Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nghiên cứu khảo sát thực trạng hành vi, GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học làm cơ sở đề xuất các biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
2.1.2. Nội dung và công cụ khảo sát
Chúng tôi khảo sát hai nội dung sau đây:
2.1.2.1. Khảo sát thực trạng hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Nội dung khảo sát: Tìm hiểu các hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
b) Công cụ khảo sát:
- Thang đo tăng động giảm chú ý phiên bản 2 (ADHDT2) của James E. Gilliam: Thang đo gồm 2 tiểu thang đo Giảm chú ý và tăng động/hấp tấp. Thang đo do GV hoặc người chăm sóc đánh giá. Sau khi đánh giá, tính điểm từng tiểu thang đo và chỉ số AD/HD sẽ xác định mức độ AD/HD của HS. Các mức độ AD/HD bao gồm: Rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.
- Thang đo hành vi của HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập tự thiết kế:
Thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập được xây dựng nhằm xác định các hành vi thường gặp của HS trong lớp học hòa nhập. Thang đánh giá này tiếp cận dựa trên GV đánh giá dành cho những HS được chẩn đoán là có AD/HD ở mức trung bình và cao bằng thang đo chẩn đoán tăng động giảm chú ý ADHDT2.
Thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập được xây dựng dựa trên: 1) Các tiêu chí chẩn đoán AD/HD theo DSM-5; 2) Thang đo chẩn đoán ADHDT2.
Thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập chúng tôi xây dựng gồm 5 tiểu thang đo sau. Mỗi tiểu thang đo gồm các chỉ báo là các hành vi cụ thể:
STT
Tiểu thang đo | Số lượng items (Các hành vi cụ thể) | |
1 | Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 7 |
2 | Thiếu chú ý khi học tập | 9 |
3 | Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 6 |
4 | Chống đối | 5 |
5 | Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lí Luận Về Hành Vi Của Hs Tăng Động Giảm Chú Ý
- Giáo Dục Hành Vi Cho Học Sinh Tăng Động Giảm Chú Ý Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Biện Pháp Giáo Dục Hành Vi Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Mức Độ Biểu Hiện Các Nhóm Hành Vi Của Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Gdhv Cho Học Sinh Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Mỗi hành vi được đánh giá với 05 mức độ thể hiện với các điểm số tương ứng như sau:
1- Không bao giờ- Học sinh không bao giờ thể hiện hành vi
2- Hiếm khi- Học sinh thể hiện hành vi 1-2 lần trong một ngày
3- Thỉnh thoảng- Học sinh thể hiện hành vi 3-4 lần trong một ngày 4- Thường xuyên- Học sinh thể hiện hành vi 4-5 lần trong một ngày
5- Rất thường xuyên- Học sinh thể hiện hành vi từ 6 lần trở lên trong một ngày Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD
trong lớp tiểu học hòa nhập được khảo nghiệm trên diện hẹp để xác định độ tin cậy trước khi khảo sát chính thức. Trong khảo nghiệm diện hẹp này chúng tôi chọn ngẫu nhiên 45 HS rối loạn AD/HD đang học hòa nhập tại 3 trường tiểu học hòa nhập trên địa bàn TP Bắc Giang, năm sinh từ năm 2012 đến 2014.
Bảng dưới đây trình bày kết quả xác định độ tin cậy của thang đo hành vi HS
rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập.
STT
Tiểu thang đo | Hệ số Cronbach’s Alpha | |
1 | Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 0.769 |
2 | Thiếu chú ý khi học tập | 0.866 |
3 | Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 0.858 |
4 | Chống đối | 0.898 |
5 | Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 0.908 |
Độ tin cậy của thang đo được xác định bằng chỉ số Cronbach's Alpha. Theo nghiên cứu Pterson R. (1994) và Slater S. (1995), các kết quả nghiên cứu của Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là đủ độ tin cậy để sử dụng. Kết quả thông số trên Cronbach Alpha cho thấy thang đo xây dựng để khảo sát là phù hợp, đáng tin cậy.
