Thực Trạng Các Phương Pháp Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé

- Đối với nhóm giáo dục hành vi ăn uống có vệ sinh: Giáo dục hành vi ăn uống có vệ sinh cũng được 100% số giáo viên cho rằng nội dung này đã được thực hiện thường xuyên trong nhà trường. Giáo dục các hành vi ăn uống có vệ sinh như: rửa tay trước khi ăn, khi ăn không được nói chuyện, lấy bát, thìa đúng của mình, xúc cơm không được để rơi vãi....Vệ sinh ăn uống giúp trẻ bảo vệ sức khỏe của bản thân vì vậy việc giáo dục cho trẻ biết cách ăn uống có vệ sinh là rất quan trọng vì vậy trong trường mầm non nội dung giáo dục này được giáo viên quan tầm và thực hiện với mức độ thường xuyên.

- Đối với nhóm giáo dục hành vi tiến hành hoạt động có văn hoá: có 68.3% giáo viên đánh giá nội dung này được thực hiện thường xuyên, 31.7% giáo viên cho rằng nội dung này mới được thỉnh thoảng thực hiện. Giáo dục hành vi tiến hành hoạt động có văn hóa như: Trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động có tính cá nhân, tập thể (học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác) trẻ thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: luôn luôn thể hiện có ý thức tôn trọng bản thân, làm việc có sự hợp tác với các bạn khác. Có ý thức giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi.

- Đối với nhóm giáo dục giao tiếp có văn hóa vệ sinh: có 100% ý kiến giáo viên khi được hỏi đều cho rằng nội dung giáo dục hành vi giáo tiếp có văn hóa vệ sinh được nhà trường thường xuyên tiến hành giáo dục cho trẻ. Đây cũng là nội dung giáo dục quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường mầm non vì thế được nhà trường được tiến hành thường xuyên thông qua các bài học cũng như lồng ghép, tích hợp trong các nội dung giáo dục khác. Giáo dục giao tiếp có văn hóa vệ sinh để trẻ nắm được một số qui định về giao tiếp của trẻ với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh. Một số hành vi của trẻ khi giao tiếp có văn hóa: chào hỏi mọi người khi gặp, thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, thể hiện sự quan tâm khi nguời khác cần, biết cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết…

2.3.2. Thực trạng các phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Nội dung giáo dục sẽ được GV truyền tải đến trẻ bằng những phương pháp cụ thể phù hợp với từng nội dung bài học. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành khảo sát thực trạng phương pháp giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa vệ sinh cho trẻ. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng phương pháp trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé‌


TT


Mức độ

Phương pháp

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

1

Phương pháp giảng giải

120

100

0

0

0

0

2

Phương pháp đàm thoại

120

100

0

0

0

0

3

Phương pháp trực quan

120

100

0

0

0

0

4

phương pháp luyện tập

120

100

0

0

0

0

5

Phương pháp giao việc

85

70.8

35

29.2

0

0

6

Phương pháp kể chuyện

90

75

30

25

0

0

7

Phương pháp nêu gương

115

95.8

5

4.2

0

0

8

Phương pháp khen thưởng

120

100

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 8

Từ bảng 6 cho thấy các phương pháp để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ đã được GV sử dụng ở mức độ thường xuyên. Trong đó các phương pháp giảng giải, đàm thoại, trực quan, luyện tập, khen thưởng được 100% GV cho rằng họ thường xuyên sử dụng để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Phương pháp giao việc, kể chuyện, nêu gương còn một bộ phận nhỏ GV cho rằng mới chỉ thỉnh thoảng sử dụng để giáo dục trẻ.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé cần phải được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao vì trẻ

mẫu giáo bé sự tập trung chú ý còn hạn chế. Vì vậy việc GV vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là rất quan trọng. Với mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp trên sẽ giúp quá trình giáo dục trẻ ở các trường mầm non TPTN đạt được mục đích đề ra.

