N | M | SD | Thứ bậc | Mức độ hành vi | |
dùng của bạn | |||||
Trộm cắp đồ có giá trị | 47 | 1.11 | 0.31 | 8 | Không có vấn đề |
Chung | 2.84 | 0.45 | Trung bình |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Giáo Dục Hành Vi Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Khảo Sát Thực Trạng Hành Vi Của Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Mức Độ Biểu Hiện Các Nhóm Hành Vi Của Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Gdhv Cho Học Sinh Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Những Mong Muốn Của Cha Mẹ Về Những Việc Các Bên Cần Làm Để Nâng Cao Chất Lượng/kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
HVKPH liên quan đến giao tiếp ứng xử HS rối loạn AD/HD thể hiện ở mức thường xuyên nhất là Không hợp tác với bạn trong hoạt động học tập và vui chơi (M= 4.02, SD= 0.60). Hành vi tiếp theo là Không chủ động chào hỏi thầy cô (M= 3.55, SD= 0.90). Có những HS biểu hiện hành vi thiếu chủ động trong giao tiếp ở mức nặng nhưng cũng có những HS biểu hiện ở mức nhẹ. Trong mối quan hệ bạn bè, một số HS rối loạn AD/HD không biết kết bạn (M= 3.45, SD= 0.61) và không duy trì được mối quan hệ bạn bè (M= 3.32, SD= 0.59). Những hành vi này của HS bắt nguồn từ cảm xúc dễ thay đổi và những yếu kém về kĩ năng xã hội. Cô T.T.L chia sẻ: “Đôi khi các bạn không thích chơi với HS rối loạn AD/HD vì các em không biết cách chơi, dễ nổi xung và đánh các bạn”.
Ngoài ra HS rối loạn AD/HD thỉnh thoảng có hành vi Nghịch hoặc làm hỏng đồ dùng của bạn (M= 3.06, SD= 0.52) như xé sách vở, bẻ bút chì, làm bẩn cặp sách, quần áo của bạn; Trêu chọc bạn (M= 3.02, SD= 0.44) như đẩy bạn, giật tóc bạn. Những hành vi thể hiện ở mức độ hiếm khi như Khởi xướng việc đánh nhau (M= 1.19, SD= 0.39), Trộm cắp đồ có giá trị (M= 1.11, SD= 0.31).
Kiểm tra sự tương quan giữa các hành vi trong nhóm (phụ lục 9c) cho thấy: Biến số “Không biết kết bạn” có tương quan thuận với biến số “Không hợp tác với bạn trong hoạt động học tập và vui chơi” (r= 0.668**, p <0.01) và tương quan chặt chẽ với biến số “Không duy trì được mối quan hệ bạn bè” (r= 0.669**, p <0.01). Như vậy HS cần biết kết bạn để có thể chơi với bạn và duy trì mối quan hệ bạn bè và ngược lại.
Biến số “Trêu chọc bạn” có quan hệ chặt chẽ với biến số “Không hợp tác với bạn trong hoạt động học tập và vui chơi” (r= 0.808**, p <0.01) và quan hệ thuận với biến số “Không duy trì được mối quan hệ bạn bè” (r= 0.637**, p <0.01). Nếu
HS có hành vi trêu chọc bạn thì khó có thể có được sự hợp tác và mối quan hệ tốt với bạn bè. Việc làm giảm hành vi trêu chọc bạn của HS rối loạn AD/HD sẽ gắn liền với các hoạt động giáo dục KNXH giúp HS có thể chơi và làm việc hợp tác với bạn.
Như vậy, kết quả khảo sát đã chỉ ra, một số HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có rối loạn trong hành vi giao tiếp ứng xử. Hành vi này khiến các em gặp khó khăn trong xây dựng và duy trì mối quan hệ với thầy cô và bạn bè. Do đó, giáo dục KNXH trong đó nhấn mạnh đến việc giúp HS rối loạn AD/HD có những cư xử phù hợp, có mối quan hệ tốt thầy cô và bạn bè là rất cần thiết.
2.2.2. Thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Sau khi khảo sát, những phiếu không hợp lệ chúng tôi đã loại đi, còn lại 144 phiếu GV và 140 phiếu cha mẹ. Kết quả khảo sát thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học được thể hiện như sau:
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về rối loạn AD/HD
a. Thực trạng nhận thức của GV về rối loạn AD/HD
Nhận thức đúng về AD/HD giúp GV có hành động đúng. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, nhiều GV có nhận thức đúng về HS rối loạn AD/HD. Có 71.6% ý kiến cho rằng: AD/HD là một rối loạn biểu hiện quá mức tình trạng giảm chú ý, tăng động, hấp tấp làm ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội. Tuy nhiên vẫn còn 23% GV nhận thức chưa đúng về khái niệm AD/HD và cho rằng: “AD/HD là tình trạng tăng động quá mức gây ra những khó khăn trong học tập và sinh hoạt tại gia đình và trường học” hoặc “AD/HD là tình trạng giảm chú ý ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động học tập ở lớp học và trường học”. Có 5.4% GV không biết về rối loạn AD/HD.