Xử ly ́ số liệu:
Thang đo sử dụng 5 mức độ với các mức sau đây: (Mức cao nhất- mức thấp nhất)/5= (5-1)/5= 0.8
1 ≤ M <1.8: Không có vấn đề
1.8≤ M<2.6: Có vấn đề mức độ nhẹ
2.6≤ M<3.4: Có vấn đề mức độ trung bình 3.4≤ M<4.2: Có vấn đề mức độ nặng
4.2≤ M<5.0: Có vấn đề mức độ rất nặng
2.1.2.2. Khảo sát thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Nội dung khảo sát: 1) Thực trạng nhận thức của GV và cha mẹ về học sinh rối loạn AD/HD và GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (gồm khái niệm AD/HD và tầm quan trọng của GDHV); 2) Thực trạng thực hiện GDHV cho học sinh có rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, phương tiện, quy trình, hình thức tổ chức và cách đánh giá kết quả GDHV); 3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 4) Những mong muốn của GV trong việc nâng cao chất lượng/kết quả GDHV cho học sinh rối
loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
b) Công cụ khảo sát
* Bộ công cụ khảo sát thực trạng GDHV và độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát
Độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát được tính bằng công thức Cronbach Alpha được cài đặt sẵn trong phần mềm SPSS. Sau khi khảo sát thử ở diện hẹp để điều chỉnh lại hình thức, nội dung một số câu hỏi, tiến hành đo với toàn mẫu nghiên cứu. Để đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát dành cho GV, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu câu hỏi để tính theo đại lượng Cronbach, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát
STT
Tiểu thang đo | Số lượng item | Hệ số Cronbach's Alpha | |
1 | Quan niệm về AD/HD | 3 | 0.646 |
2 | Đánh giá vai trò của GDHV | 5 | 0.768 |
3 | Mức độ thực hiện mục tiêu GDHV | 5 | 0.649 |
4 | Mức độ thực hiện nội dung GDHV | 5 | 0.671 |
5 | Mức độ sử dụng phương pháp GDHV | 9 | 0.675 |
6 | Mức độ sử dụng phương tiện GDHV | 6 | 0.730 |
7 | Mức độ thực hiện quy trình GDHV | 4 | 0.654 |
7 | Mức độ thực hiện các biện pháp GDHV | 10 | 0.747 |
8 | Mức độ thực hiện các hình thức GDHV | 4 | 0.709 |
9 | KTĐG kết quả GDHV | 3 | 0.659 |
10 | Sự phối hợp giữa GV và cha mẹ | 5 | 0.649 |
11 | Các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV | 7 | 0.632 |
Theo nghiên cứu Pterson R. (1994) và Slater S. (1995), các kết quả nghiên cứu của Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là đủ độ tin cậy để sử dụng. Kết quả thông số trên Cronbach Alpha cho thấy bộ câu hỏi xây dựng để khảo sát là phù hợp, đáng tin cậy.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
- Khảo sát: Khảo sát 144 GV tại 6 trường tiểu học nhằm xác định kiến thức và kĩ năng của họ trong GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (phụ lục 3).
- Phỏng vấn: Lựa chọn một số GV, cha mẹ HS phỏng vấn để thu thập thêm thông tin sâu về thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD tại các trường tiểu học hòa nhập nhằm bổ trợ thông tin cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và quan sát (Phụ lục 5).
- Quan sát sư phạm: Quan sát phòng học, đồ dùng sử dụng trong quá trình dạy học và GDHV cho HS rối loạn AD/HD tại các trường và dự giờ tiết dạy của GV (Phụ lục 7).
- Trắc nghiệm: Sử dụng thang đánh giá trí tuệ WISC- IV để đánh giá năng lực trí tuệ của HS rối loạn AD/HD, thang đo hành vi tăng động giảm chú ý ADHDT2, thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
- Nghiên cứu trường hợp: Lựa chọn một số trường hợp để phân tích sâu, làm sáng tỏ thự trạng rối loạn AD/HD của HS.
- Nghiên cứu sản phẩm của GV: Nghiên cứu việc lập kế hoạch giáo dục HS rối loạn AD/HD của GV nhằm tìm hiểu mục tiêu, phương pháp, lựa chọn đồ dùng, tổ chức hoạt động GDHV có phù hợp hay không.
- Nghiên cứu hồ sơ HS: Thu thập thông tin liên quan đến hồ sơ của HS để có những đánh giá khái quát về hành vi và quá trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD.
- Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và SPSS 26.0.
2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, do tình hình dịch bệnh Covid- 19 nên khách thể và địa bàn khảo sát của luận án gặp những hạn chế nhất định, chúng tôi
lựa chọn được các trường có tình hình Covid đỡ phức tạp, gồm:
- Học sinh rối loạn AD/HD: Chúng tôi khảo sát 65 HS rối loạn AD/HD khối 1,2,3 học hòa nhập tại 03 trường tiểu học tại Hà Nội (Trường Tiểu học Cát Quế A, trường Tiểu học Cát Quế B, trường Tiểu học Dương Liễu) và 03 trường tiểu học tại TP Bắc Giang (Trường Tiểu học Đồng Sơn, trường Tiểu học Dĩnh Kế, trường Tiểu học Tân Tiến). Các HS được đánh giá bằng thang đo chẩn đoán ADHDT2 để sàng lọc những HS có AD/HD ở mức trung bình và cao để thực hiện nghiên cứu. Kết quả cho thấy có 18 HS có AD/HD ở mức độ thấp và rất cao. Vì vậy chúng tôi chọn được 47 HS làm đối tượng khảo sát của đề tài. Kết quả chẩn đoán mức độ AD/HD trên 65 HS được thể hiện ở bảng phụ lục 8.