Dựa vào nội dung giáo dục về hành vi văn hóa vệ sinh được lồng ghép trong các hoạt động học tập, các yêu cầu cần đạt để giáo viên lựa chọn phương pháp giáo dục cho trẻ. Trao đổi với một số giáo viên trong quá trình khảo sát chúng tôi được biết trong một bài dạy giáo viên có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp để hướng dẫn trẻ cũng như truyển tải cho học sinh kiến thức cơ bản cần thiết để giúp trẻ có nhận thức đúng từ đó hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho mình. Đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo bé vận dụng phương pháp giảng giải và trực quan là rất cần thiết để trẻ hiểu được cần phải làm gì và làm như thế nào là đúng, khi các hành vi đã được hình thành cần phải được củng cố bằng phương pháp tập luyện để trẻ biến những hành vi đó thành các thói quen văn hóa vệ sinh. Vì vậy những phương pháp giáo dục này được giáo viên thường xuyên sử dụng trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

2.3.3. Thực trạng các con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Việc giáo dục hành vi vệ sinh văn hóa cho trẻ mẫu giáo bé được thực hiện bằng nhiều conn đường khác nhau. Các con đường này mang đặc trưng riêng của trường mầm non. Kết quả khảo sát về thực trạng con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé được thể hiện trong Bảng 2.7.

Qua bảng số liệu bảng 2.7 cho thấy các con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé đã được đa số GV đánh giá ở mức thường xuyên thực hiện. Trong đó con đường thông qua tổ chức cho trẻ rèn luyện học tập trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày được 100% GV đánh giá ở mức độ thường xuyên. Các hành vi văn hóa vệ sinh trong khi ăn, ngủ, chơi gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của trẻ vì vậy tổ chức tập luyện hành vi văn hóa vệ sinh

cho trẻ ngày trong sinh hoạt hàng ngày là hình thức chiếm nhiều ưu thế để hình thành các hành vi tích cực theo mong muốn của người lớn cho trẻ. Vì vậy con đường này được tuyệt đối giáo viên thường xuyên đưa vào để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

Bảng 2.7: Thực trạng con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh



Mức độ

Con đường

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không bao giờ

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Thông qua các tiết giáo dục hành

vi văn hoá vệ sinh

109

90.8

11

9.2

0

0

Thông qua tổ chức hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục

hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ


112


93.3


8


6.7


0


0

Thông qua tích hợp vào các hoạt

động học tập có chủ đích

97

80.8

23

19.2

0

0

Thông qua tổ chức cho trẻ rèn luyện học tập trực tiếp trong sinh

hoạt hàng ngày


120


100


0


0


0


0

Phối hợp với gia đình trong việc giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh

cho trẻ


95


79.2


25


20.8


0


0

Con đường giáo dục: thông qua tổ chức hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ được 93.3% giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng và 6.7% giáo viên cho rằng thỉnh thoảng sử dụng để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo bé vì vậy thông quá hoạt động vui chơi để đưa nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ sẽ giúp trẻ vừa được chơi vừa được học, được tập luyện những điều cô đã dạy, trẻ có hứng thú hơn trong học tập trong quá trình hình thành các hành vi văn hóa.

Thông qua các tiết giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh là con đường được 90.8% số giáo viên đánh giá ở mức thường xuyên thực hiện để giáo dục hành vi