Nhận thức của GV về rối loạn AD/HD được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3. Thực trạng nhận thức của GV về rối loạn AD/HD
Nhận thức đúng về rối loạn AD/HD có vai trò rất quan trọng và là nền tảng giúp GV thực hiện những phương pháp và biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp cho HS rối loạn AD/HD. Qua đây cho thấy, việc đào tạo nâng cao nhận thức cho GV về rối loạn AD/HD là rất quan trọng.
b. Thực trạng nhận thức của GV và cha mẹ về vai trò của GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của GV và cha mẹ về vai trò của GDHV cho HS
rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
15
Vai trò | GV (N=144) | Cha mẹ (N=140) | Chung (N=284) | |||||||
SL | TL% | Thứ bậc | SL | TL% | Thứ bậc | SL | TL% | Thứ bậc | ||
1 | Không quan trọng | 0 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 |
2 | Ít quan trọng | 8 | 5.5 | 4 | 8 | 5.7 | 4 | 16 | 5.6 | 4 |
3 | Tương đối quan trọng | 25 | 17.4 | 2 | 30 | 21.4 | 2 | 55 | 19.4 | 2 |
4 | Quan trọng | 87 | 60.4 | 1 | 80 | 57.1 | 1 | 167 | 58.8 | 1 |
5 | Rất quan trọng | 24 | 16.7 | 3 | 22 | 15.7 | 3 | 46 | 16.2 | 3 |
Nhìn chung GV và cha mẹ đánh giá khá cao vai trò của GDHV cho HS rối loạn AD/HD và GV đánh giá vai trò quan trọng của GDHV cao hơn cha mẹ. Đa số
GV và cha mẹ đánh giá cao vai trò của GDHV trong quá trình giáo dục HS. Có 16.7% GV và 15.7% cha mẹ cho rằng GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có vai trò rất quan trọng. Cô Đ.T.T, trường Tiểu học DL chia sẻ: “Học sinh rối loạn AD/HD có khá nhiều hành vi gây ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi. Do đó cần GDHV cho HS để tăng cường sự tham gia của các em vào các hoạt động của lớp học”. Có 60.4% GV và 57.1% cha mẹ cho rằng GDHV cho HS là quan trọng. Còn lại 17.4% GV và 21.4% cha mẹ cho rằng GDHV cho HS rối loạn AD/HD là tương đối quan trọng. Có một số ít 5.5% GV và 5.7% cha mẹ cho rằng GDHV cho HS là ít quan trọng và không có GV và cha mẹ nào đánh giá việc GDHV cho HS là không quan trọng.
Qua đây cho thấy GV và cha mẹ đã đánh giá khá cao vai trò của GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Tuy nhiên GV và cha mẹ mới chủ yếu đánh giá ở mức độ quan trọng. Vẫn còn nhiều GV và cha mẹ chưa thấy được vai trò quan trọng của GDHV cho HS. Đây sẽ là cơ sở rất tốt để thực hiện các biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. Kết quả GDHV cũng sẽ là cơ sở để chứng minh vai trò quan trọng của GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện GDHV cho học sinh có rối loạn AD/HD học hòa nhập
ở đầu cấp tiểu học của GV và cha mẹ
a) Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD
học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
15
Mục tiêu GDHV | GV (N=144) | Cha mẹ (N=140) | Chung (N=284) | |||||||
M | SD | Thứ bậc | M | SD | Thứ bậc | M | SD | Thứ bậc | ||
1 | Giúp HS cải thiện sự tập trung chú ý vào bài học | 3.46 | 0.50 | 2 | 2.39 | 0.48 | 3 | 2.93 | 0.72 | 3 |
Giúp HS kiểm soát được mức độ hoạt động, gia tăng thời gian duy trì vào nhiệm vụ học tập | 3.21 | 0.40 | 3 | 2.73 | 0.73 | 2 | 2.97 | 0.64 | 2 | |
3 | Giúp HS cải thiện kết quả học tập các môn học, đặc biệt là các môn tiếng Việt, môn Toán | 3.93 | 0.25 | 1 | 3.12 | 0.48 | 1 | 3.53 | 0.56 | 1 |
4 | Giúp HS cải thiện mối quan hệ với bạn bè và thầy cô | 3.07 | 0.25 | 4 | 2.01 | 0.51 | 5 | 2.55 | 0.66 | 4 |
