Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 24


Chỉ tiêu phí bảo hiểm thuần trên vốn chủ sở hữu =


Lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu =

Chỉ tiêu bồi thường

Phí bảo hiểm thuần năm hiện tại



Vốn chủ sở hữu năm hiện tại Lợi nhuận ròng sau thuế

Bình quân của vốn chủ sở hữu

1) Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường = Tổng bồi thường năm hiện tại/Tổng phí bảo hiểm năm hiện tại

2) Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường thuần = Bồi thường thuần / Phí bảo hiểm thuần

Chi phí hoạt động

Chỉ tiêu chi phí =


Chỉ tiêu năng suất

đầu tư =


Chỉ tiêu Phí bảo hiểm

phải thu trên tổng phí =


Phí bảo hiểm thuần Năng suất đầu tư

Bình quân của đầu tư Phí bảo hiểm phải thu

bảo hiểm Doanh thu từ phí bảo hiểm


Chỉ tiêu Dự phòng nghiệp

vụ trên Phí bảo hiểm =

Dự phòng nghiệp vụ


thuần đã được hưởng Doanh thu phí bảo hiểm thuần

Các tiêu chí định tính cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm gặp vấn đề:

- Khiếu nại của các chủ hợp đồng;

- Thay đổi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đột ngột;

- Bổ nhiệm lại chuyên gia tính toán hoặc các chuyên gia bảo hiểm.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát được tính toán bởi các công ty bảo hiểm, sau đó được các chuyên gia tính toán của OJK xem xét lại.

Khi các chỉ tiêu vượt quá khung giới hạn hoặc bất thường Cơ quan giám sát sẽ gửi các công văn khuyến cáo nếu các công ty bảo hiểm vi phạm về các chỉ tiêu trên. Việc thanh tra/ kiểm tra tại chỗ được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất, với thời hạn là 4 tuần.

Quy trình kiểm tra/thanh tra (gồm các bước chính):

Bước 1: Chuẩn bị 1 tuần. Kiểm toán viên chuẩn bị các đánh giá sơ bộ và gửi văn bản thông báo cho công ty bảo hiểm.

Bước 2: Kiểm tra tại chỗ 4 tuần. Xem xét quy trình thủ tục của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra chọn mẫu một số giao dịch.

Bước 3: Lập báo cáo 1 tháng

- Kiểm toán viên lập dự thảo Báo cáo kiểm toán

- Báo cáo kiểm toán này sẽ được gửi tới công ty bảo hiểm chậm nhất là 1 tháng sau ngày kết thúc đợt kiểm tra.

- Công ty bảo hiểm sẽ có ý kiến phản hồi đối với dự thảo báo cáo kiểm toán này. Trong trường hợp đồng ý hay không đồng ý, công ty bảo hiểm cũng phải gửi lại các phản hồi cho OJK trong vòng 14 ngày làm việc.

- Kiểm toán viên lập ra báo cáo kết luận căn cứ trên những ý kiến phản hồi của công ty bảo hiểm.

- Trong bản báo cáo kết luận, OJK sẽ đưa ra những kiến nghị đối với công ty về các vấn đề đã được kiểm toán.

Bước 4: Theo dõi việc thực hiện kiến nghị:

- Tất cả các kiến nghị đểu có thời hạn thực hiện.

- OJK sẽ theo dõi việc thực hiện các kiến nghị.

- OJK sẽ gửi văn bản khuyến cáo nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện theo các kiến nghị này.

6. Kinh nghiệm Malaysia

Thị trường tài chính Malaysia tiếp tục phát triển. Quy mô thị trường chứng khoán nợ đã vượt trên 104% GDP vào năm 2011. Quy mô thị trường cổ phiếu cũng mở rộng với mức vốn hóa là RM 1.2 nghìn tỷ năm 2010.

Theo IMF, lĩnh vực bảo hiểm ở Malaysia chiếm 6% tổng tài sản của khu vực tài chính, tương đương với 15% GDP. Nhận định chung về thị trường bảo hiểm Malaysia của IMF là mức độ thâm nhập của thị trường bảo hiểm (Tỷ trọng phí bảo hiểm chiếm bao nhiêu phần trăm GDP) còn khá thấp, mật độ bảo hiểm (phí bảo hiểm tính trên đầu người) cũng còn thấp. Trong những năm gần đây, các tỷ lệ này gần như cải thiện không đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm phi nhân thọ năm 2011 là 1,8% và Tỷ lệ phí bảo hiểm theo đầu người trong lĩnh vực phi nhân thọ năm 2011 là 23,5 USD. [39]

Ngành bảo hiểm Malaysia thu hút lực lượng lao động đáng kể. Cụ thể, lực lượng lao động làm việc trong ngành bảo hiểm (chưa kể số lượng các đại lý, môi giới và trung gian bảo hiểm khác) từ 2006-2011 dao động ở mức 22.000 - 23.000 lao động. [39]

BNM - Bank Negara Malaysia (Ngân hàng Nhà nước Malaysia) là cơ quan giám sát khu vực ngân hàng và bảo hiểm của Malaysia. Các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện tuân thủ theo Luật về các dịch vụ tài chính (FSA - Financial Services Act) và Luật về Dịch vụ tài chính của Hồi giáo (IFSA - Islamic Financial Services Act).