- 76 GV và 78 cha mẹ tại 03 trường Tiểu học tại Hà Nội (Trường Tiểu học Cát Quế A, trường Tiểu học Cát Quế B, trường Tiểu học Dương Liễu).
- 68 GV và 62 cha mẹ tại 03 trường Tiểu học tại TP Bắc Giang (Trường Tiểu học Đồng Sơn, trường Tiểu học Dĩnh Kế, trường Tiểu học Tân Tiến).
* GV
Về giới tính: Nữ chiếm 91.3%, nam chiếm 8.7%.
Về trình độ chuyên môn: Sau ĐH chiếm 12%, ĐH chiếm 81.3%, Cao đẳng chiếm 6.7%). Trình độ chuyên môn của GV cao. Đây là lợi thế tốt để tổ chức hoạt động giáo dục HS.
Về thâm niên: Đa số thâm niên 5-9 năm (36%), trên 10 năm chiếm 25.3%, 3-
4 năm chiếm 22%. Còn lại số ít GV có thâm niên 1-2 năm (16.7%).
Về kinh nghiệm dạy học lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học: Được tính bằng tổng số năm dạy học lớp có HS khuyết tật học hòa nhập. Kinh nghiệm dạy học hòa nhập 3-4 năm chiếm đa số (25.3%), kinh nghiệm 5-9 năm chiếm đa số (44.7%), kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 20%, kinh nghiệm 1-2 năm chiếm 14%.
* Cha mẹ:
Về độ tuổi của cha mẹ HS: Trung bình từ 25 đến trên 40 tuổi. Từ 25- 30 chiếm 8.3%. Từ 30- 35 chiếm 32%; Từ 35 - 40 chiếm 37.7%; Tuổi trên 40 chiếm 22%.
Trình độ học vấn của cha mẹ HS: 40% bậc ĐH, 24% cao đẳng, 16.7% trung cấp; 10% phổ thông và 9.3% cha mẹ trẻ trình độ SĐH. Điều này sẽ thuận lợi cho việc phối kết hợp tổ chức GDHV cho HS rối loạn AD/HD.
Về kinh tế GĐ: 65.3% mức trung bình; 18.7% mức giàu; 16% mức nghèo.
2.1.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Về định lượng: Kết quả được tính toán và xử lí bằng toán thống kê để tính điểm trung bình, tỉ lệ %, độ lệch chuẩn, thứ bậc và trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
Công thức tính hệ số tương quan Pearson
| x: biến 1 y: biến 2 n : số mẫu |
Về định tính: Tập trung phân tích để làm rõ các vấn đề hành vi của HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập; ưu điểm và hạn chế về nhận thức, kiến thức, kỹ năng GDHV cho HS rối loạn AD/HD của GV, cha mẹ; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Quá trình khảo sát chúng tôi sử dụng các phương pháp như: quan sát trực tiếp, đàm thoại, phỏng vấn sâu.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Thực trạng biểu hiện hành vi của HS tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Thực trạng hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học được phân tích dựa trên kết quả đánh giá bằng thang đo hành vi với 5 mức độ thể hiện: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ. Bên cạnh đó kết quả phân tích thực trạng còn được làm rõ qua ý kiến phỏng vấn GV. Thực trạng hành vi của HS rối loạn AD/HD được thể hiện như sau:
2.2.1.1. Thực trạng chung về biểu hiện hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Về mức độ thể hiện của hành vi, đa số HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có hành vi ở mức độ trung bình và nặng. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Thực trạng chung về mức độ biểu hiện hành vi của HS rối loạn
AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Số HS có hành vi ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (51.1%). Tiếp theo là HS có hành vi ở mức độ nặng (chiếm 36.1%) và mức nhẹ (12.8%). Không có HS nào không có vấn đề về hành vi (chiếm 0%). Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về AD/HD cho rằng AD/HD là rối loạn liên quan đến vấn đề hành vi. Không có HS nào có hành vi ở mức độ rất nặng (chiếm 0%). Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp trong môi trường hòa nhập. Những HS có hành vi ở mức độ rất nặng khó theo được môi trường hòa nhập.
Mức độ hành vi của các nhóm hành vi được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện các nhóm hành vi của HS rối loạn
AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
15
Nhóm hành vi
M | SD | Thứ bậc | Mức độ hành vi | |
Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 3.33 | 0.65 | 3 | Trung bình |
Thiếu chú ý khi học tập | 3.63 | 0.69 | 1 | Nặng |
Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 3.46 | 0.58 | 2 | Nặng |
Chống đối | 2.84 | 0.45 | 5 | Trung bình |
Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 3.14 | 0.61 | 4 | Trung bình |