5 | Giúp HS cải thiện KNXH để tham gia tốt hơn vào các hoạt động trong và ngoài giờ học, tham gia vào môi trường xã hội | 2.53 | 0.50 | 5 | 2.16 | 0.60 | 4 | 2.35 | 0.58 | 5 |
Chung | 3.24 | 0.38 | 2.48 | 0.56 | 2.86 | 0.63 |
Kết quả bảng trên cho thấy, GV và cha mẹ mới chỉ chủ yếu thực hiện mục tiêu GDHV ở mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi. Mục tiêu GDHV được GV và cha mẹ chú trọng nhất đó là “Giúp HS cải thiện kết quả học tập các môn học” (M= 3.53, SD= 0.56), tiếp đó là “Giúp HS kiểm soát được mức độ hoạt động, gia tăng thời gian duy trì vào nhiệm vụ học tập” (M= 2.97, SD= 0.64) và “Giúp HS cải thiện sự tập trung chú ý vào bài học” (M= 2.93, SD= 0.72). Những hành vi của HS rối loạn AD/HD như thiếu chú ý, mất tập trung, trêu chọc bạn, vi phạm nội quy… dẫn đến kết quả học tập của HS bị giảm sút. Điều mà GV và cha mẹ quan tâm nhất là làm sao cải thiện được kết quả học tập của HS. Tuy nhiên để cải thiện được kết quả học tập thì trước tiên cần cải thiện sự tập trung chú ý và giúp HS kiểm soát mức độ hoạt động cũng như nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình.
Mục tiêu “Giúp HS cải thiện mối quan hệ với bạn bè và thầy cô” và “Giúp HS cải thiện KNXH để tham gia tốt hơn vào các hoạt động trong và ngoài giờ học,
tham gia vào môi trường xã hội” ít được thực hiện hơn (lần lượt M= 2.55, SD= 0.66 và M= 2.35, SD= 0.58). Qua đây có thể thấy GV và cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện kết quả học tập của HS mà ít quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội của HS với bạn bè và thầy cô cũng như tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động trong và ngoài giờ học cũng như tham gia vào môi trường xã hội. Thực tế cho thấy, khi KNXH của HS được tăng cường và mối quan hệ của HS với bạn bè và thầy cô được cải thiện cũng góp phần nâng cao các HVPH của HS. Do đó, GDHV cho HS rối loạn AD/HD cần tập trung một cách toàn diện vào cải thiện sự tập trung chú ý, kiểm soát hoạt động, cải thiện kết quả học tập và tăng cường KNXH cho HS.
Kết quả kiểm định so sánh mức độ thực hiện các mục tiêu GDHV (phụ lục 9e) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu GDHV giữa GV và cha mẹ. GV thực hiện các mục tiêu GDHV ở mức cao hơn cha mẹ (M=
3.24 so với M= 2.48). Đối với từng mục tiêu, GV thực hiện mục tiêu “Giúp HS cải thiện sự tập trung chú ý vào bài học” ở mức cao hơn cha mẹ (M= 3.46 so với M= 2.39, t= 28.61, sig= 0.00 <0.05). Cô L.M.H, trường Tiểu học CQ A cho biết “Trong mỗi bài học tôi luôn cố gắng từng chút một để tăng cường sự chú ý của HS vào bài học. Tôi không có thời gian để cho HS thực hiện các bài tập vận động, bài tập thể chất riêng vì còn nhiều HS khác cũng cần có sự hỗ trợ”. Ngược lại cha mẹ lại quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu kiểm soát mức độ vận động của con. Chị P.T.H, cha mẹ HS trường Tiểu học Dĩnh Kế cho biết: “Tôi cảm thấy rất khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của con vào bài học. Tôi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu giúp con kiểm soát mức độ hoạt động bằng cách cho con đi bộ buổi tối, cho con chơi thể thao, cho còn làm việc nhà...”. GV cũng quan tâm nhiều hơn đến việc “Giúp HS cải thiện kết quả học tập các môn học” (M= 3.93 so với M= 3.12, t= 24.11, sig = 0.00 <0.05).
