Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 10

chế khiếu nại vượt cấp; không để vụ việc diễn biến phức tạp trở thành khiếu kiện đông người.

Thực tế cho thấy các vụ khiếu nại về đất đai thường có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý và luôn có chiều hướng kéo dài. Do vậy, khi giải quyết các vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, cơ quan giải quyết khiếu nại cần chủ động tổ chức các hội nghị tham vấn giữa các ban, ngành liên quan để đưa ra quyết định giải quyết đúng quy định pháp luật, có tình, có lý, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của công dân.

3.1.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Với tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng gia tăng đặc biệt là các khiếu nại về đất đai trong khi đó đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới, cần tăng cường, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt ở cấp xã. Hiện nay, từ cơ quan hành chính cấp huyện trở lên mới có cán bộ chuyên trách làm công tác giải quyết nại, tố cáo đó là thanh tra nhà nước. Ở cấp xã hầu như khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực nào do cán bộ chuyên môn lĩnh vực đó giải quyết, các khiếu nại về đất đai chủ yếu do cán bộ địa chính tham mưu Chủ tịch ủy ban nhân dân xã giải quyết. Do vậy, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này không chỉ về nghiệp vụ chuyên môn mà còn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo để họ nắm vững được chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó có những đề xuất cách giải quyết đúng quy định pháp luật.

3.1.3.4. Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại về đất đai gia tăng như hiện nay là do một bộ phận người dân không am hiểu chính sách pháp luật về đất đai cũng như về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải

quyết khiêú nại. Để hạn chế tình hình khiếu nại về đất đai gia tăng, cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tình trạng gửi đơn thư khiếu kiện không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đơn thư vượt cấp trái quy định pháp luật.

Chú trọng công tác đối thoại giữa chính quyền với người dân. Thông qua đó giải thích, tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách pháp luật của nhà nước đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân qua việc lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân.‌

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI, TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

3.2.1. Tổng rà soát hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Qua thực tế nghiên cứu thực trạng giải khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai cho thấy một trong số những nguyên nhân chính của việc khiếu kiện về đất đai đó là sự thiếu đồng bộ, nhất quán của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai.

Để có thể hoàn thiện được hệ thống, chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai, bước đầu tiên cần tiến hành đó là tổng rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai, luật khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát hiện kịp thời những quy định mâu thuẫn, không phù hợp nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và khiếu nại liên quan đến đất đai.

Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 10

3.2.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai

3.2.2.1. Sửa đổi quy định hiện hành về thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại lần hai và cách tính mốc thời hạn khiếu nại lần hai

Tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định:

“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.”

Khoản 2, Điều 138 Luật đất đai 2003 quy định:

“Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.”

Việc quy định thời hiệu khiếu nại khác nhau của Luật khiếu nại 2011 và Luật đất đai nêu trên gây khó khăn cho cả người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trên thực tế nghiên cứu về giải quyết khiếu nại đất đai cho thấy, thời hiệu khiếu nại quy định trong luật khiếu nại tố cáo rất ít khi được áp dụng mà chủ yếu áp dụng thời hiệu khiếu nại được quy định trong luật đất đai. Trong khi đó thời hiệu khiếu nại trong Luật đất đai quy định quá ngắn (30 ngày) nên thường gây bức xúc cho người khiếu nại.

Điều 33 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, đối với vùng sâu, vùng xa thì thời hạn không quá 45 ngày. Trong khi đó, điểm c khoản 2 Điều 138 của Luật đất đai lại quy định thời hạn khiếu nại lần 2 là 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý. Như vậy, giữa Luật khiếu nại 2011 và Luật đất đai không chỉ quy định chồng

chéo về thời hạn khiếu nại lần 2 mà còn quy định cách tính mốc thời hạn cũng khác nhau.

Cần phải khắc phục sự khác nhau về thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai và cách tính mốc thời gian khiếu nại lần hai để tạo nên sự đồng bộ giữa các văn bản luật khi quy định về cùng một vấn đề. Theo chúng tôi, thời hiệu giải quyết khiếu nại nên theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 là 90 ngày vì khiếu nại thường mang tính chất phức tạp, bức xúc và kéo dài đặc biệt là những khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai. Luật đất đai quy định thời hiệu khiếu nại 30 ngày là quá ngắn.

3.2.2.2. Cần thống nhất về ủy quyền trong khiếu nại được quy định tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 2 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.

Theo điểm a , khoản 1, Điều 12 quy đị nh : “…Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại”.

Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo không hướng dẫn rõ ràng về “lý do khách quan khác” theo như quy định của điều luật trên nên việc áp dụng vào thực tế cũng khó có thể thống nhất. Bên cạnh đó, người được ủy quyền bao gồm “cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác” trong đó cụm từ “người khác” cũng không được Nghị định 136 hướng dẫn cụ thể nên có thể dẫn tới việc hiểu “người khác” có thể là bất cứ người nào . Nhưng theo khoản 2 Điều 11 Luật khiế u nạ i 2011 quy định về những trường hợp không được thụ lý để giải quyết đó là “Quyế t đị nh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại”. Xét về chủ thể của khiếu nại bao gồm cá nhân, cơ quan tổ chức và cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyền ,

lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi quyế t đị nh hành chính , hành vi hành chính hoặc quyế t đị nh kỷ luật cán bộ công chức . Theo quy đị nh thì chủ thể của khiếu nại là người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đối tượng khiếu nại có nghĩa là người khiếu nại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyế t đị nh hành chính , hành vi hành chính , những người không liên quan và không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyế t đị nh hành chính , hành vi hành chính thì không thuộc trường hợp phải thụ lý giải quyết. Như vậy , khoản 2 Điều 11 Luật khiế u nạ i 2011 loại trừ thành phần “người khác” khi thực hiện việc ủy quyền để đi

khiếu nại . Việc quy đị nh ủy quyền cho “người khác” tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 2 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 chưa có sự thống nhất.

