kiểm tra, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý kịp thời, đúng pháp luật những sai phạm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Cán bộ quản lý ở từng địa phương phải nắm rõ tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai ở địa phương mình, thường xuyên tiếp xúc với dân, với cơ sở thôn, xóm..., lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân về tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương, từ đó dự báo tốt tình hình khiếu nại, tố cáo có thể phát sinh để có hướng xử lý kịp thời.
3.2.3.3. Hạn chế phát sinh những đơn thư khiếu nại về đất đai mới
Hạn chế phát sinh những đơn thư khiếu nại về đất đai mới phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cả hai lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và quản lý đất đai. Chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức có thẩm quyền về quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo cho toàn thể nhân dân thông qua nhiều hình thức như tố chức các buổi tọa đàm ở từng địa phương, tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng (qua báo, đài, mạng internet...)
Thứ ba, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai và công tác quản lý đất đai, từ đó có hướng xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật để tạo lòng tin cho người dân vào cơ quan quản lý nhà nước đồng thời tạo cho người dân ý thức chấp hành pháp luật.
Thứ tư, cán bộ được giao giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai cần nắm vững các quy định pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo để có thể tham mưu hướng giải quyết chính xác, kịp thời, đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng công dân tiếp khiếu lên cơ quan câp trên.
Thứ năm, phải xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, đồng bộ, thống nhất từ trung ương tới địa phương , đảm bảo đầy đủ từ cơ sở pháp luật đến dữ liệu pháp lý giúp cho quá trình quản lý về đất đai đạt hiệu quả nhất.
3.2.3.4. Thống nhất nhận thức về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của các cấp ủy, chính quyền các cấp.
Cần thống nhất nhận thức về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải được thực hiện đồng bộ, phát huy tốt vai trò của các đoàn thể quần chúng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chuyên môn ở các cấp trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức có thẩm quyền về quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
3.2.5. Giáo dục pháp luật, đạo đức, nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai cho cán bộ, công chức
Hiện nay, hiện tượng cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ diễn ra không ít, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm đó là quản lý nhà nước về đất đai. Bên cạnh đó, ở các địa phương ( tập trung ở các xã ngoại thành) vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ vẫn được đảm nhận công tác liên quan đến quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để đảm bảo chất lượng cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và liên quan đến đất đai nói riêng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
KẾT LUẬN
Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những vấn đề hết sức cấp bách, nhạy cảm, động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội. Nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn tới những hệ quả không hay, là nguy cơ tiềm ẩn của khiếu kiện đông người, là nguyên cớ cho những kẻ muốn lợi dụng để kích động người dân nhằm gây mất trật tự an toàn xã hội, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Qua một thời gian công tác liên quan tới lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của công tác này đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết tốt các khiếu kiện về đất đai nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.
Thông qua phần cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, các quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, trình tư, thủ tục, thẩm quyền giả quyết khiếu nại do pháp luật quy định.
Phần hai của Luận văn đề cập đến thực trạng khiếu nại về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên một địa bàn cụ thể, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai. Dựa vào việc nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể để đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai.
Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Chính trị ( 2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020. | |
2. | Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. |
3. | Chính phủ (2006), Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. |
4. | Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội. |
5. | Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. |
6. | Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. |
7. | Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. |
8. | Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX, Hà Nội. |
9. | Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004, (Sách phục vụ thảo luận các Dự thảo Văn kiện Đại hội X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
10. | Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
11. | Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế
- Quan Điểm Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
- Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 164/BC- ĐĐBQH ngày 18/9 báo cáo kết quả giám sát việc quản lý và sử dụng đất tại các nông trường, trạm trại; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2011, Hà Nội. | |
13. | Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. |
14. | Quốc hội (1998), Luật khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. |
15. | Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. |
16. | Quốc hội (2003), Luật Tổ chức HĐND và UBND, Hà Nội. |
17. | Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự , Hà Nội. |
18. | Quốc hội (2010), Luật tố tụng hành chính, Hà Nội. |
19. | Quốc hội (2011), Luật khiếu nại, Hà Nội. |
20. | Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8 Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. |
21. | Thanh tra Chính phủ (2012), Những nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại năm 2011,Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội. |
22. | Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. |
23. | Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. |
24. | Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. |
25. | Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. |
26. | Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. |
27. | Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ- UBND ngày 16/5 về việc đổi tên và chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2008), Quyết định số 08/2008/QĐ- UBND ngày 16/5 về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội. | |
29. | Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 1601/QĐ- UBND ngày 6/5 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, Hà Nội. |
30. | Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 19/2008/QĐ- UBND ngày 29/9 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định tiếp công dân, giải quyết KNTC trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội. |
31. | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 01/4 quyết định ban hành Quy định tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc Thành phố Hà Nội. |
32. | Lê Văn Đức (2012), “Công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai”, http://www.giri.ac.vn. |
33. | Phạm Thị Huệ (2012), Cơ sở của việc xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của Luật khiếu nại, tố cáo, http://www.giri.ac.vn. |
34. | Nguyễn Đình Đăng Lục (2012), “Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo của công dân với vấn đề tài phán hành chính ở nước ta”, http://www.giri.ac.vn. |
35. | Đinh Văn Minh (2012), “ Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam”, http://www.giri.ac.vn. |
36. | Trần Hồng Thanh (2012), “Bàn về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo”, http://www.giri.ac.vn. |
37. | “Để thực thi nghiêm pháp luật đất đai” (2012), http://www.thesaigontimes.vn/Home/đienan/ykien. |
38. | “Khiếu kiện về đất đai, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (2010), http://www.isponre.gov.vn/home/dien-dan. |