Tóm lại, cả GV và cha mẹ đều thực hiện các mục tiêu GDHV cho HS rối loạn AD/HD nhưng ở mức độ chưa cao. GV thực hiện các mục tiêu ở mức độ cao hơn cha mẹ.
b) Thực trạng thực hiện các nội dung GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện các nội dung GDHV cho HS rối loạn AD/HD
học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
15
Nội dung | GV (N=144) | Cha mẹ (N=140) | Chung (N=284) | |||||||
M | SD | Thứ | M | SD | Thứ | M | SD | Thứ | ||
1 | Tuân thủ nội quy quy định | 3.74 | 0.44 | 2 | 2.71 | 0.67 | 4 | 3.23 | 0.76 | 3 |
2 | Chú ý khi học tập | 3.85 | 0.47 | 1 | 3.34 | 0.55 | 2 | 3.60 | 0.57 | 1 |
3 | Kĩ năng tổ chức sắp xếp | 3.17 | 0.61 | 3 | 3.44 | 0.64 | 1 | 3.30 | 0.64 | 2 |
4 | Thực hiện theo yêu cầu | 3.23 | 0.55 | 4 | 3.01 | 0.79 | 3 | 3.12 | 0.69 | 4 |
5 | Kĩ năng giao tiếp ứng xử | 3.06 | 0.39 | 5 | 2.42 | 0.63 | 5 | 2.75 | 0.61 | 5 |
Chung | 3.41 | 0.49 | 2.98 | 0.65 | 3.20 | 0.65 |
Hành vi mà cả GV và cha mẹ cho rằng HS rối loạn AD/HD cần được giáo dục nhất đó là Hành vi “Thiếu chú ý khi học tập” (M= 3.60, SD= 0.57). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nội dung GDHV này GV cũng chỉ thực hiện được một vài nội dung. Cô N.T.H, trường Tiểu học DK chia sẻ: “Lớp học khá đông, nội dung dạy thì nhiều nên tôi chỉ tranh thủ hỗ trợ HS ở một số điểm như: nhắc HS làm bài, viết bài. Bên cạnh đó tôi cũng nhờ bạn bên cạnh nhắc HS rối loạn AD/HD lấy sách, vở, đồ dùng cần thiết cho mỗi hoạt động”. Hành vi được GV và cha mẹ quan tâm thứ 2 là “Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp” (M=3.30, SD= 0.64). Do yếu kém về chức năng điều hành nên HS rối loạn AD/HD thường để đồ dùng lộn xộn. Cô L.A.L, GV trường Tiểu học TT cho biết: “Tôi thường xuyên phải nhắc nhở HS rối loạn AD/HD để đồ dùng học tập, sách vở gọn gàng”. Chị L.K.T, mẹ HS trường Tiểu học DK cho hay: “Con em không biết quản lý đồ dùng học tập. Con hay làm mất bút, sách, vở. Con cũng không biết giữ gìn sách vở và đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ. Ở nhà, con hay để đồ dùng cá nhân lung tung, không biết sắp xếp góc học tập ngăn nắp”. Hành vi
được GV và cha mẹ quan tâm thứ 3 là hành vi “Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định” với M= 3.74 và SD= 0.44. Cô Đ.T.H chia sẻ: “Tôi thường yêu cầu HS rối loạn AD/HD tuân theo các nội quy như: giơ tay khi muốn nói, xin phép khi muốn đi ra ngoài, giữ vệ sinh lớp học”. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi đối với việc thực hiện nội dung giáo dục này cho thấy, GV chủ yếu đưa ra các nội quy bằng lời nói nên đôi khi GV phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rất tốn sức. Hành vi “Chống đối” và “Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử” GV và cha mẹ tập trung ít hơn (M= 3.12 và M= 2.75).
So sánh mức độ thực hiện các nội dung GDHV cho HS rối loạn AD/HD giữa GV và cha mẹ cho thấy: Hành vi mà GV chú trọng nhiều nhất là “Thiếu chú ý khi học tập” (M= 3.85), xếp thứ nhất. Trong khi đó hành vi mà cha mẹ chú trọng nhất là “Yếu kém trong tổ chức sắp xếp” (M= 3.44), xếp thứ nhất. Hành vi “Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định” GV quan tâm ở vị trí thứ 2, trong khi cha mẹ quan tâm ở vị trí thứ 4… Qua đây cho thấy, có sự khác biệt giữa mức độ thực hiện các nội dung GDHV cho HS rối loạn AD/HD, trong đó GV thực hiện các nội dung GDHV ở mức độ cao hơn cha mẹ (M= 3.41 > M= 2.98).
Kiểm tra tương quan Pearson về mức độ thực hiện các nội dung GDHV (phụ lục 9g) cho thấy không có sự tương quan giữa việc thực hiện của GV và cha mẹ (cặp 1 có p = 0.07, r = 0.37 > 0.05, cặp 2 có p = 0.00, r = 0.98 > 0.05, cặp 3 có p = - 0.01, r = 0.98 >
0.05, cặp 4 có p = - 0.02, r = 0.74 > 0.05, cặp 5 có p = 0.16, r = 0.48 > 0.05). Điều này chứng tỏ mức độ thực hiện nội dung GDHV của GV và cha mẹ cao thấp khác nhau và dựa trên mức độ phù hợp của nội dung GDHV với môi trường nhà trường và gia đình.