hóa

100


80


60


40


20


0

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ‌

Bảng số liệu 2.5 thể hiện kết quả khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa cho trẻ mẫu giáo bé. Từ bảng số liệu trên cho thấy có 100% GV được khảo sát cho rằng nội dung giáo dục hành vi vệ sinh thân thể, giáo dục hành vi ăn uống có vệ sinh, giáo dục hành vi tiến hành hoạt động có văn hóa, giáo dục giao tiếp có văn hóa vệ sinh đã được các trường mầm non và giáo viên thường xuyên quan tâm đến giáo dục cho trẻ. Cụ thể:

- Đối với nhóm giáo dục hành vi vệ sinh thân thể: có 100% ý kiến giáo viên khi được hỏi đều cho rằng nội dung giáo dục hành vi vệ sinh thân thể được nhà trường thường xuyên tiến hành giáo dục cho trẻ. Khi trao đổi với giáo viên chúng tôi được biết, giáo dục hành vi vệ sinh thân thể cho trẻ là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường mầm non vì thế được nhà trường được tiến hành thường xuyên thông qua các bài học cũng như lồng ghép trong các nội dung giáo dục khác. Giáo dục hành vi vệ sinh thân thể như giáo dục cho trẻ biết rửa chân tay sạch sẽ, biết cách rửa mặt, đánh răng, giữ gìn quần áo sạch sẽ...đây là những hành vi đầu tiên quan trọng cần hình thành ở trẻ để trẻ biết tự phục vụ cũng như chăm sóc sức khỏe của mình.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí