Thực Trạng Thực Hiện Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Của Trẻ Mẫu Giáo Bé Các Trường Mầm Non Tp. Thái Nguyên

sâu răng” “vì sao gấu con lại bị sâu răng? Trẻ nói vì gấu ăn bánh kẹo không đánh răng”....Như vậy là trẻ đã nhận thức được trong các tình huống, khi nào cần làm và vì sao phải làm những công việc đó...

- Ăn uống có văn hóa vệ sinh: Có 6.7% GV đánh giá mức độ tốt, 50.8% GV đánh giá ở mức độ khá, 32.5% GV đánh giá ở mức độ TB và có 10% GV đánh giá ở mức độ yếu. Nhận thức về ăn uống có văn hóa vệ sinh ở trẻ mẫu giáo bé là trẻ có hiểu biết về cách ăn uống vệ sinh theo hướng dẫn của GV, hiểu và nhớ được yêu cầu của GV về cách ăn uống….Ở nội dung này có 10% GV cho rằng trẻ vẫn có nhận thức còn yếu.

Phần lớn giáo viên đánh giá nhận thức của trẻ ở mức khá và trung bình đối với nhóm hành vi này, nhưng trên thực tế kết quả chúng tôi khảo sát được thông qua việc trò chuyện, đàm thoại trên trẻ lại cho kết quả rất tốt đối với trẻ ở lứa tuổi này. Cụ thể: trẻ đã nắm được trước khi ăn phải rửa tay, phải mời cơm mọi người, không nói chuyện trong giờ ăn, không ngậm cơm, không để cơm rơi vãi, không xúc cơm sang bát của bạn, khi cơm bị rơi vãi ra ngoài thì phải nhặt vào đĩa và lau sạch tay, ăn hết suất, khi ăn xong phải cất bát và cất ghế rồi lau mồm, rửa tay (tuy nhiên bên cạnh đó còn một số ít trẻ làm chưa được thuần thục)….Nhưng nhiều trẻ còn chưa hiểu sâu về ý nghĩa của công việc đó. Ví dụ: chúng tôi đặt câu hỏi cho trẻ. Vì sao khi ăn không được nói chuyện? - trẻ trả lời rất nhanh “cô phạt ạ, hư ạ, cô bảo khi ăn không được nói chuyện, vì nói chuyện không ăn nhanh,…” Trẻ nhiều khi hiểu ý nghĩa của hành động chỉ đơn thuần là trẻ được cô nhắc nhở như vậy và phải làm như vậy mới ngoan, không bị phạt, bị mắng…

- Hoạt động có văn hóa vệ sinh: 15% GV đánh giá ở mức độ tốt, 67.5% GV đánh giá ở mức độ khá và 17.5% GV đánh giá ở mức độ TB. Hoạt động có văn hóa vệ sinh là trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động như vui chơi với

bạn bè, hoạt động học tập, hoạt động khác trong lứa tuổi trẻ luôn nhận thức được về các hành vi văn hóa vệ sinh khi tham gia hoạt động. Ở nội dung này đa số GV đánh giá trẻ có nhận thức ở mức độ khá.

Trên thực tế đây là những hành vi mà trẻ mẫu giáo bé còn chưa được giáo viên chú trọng rèn luyện nhiều, vì thế nhận thức của trẻ còn thấp, khi được hỏi thì trẻ cũng đã biết phải giữ gìn đồ chơi, sách vở, đồ dùng, không được ném, vứt, phá hỏng đồ chơi, phải cất gọn đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi, không vứt rác bừa bãi, không tranh giành đồ chơi với bạn khác,…song phải có sự gợi ý của người hỏi, được đưa vào một số tình huống quen thuộc và chỉ có một số ít trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động

- Giao tiếp có văn hóa: là những yêu cầu giao tiếp theo chuẩn mực xã hội thể hiện trong lời chào hỏi, câu cảm ơn, xin lỗi, cách xưng hô với từng đối tương giao tiếp mà trẻ cần phải nhận thức được để thực hiện cho đúng. Ở nội dung này đa số GV (90.8%) đánh giá trẻ có nhận thức ở mức độ tốt và khá.