văn hóa vệ sinh cho trẻ. Trong chương trình giáo dục ở trường mầm non giáo dục vệ sinh cho trẻ là nội dung được thực hiện. Vì vậy qua các tiết học về giáo dục vệ sinh, giáo viên có thể xây dựng bài dạy về hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Với mục đích chính là hình thành hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ các tiết học này giúp trẻ lĩnh hội được nhanh nhất điều giáo viên muốn hình thành được ở trẻ. Với tỷ lệ thường xuyên thực hiện các tiết học này sẽ giúp quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ đạt được hiệu quả cao.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ thông qua tích hợp vào các hoạt động học tập có chủ đích có 80.8% giáo viên cho rằng con đường này được thường xuyên thực hiện. Cùng với hoạt động vui chơi, hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo bé chiếm rất nhiều ưu thế trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Phối hợp với gia đình trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ có 79.2% giáo viên cho rằng nhà trường đã thường xuyên sử dụng con đường này, có 20.8% cho rằng chưa thường xuyên. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, vì thời gian trẻ sinh hoạt trong gia đình và chịu sự ảnh hưởng của người thân là rất lớn, do đó phối hợp với gia

đình trong giáo dục trẻ là hết sức cần thiết.

Nhìn chung các hình thức giáo dục nhóm nghiên cứu đưa ra qua sự đánh giá của giáo viên cho thấy, ở trường mầm non TP. Thái Nguyên đã thường xuyên sử dụng các con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Thực trạng này là cơ sở để đánh giá kết quả của việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

2.4. Kết quả việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé

Để tìm hiểu việc hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành quan sát, trò chuyện, tạo tình huống để kiểm tra trình độ nhận thức của trẻ; đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát và trò chuyện với giáo viên, trao đổi với phụ huynh trẻ. Qua đó nắm được thực trạng hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé ở các trường mầm non.

Chúng tôi đã chia mức độ hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ thành hai tiêu chí để đánh giá: Tiêu chí đánh giá sự nhận thức của trẻ và Tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kĩ năng, thái độ) các hành động vệ sinh thuộc bốn nhóm hành vi văn hóa vệ sinh: Hành vi giữ gìn vệ sinh thân thể, hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh, hành vi hoạt động có văn hóa vệ sinh, hành vi giao tiếp có văn hóa. Để hình thành được các hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ phải cần đến một quá trình rèn luyện, kéo theo đó việc đánh giá sự nhận thức cũng như thực hiện của trẻ cũng phải có sự theo dõi thường xuyên của chủ thể đánh giá. Do đó, chúng tôi tìm hiểu mức độ hình thành hành vi này ở trẻ chủ yếu thông qua sự đánh giá của giáo viên. Còn các phương pháp như quan sát, đàm thoại... có tính chất kiểm tra và khẳng định.

Chúng tôi sử dụng thang đánh giá của tác giả Hoàng Thị Phương trong “Hướng dẫn cách đánh giá mức độ hình thành thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo” - Giáo trình “Vệ sinh trẻ em”, NXB Đại học Sư phạm, 2006 để xây dựng phiếu đánh giá cho giáo viên và làm cơ sở để phân tích kết quả thu được.

Thang đánh giá sự nhận thức:

Loại tốt: Có biết về hành động, biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó, hiểu cách thể hiện, hiểu ý nghĩa của hành động.

Loại khá: Có biết về hành động, biết các yêu cầu đối với hành động, hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc, có thể hiểu được ý nghĩa của hành động khi giáo viên gợi ý.

Loại trung bình: Có biết về hành động, biết các yêu cầu đối với hành động và hiểu cách hành động trong một số tình huống quen thuộc, chưa hiểu ý nghĩa của hành động.

Loại yếu: Có biết về hành động, nêu ra các yêu cầu không phù hợp với tình huống cụ thể.

Loại kém: Không biết các hành động văn hóa vệ sinh. Thang đánh giá việc thực hiện:

Loại tốt: Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, thực hiện một cách tự giác, thể hiện thái độ đúng, thực hiện thành thạo.

Loại khá: Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, có thể hiện đúng, thực hiện tương đối thành thạo.

Loại trung bình: Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt giáo viên, có cố gắng thể hiện thái độ đúng, thực hiện chưa thành thạo.

Loại yếu: Trong những tình huống quen thuộc khi được giáo viên nhắc nhở, có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động nhưng thể hiện không đúng.

Loại kém: Không thực hiện hành động văn hóa vệ sinh.