3.2.2.3. Về nghĩa vụ của người khiếu nại

Người khiếu nại là người trực tiếp đưa ra đề nghị, yêu cầu cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ yêu cầu của người khiếu nại, những tài liệu, chứng cứ người khiếu nại cung cấp và cơ quan giải quyết khiếu nại thu thập được trong quá trình xem xét, xác minh để đưa ra quyết định giải quyết. Tại khoản 2, Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có nghĩa vụ “trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó” [19, tr.109]. Quy định này của Luật chỉ mang tính yêu cầu, chưa mang tính bắt buộc người khiếu nại phải cung cấp các bằng chứng chứng minh các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà họ khiếu nại xâm hại đến quyền , lợi ích hợp pháp của họ. Khi nghiên cứu tình hình thực tế giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, chúng tôi nhận thấy đã có những vụ khiếu nại, người khiếu nại từ chối cung cấp chứng cứ, tài

liệu liên quan khi cơ quan giải quyết khiếu nại yêu cầu. Họ cho rằng việc thu thập chứng cứ, tài liệu là việc của cá nhân, cơ quan giải quyết khiếu nại chứ không phải của người khiếu nại. Có nhiều trường hợp cơ quan thụ lý mời người khiếu nại đến phối hợp làm việc nhưng mời nhiều lần không tới thậm chí có trường hợp trả lại giấy mời làm việc hoặc đến làm việc nhưng không ký vào biên bản làm việc. Có trường hợp công dân không cung cấp tài liệu, chứng cứ vì sợ bị trả thù, lộ bí mật... Đối với các trường hợp người khiếu nại không phối hợp làm việc, cơ quan giải quyết khiếu nại thường tham mưu đề nghị xếp hồ sơ không giải quyết nữa. Tuy nhiên Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập cách xử lý tình huống này, nếu vẫn giải quyết thì không có cơ sở, không đảm bảo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Do vậy, thiết nghĩ cần sửa đổi quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu của người khiếu nại cho người giải quyết khiếu nại . Có thể có những chế tài áp dụng đối với việc người khiếu nại không trình bày trung thực, không cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.

3.2.2.4. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai

Mặc dù Luật Khiếu nại đã quy định rất rõ nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời nhưng trên thực tế việc giải quyết khiếu nại đặc biệt là giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước chưa đảm bảo khách quan, dân chủ, chưa tạo ra một cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết. Hạn chế này thể hiện rất rõ trong trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Phần lớn các vụ việc khiếu nại về đất đai cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết đơn phương; mặc dù trong quá trình giải quyết có tổ chức đối thoại nhưng hầu như các ý kiến của công dân tại buổi đối thoại chỉ mang tính chất tham khảo. Bên cạnh đó người khiếu nại không được tiếp cận với những thông tin, tài liệu

liên quan đến vụ việc mà chỉ nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của mình. Do vậy, thiết nghĩ cần đưa ra các quy định thống nhất về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng công khai, dân chủ, nhanh chóng, kịp thời.

3.2.2.5. Hoàn thiện một số quy định của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai liên quan đến nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai ngày một gia tăng không chỉ do các quy định pháp luật về giải quyết đất đai còn nhiều chồng chéo mà còn do các quy định của luật nội dung và các chính sách liên quan đến đất đai còn rất nhiều bất cập. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai. Cụ thể là:

Thứ nhất, cần quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai cho phù hợp, đồng nhất với Luật Khiếu nại. Quy định chi tiết đặc biệt là các chế định liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt; thời hạn giao đất, hạn mức sử dụng đất và giá đất để nâng cao tính khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tế của cơ chế quản lý kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, ban hành cơ chế giá đất mới, ổn định, phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng giá đất ổn định trong khoảng 5 năm hoặc theo niên độ ổn định ngân sách; thống nhất cơ chế thu hồi đất do Nhà nước thống nhất thực hiện và thực hiện đấu giá đất sạch cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hiệu quả.

Thứ hai, phương pháp xác định giá đất và khung giá đất quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất chưa phù hợp với thực tế xã hội, cần được sửa đổi để đảm bảo quyền, lợi ích của người dân.

3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai

3.2.3.1. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại về đất đai tồn đọng, không để phát sinh thành điểm nóng, khiếu kiên đông người gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn một huyện ngoại thành cho thấy, hầu hết các khiếu nại về đất đai liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất cũ...Các dạng khiếu nài này thường có tính chất phức tạp, kéo dài, tụ tập đông người khiếu nại làm cho việc giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ việc kéo dài, quá hạn giải quyết. Do đó vấn đề đặt ra là phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, tránh tồn đọng kéo dài dễ phát sinh điểm nóng gây mất ổn định chính trị. Điều này đòi hỏi các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải chú trọng đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phối hợp rà soát các vụ việc tồn đọng, kéo dài để tập trung xử lý dứt điểm dựa trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai có hiệu lực pháp luật. Chỉ đạo khắc phục có hiệu quả tình trạng cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng không giải quyết dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp. Cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có nhiều đơn thư tồn đọng, kéo dài.

3.2.3.2 Dự báo được tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai tại địa phương mình quản lý

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và cả Trung ương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và công tác giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thường xuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023