Dựa trên sự đánh giá của giáo viên và tình hình điều tra thực tiễn qua quá trình kiểm tra nhận thức của trẻ bằng những câu hỏi trắc nghiệm về hành vi giao tiếp có văn hóa phù hợp với yêu cầu đối với trẻ mẫu giáo bé, cho thấy: số trẻ có nhận thức ở mức độ tốt không nhiều. Trẻ biết sử dụng vốn từ giao tiếp lễ phép như chào hỏi khi đến lớp và khi ra về, cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết,…. Nhưng những phép lịch sự khác như: trật tự lắng nghe khi người lớn nói, xin phép khi nói, không nói trống không, thì trẻ nhận thức chưa được tốt, phải đưa ra những tình huống quen thuộc cộng với sự gợi ý của người lớn thì trẻ mới trả lời được nhưng cũng không đầy đủ. Thông thường ở lứa tuổi này thì người lớn còn ít chú ý đến việc giáo dục cho trẻ việc giao tiếp có văn hóa mà thông thường chỉ chú trọng dạy trẻ biết chào hỏi khi gặp gỡ và chia tay, biết xin lỗi khi mắc lỗi và cảm ơn khi được người khác cho đồ,…mà chưa chú ý nhiều đến

việc dạy trẻ trả lời phải đầy đủ câu, đủ ý, biết xin phép khi nói hoặc có ý kiến trước đám đông…

Kiến thức về giao tiếp có vị trí vô cùng quan trọng trong việc phản ánh nhân cách con người, vì thế phải cung cấp cho trẻ những nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hóa ngay từ những năm tháng đầu đời để trẻ có nguồn kiến thức đúng chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi tự tin vào bản thân khi giao tiếp với mọi người.

Nhìn chung, trẻ có nhận thức tương đối tốt về hành vi giao tiếp có văn hóa vệ sinh, trẻ có những hiểu biết nhất định đối với yêu cầu hành động, cách thể hiện hành động và ý nghĩa của từng hành động. Tuy nhiên do đặc điểm lứa tuổi nên nhận thức của trẻ chủ yếu mang tính chất cảm tính, trẻ mới hiểu được một phần bên ngoài chứ chưa nhận biết được tính chất bên trong của hành động. Vì vậy mặc dù khi được hỏi đến trẻ có hiểu biết về hành động nhưng khi thực hiện trẻ lại không có ý thức áp dụng hình thức đó của mình nếu không có sự giám sát, nhắc nhở của người lớn.

Mức độ nhận thức quy định hiệu quả của việc thực hiện, do vậy, để trẻ hình thành được các hành vi văn hóa vệ sinh nhanh và bền vững phải cần thường xuyên bồi dưỡng nhận thức cho trẻ, cung cấp cho trẻ các kiến thức cơ bản phù hợp với lứa tuổi về giáo giục hành vi văn hóa vệ sinh. Trong quá trình thực hiện động tác mẫu, giáo viên phải thuyết trình chậm, rõ ràng và thao tác bằng lời các hành động, các yêu cầu và ý nghĩa của nó, đồng thời chú ý đến những trẻ cá biệt (trẻ nhút nhát, trẻ mới đến lớp, trẻ có sức khỏe yếu,…) kiểm tra thường xuyên nhận thức của trẻ để có sự điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Như vậy, các nội dung nhóm nghiên cứu đưa ra để khảo sát mức độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP Thái Nguyên được GV đánh giá chủ yếu ở mức khá và trung bình. Nhận thức được thể hiện qua hành động cụ thể, vì vậy nhóm khảo sát tiến hành tìm hiểu về mức độ thực hiện các hành vi văn hóa của trẻ thông qua sự đánh giá của giáo viên cũng như quan sát trực tiếp. Kết quả được thể hiện trong bảng Bảng 2.9.

2.4.2. Thực trạng thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên

Bảng 2.9: Đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé

TT

Mức độ

Nội dung

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Giữ gìn vệ sinh

thân thể

15

12.5

67

55.8

38

31.7

0

0

0

0

2

Ăn uống có văn

hoá vệ sinh

19

15.8

50

41.7

43

35.8

8

6.7

0

0

3

Hoạt động có văn

hoá vệ sinh

16

13.3

81

67.5

23

19.7

0

0

0

0

4

Giao tiếp có văn

hoá

20

16.7

76

63.3

11.6

9.2

10

8.4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 9


Giữ gìn vệ sinh thân thể Ăn uống có văn hóa vệ sinh

Hoạt động có văn hóa vệ sinh Giao tiếp có văn hóa

70

60

50

40

30

20

10

0

Tốt Khá TB Yếu Kém


Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé

Đánh giá về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé: so sánh bảng số liệu 2.8 và 2.9 nhìn chung là khá tương đồng trong đánh giá của GV giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ, tuy nhiên có thể nhận thấy sự đánh giá về mức độ thực hiện là thấp hơn so với mức độ nhận thức.