2.4.1. Thực trạng nhận thức của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên về các hành vi văn hóa vệ sinh

Để tìm hiểu vấn đề này, trước tiên chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra trên giáo viên với câu hỏi “Theo cô, nhận thức của trẻ mẫu giáo bé ở trường cô về hành vi văn hóa vệ sinh như thế nào?” và sử dụng phương pháp phỏng vấn trẻ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của GV về mức độ nhận thức của trẻ trong thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh

TT

Mức độ

Nội dung

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Giữ gìn vệ sinh thân

thể

27

22.5

78

65

15

12.5

0

0

0

0

2

Ăn uống có văn hoá

vệ sinh

8

6.7

61

50.8

39

32.5

12

10

0

0

3

Hoạt động có văn

hoá vệ sinh

18

15

81

67.5

21

17.5

0

0

0

0

4

Giao tiếp có văn hoá

24

20

85

70.8

11

9.2

0

0

0

0

Khi tiến hành trò chuyện với trẻ ở lớp B7 (lớp mẫu giáo bé) trường mầm non 19/5 do 2 cô giáo Cà Nguyễn Linh Phương và cô Hoàng Tuyết Mai chủ nhiệm và lớp mẫu giáo bé trường mầm non DPA do cô Đào Thị Mai và cô Nguyễn Thị Huyền và điều tra phiếu hỏi cho giáo viên thì mức độ nhận thức về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé đạt kết quả như sau:

- Về giữ gìn vệ sinh thân thể: Có 22.5% GV đánh giá ở mức độ tốt, 65% đánh giá ở mức độ khá, 12.5% đánh giá ở mức độ TB. Giữ gìn vệ sinh thần thể được thể hiện qua các hành vi: giữ gìn chân tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, giữ gìn quần áo sạch sẽ…Việc trẻ nhận thức được việc phải giữ gìn vệ sinh thân thể để luôn khỏe mạnh là điều rất quan trọng, khi trẻ nhận thức được đúng về nhưng điều này là cơ sở để trẻ có những hành vi giữ gìn vệ sinh thân thể tương ứng. Đa số GV trong qúa trình làm việc, giáo dục, chăm sóc trẻ đánh giá rằng trẻ đã có nhận thức về giữ gìn vệ sinh thân thể ở mức độ khá.

Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra qua trẻ bằng cách đưa ra các tình huống, các câu hỏi đàm thoại để kiểm tra nhận thức của trẻ.

Ví dụ: Con có rửa tay trước khi ăn hay không? Sau khi rửa tay thì phải làm gì? Rửa tay để làm gì? Con có thể rửa tay cho cô xem được không?.....thì hầu như các cháu trả lời rất nhanh bằng hiểu biết của mình. “con mở nước rồi xoa tay vào nhau, bôi xà phòng, ...” chúng tôi tiếp tục hỏi nhóm trẻ với các câu hỏi 4 nhóm trẻ tương tự ở các hành vi khác (rửa mặt, đánh răng, chải tóc, giữ gìn quần áo sạch sẽ) thì phần lớn trẻ đều biết hành động, hiểu được một số ít ý nghĩa của hành động nhưng lại chưa nắm được đầy đủ các thao tác trong từng hành động và thứ tự thực hiện các thao tác đó. Tuy vậy, trước các câu hỏi có tính chất tình huống mà chúng tôi đưa ra cho trẻ thì trẻ lại phản ứng rất tốt. Ví dụ: “Lúc nãy cô ra sân chơi, tay cô bẩn hết rôi, cô phải làm thế nào nhỉ?” trẻ đã đồng thanh trả lời “cô rửa tay” tức là trẻ đã nhận thức được là khi nào cần rửa tay, rửa tay để sạch sẽ. Hay chúng tôi cũng đưa ra tình huống cho trẻ xem 1 đoạn chuyện”gấu con bị đau răng” và hỏi trẻ “bạn gấu làm sao? trẻ trả lời bị

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023