- Đánh giá về việc thực hiện các hành vi giữ gìn vệ sinh thân thể của trẻ: có 12.5% GV đánh giá việc thực hiện hành vi vệ sinh của trẻ ở mức độ tốt, 55.8% đánh giá ở mức độ khá, 31.7% đánh giá ở mức độ trung bình. Những hành vi này hình thành tương đối khó ở trẻ mẫu giáo bé mặc dù đó là những hành vi gần gũi với sinh hoạt cá nhân của trẻ. Các bước tiến hành của các hành vi như rửa tay, rửa mặt, đánh răng khá phức tạp và có tính khoa học, vì thế không phải trẻ nào cũng có thể thực hiện được tốt hành vi này.

Khi quan sát hoạt động rửa tay bằng nước sạch trước giờ ăn cơm của trẻ, mặc dù không có sự giám sát của giáo viên nhưng trẻ đều tự xếp hàng vặn vòi nước để tự rửa tay. Ngoài một số ít trẻ thực hiện chưa đúng các yêu cầu của hành động, thể hiện thái độ đúng và thực hiện thành thạo còn lại hầu như các trẻ chưa thực hiện đúng các yêu cầu của hành động như: trẻ chỉ vặn vòi nước, xoa hai lòng bàn tay vào nhau và không thực hiện theo thứ tự lần lượt các bước rửa tay sạch. Có một số trẻ cá biệt rửa tay xong lau vào áo, té nước ra ngoài sàn chứ không lau vào khăn khô. Tuy vậy do trẻ nhận thức khá tốt về các hành vi này nên chỉ cần giáo viên chú ý quan sát, nhắc nhở kịp thời trẻ sẽ thực hiện tốt hơn. Tương tự đối với các hành vi rửa mặt, chải tóc, mặc quần áo giữ gìn sạch sẽ…số trẻ thực hiện đạt loại tốt cũng không nhiều. Đa số trẻ thực hiện lâu, không thành thạo, thường làm ướt hay bẩn quần áo. Nguyên nhân của thực trạng này trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé chưa tự chủ động thực hiện được các hành vi nên khi cần sự giúp đỡ người lớn trong gia đình như ông bà, cha mẹ sẵn sàng làm giúp trẻ từ đó khiến trẻ không tự giác trong thực hiện các hành vi vệ sinh có văn hóa.

- Đối với hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh: có 15.8% GV đánh giá ở mức độ tốt, 41.7% đánh giá ở mức độ khá, 35.8% đánh giá ở mức độ trung bình, đặc biệt có 6.7% giáo viên đánh giá trẻ thực hiện các hành vi này ở mức độ yếu. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh của trẻ nhóm nghiên đã tiến hành quan sát một số giờ ăn trưa của trẻ tại Trường Mần non 19/5 và nhận được kết quả như sau: Khi nhóm chúng tôi tiến hành

quan sát tại lới b7 của cô Cà Nguyễn Linh Phương chủ nhiệm thì thấy được trong lớp có 45 cháu thì có 15 cháu thực hiện tốt các hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh, bên cạnh đó còn một số trẻ còn thực hiện hành vi chưa tốt như để cơm rơi vãi ra bàn, gạt cơm rơi xuống chân, nói chuyện khi ăn, xúc cơm sang bát bạn khác, đứng lên ăn, cầm thìa không đúng cách,….Nguyên nhân do trẻ có tính chủ động chưa cao, giáo viên lại không thực sự chú trọng nhắc nhở thường xuyên, tỉ mỉ trên từng trẻ mà chỉ đơn thuần nhắc chung cả lớp.

- Đánh giá về việc thực hiện các hoạt động có văn hóa của trẻ: có 13.3% GV đánh giá ở mức độ tốt, 67.5% đánh giá ở mức độ khá, 19.7% đánh giá ở mức độ trung bình. Hành vi hoạt động có văn hóa vệ sinh của trẻ được thể hiện trong các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập trong các giờ hoạt động ngoài trời, đi dạo, đi chơi tự do…trẻ biết giữ gìn sạch sẽ đồ chơi, không vất rác bừa bãi, biết giữ gìn đồ dùng sách vở, biết xếp đồ chơi vào đúng nơi qui đính sau khi chơi….Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát trẻ trong hai buổi đón trẻ và một giờ hoạt động góc thì thấy biểu hiện của trẻ về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh tương đối rõ nét: Hầu như trẻ nào đến lớp cũng biết để đồ vào vị trí của mình trong tủ, xếp dép lên giá…Trong hoạt động vui chơi ở các góc trẻ có ý thức không bẻ gẫy, phá hỏng đồ chơi, không mang đồ chơi sang góc khác, phần lớn trẻ biết chơi nhóm đoàn kết cùng nhau. Sau khi kết thúc hoạt động một số trẻ rất nhanh nhẹn cất đồ chơi vào giá, đặc biệt còn có 1 số trẻ biết xếp lại đồ chơi chon ngay ngắn, gọn gàng…Tuy nhiên trẻ cũng thể hiện nhiều hành vi chưa có văn hóa như: Một số trẻ còn mang đồ chơi ở góc này sang góc khác, để đồ chơi lộn xộn, chưa có ý thức cất đồ chơi cùng bạn, xé truyện sách, vẽ ra sàn nhà, nhìn chung vẫn cần sự nhắc nhở và giám sát nhiều từ giáo viên.

- Đánh giá về giao tiếp có văn hóa có 16.7% GV đánh giá ở mức độ tốt, 63.3% đánh giá ở mức độ khá và 9.2% đánh giá mức độ TB, có 8.4% GV đánh giá ở mức độ yếu. Giao tiếp của trẻ được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tâm lý, lưa tuổi, nhận

thức, môi trường sống …Trong phạm vi ở trường mầm non có thể thấy sự đánh giá của GV về việc thực hiện hành vi này của trẻ không cao.

Qua quan sát một số giờ đón trả trẻ, hoạt động học có chủ đích và hoạt động vui chơi…đồng thời trò chuyện với trẻ trong khi chơi tự do, chúng tôi thấy sự đánh giá của GV là tương đối chính xác, khi đến lớp chỉ có một số trẻ nhanh nhẹn, biết tự giác chào cô và người thân còn phần lớn trẻ đều phải để cô giáo hay người lớn nhắc nhở hoặc nhắc rồi nhưng trẻ vẫn không chào. Trong một số hoạt động khác, khi mà giao tiếp của trẻ được bộc lộ một cách tự nhiên nhất thì cách diễn đạt cũng như cách dùng từ, sử dụng câu của trẻ chưa đạt được so với yêu cầu của lứa tuổi. Nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn rụt rè, ấp úng thiếu tập trung vào vấn đề đang trao đổi, đặc biệt trẻ rất hay nói “trống không”, diễn đạt không đủ câu. Ví dụ: Khi được hỏi “Hôm nay ai đưa con đến lớp?” trẻ chỉ trả lời “Mẹ” hoặc “Bác Gấu đen đã gõ cửa nhà ai?” thì trẻ trả lời “Thỏ trắng”. Trẻ cũng rất ít sử dụng vốn từ giao tiếp lịch sự như “Con thưa cô”, “Cháu thưa bà” để trả lời hoặc xin phép khi nói trước đám đông.

Như vậy mức độ nhận thức và thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh nhìn chung được phần đông GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé trường mần non Thái Nguyên.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Các điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành được GV đánh giá trong Bảng 2.10. Trong đó yếu tố trẻ được tập luyện hàng ngày được GV đánh giá ở vị trí cao nhất, thứ 2 là tạo ra nhiều tình huống để củng cố hành vi văn hóa vệ sinh trong điều kiện mới; Người lớn, cô giáo phải luôn là những tấm gương sáng để trẻ noi theo được xếp vị trí thứ 3. Đây đều là các điều kiện để đưa trẻ

vào tham gia trực tiếp hoạt động, trẻ được trực tiếp tập luyện, hay xem người lớn để bắt chước vì thế việc GV đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là chính xác.

Bảng 2.10: Điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé‌

TT

Nội dung

Số liệu

Ví trí

1

Trẻ được luyện tập thường xuyên trong sinh hoạt

hàng ngày

67/120

1

2

Kiểm tra việc thực hiện của trẻ và hướng dẫn trẻ

tự kiểm tra

21/120

4

3

Giúp trẻ hiểu được sự cần thiết của các hành vi

văn hoá vệ sinh

25/120

5

4

Người lớn, cô giáo phải luôn là những tấm gương

sáng để trẻ noi theo

34/120

3

5

Tạo ra nhiều tình huống để củng cố hành vi văn

hóa vệ sinh trong điều kiện mới

42/120

2

Quá trình giáo dục luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yêu tố khác nhau, quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ cũng vậy. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Kết quả thể hiện trong bảng 2.11:

Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé‌

TT

Nội dung

Số ý

kiến

Tỷ lệ %

1

Chương trình chăm sóc - Giáo dục trẻ mẫu giáo bé

14

11.7

2

Trình độ giáo viên

27

22.5

3

Kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên

38

31.7

4

Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp

17

14.6

5

Trình độ nhận thức của trẻ

5

4.2

6

Thói quen sinh hoạt ở gia đình trẻ

19

15.8

7

Những yếu tố khác:

0

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023