Sự gia nhập thị trường bảo hiểm ở Malaysia hiện nay rất hạn chế. BNM - Bank Negara Malaysia cho biết, cơ quan này cấp rất ít giấy phép hoạt động cho công ty bảo hiểm. Từ những năm 1970 tới nay không có doanh nghiệp bảo hiểm thông thường nào được cấp phép. Hoạt động bảo hiểm qua biên giới của các công ty bảo hiểm trong nước rất hạn chế, năm 2011 chỉ chiếm 0,5% tổng tài sản của ngành bảo hiểm và là các giao dịch với 4 nước láng giềng với Malaysia.

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế vào tháng 3/2013 về các quan sát đánh giá về thực tế tình hình triển khai các ICPs ở nước này cho biết Malaysia đã áp dụng cả 26 ICPs tuy nhiên có những nguyên tắc áp dụng được nhiều, có một số nguyên tắc mới áp dụng từng phần [39]. Nhìn chung, khung pháp luật về bảo hiểm của Malaysia được đánh giá là dựa trên cơ sở của hệ thống luật chung.

Về quản trị DNBH, theo IMF nhận định các công ty bảo hiểm phải tuân thủ nhiều hướng dẫn và quy định nhưng nhìn chung các hướng dẫn đều ở quy mô và mức độ đạt chuẩn mực cao. Trước hết các công ty bảo hiểm phải tuân thủ theo Luật Công ty năm 1965. Theo đó, các công ty bắt buộc phải hạch toán dựa trên các chuẩn mực kế toán được Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Malaysia (MASB) ban hành. Tình hình tài chính phải trung thực và lành mạnh theo tình trạng tài chính, kết quả tài chính và dòng tiền của công ty. Các tổ chức liên quan đến lợi ích công cộng như công ty bảo hiểm phải tuân thủ chế độ báo cáo với các chỉ tiêu theo Các chuẩn mực báo cáo tài chính ban hành bởi MASB cũng như Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp sang chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia một cách chính xác và cần thiết. Tài khoản của công ty bảo hiểm được yêu cầu kiểm toán hàng năm và được kiểm toán thông qua. Các báo cáo và kết luận kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán quốc gia mà Chuẩn mực này hoàn toàn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế.

Các đạo luật về bảo hiểm quy định việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các giám đốc và nhân viên của công ty bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các giám đốc, quy định các cuộc họp của Hội đồng quản trị, quy định về các giao dịch liên quan đến bên thứ ba và các xung đột lợi ích, quy định về kiểm toán độc lập, việc chỉ định kiểm toán độc lập. Những quy định cụ thể được nêu trong các hướng dẫn của BNM. Theo

đó rất nhiều các hướng dẫn đã được BNM xuất bản. Kỳ vọng chung của BNM được nêu tại Chuẩn mực tối thiểu về quản trị thận trọng đối với các nhà bảo hiểm (Minimum Standards on Prudential Management of Insurers) và Khung khổ thận trọng về quản trị công ty (Prudential Framework of Corporate Governance). Các bộ hướng dẫn này nêu rõ ràng những mong muốn của BNM đối với Hội đồng quản trị bằng việc cung cấp những khung mục tiêu và chính sách rõ ràng, gồm toàn bộ những lĩnh vực trọng yếu chủ chốt về hoạt động bảo hiểm, và cung cấp sự nhìn nhận hiệu quả về các công việc của nhà bảo hiểm để đảm bảo sự quản trị lành mạnh của công ty. Bộ quản trị của BNM bao gồm:

- Việc thiết lập một số Ủy ban chuyên ngành của Hội đồng quản trị (gồm Kiểm toán, Quản trị rủi ro, Bổ nhiệm, Ủy ban khen thưởng và đãi ngộ), với sự ủy nhiệm, phân công trách nhiệm rõ ràng ghi trong bộ hướng dẫn;

- Hội đồng quản trị lập ra những chức năng giám sát như kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, chức năng tuân thủ phù hợp với quy mô và sự phức tạp của tổ chức;

- HĐQT được yêu cầu dẫn dắt công tác quản trị cao cấp nhằm đạt mục tiêu và mục đích, đống thời đảm bảo rằng cơ quan này có được đầy đủ thông tin cần thiết để làm được việc này;

- Vạch rõ những trách nhiệm và quyền hạn quản trị, không có khoảng trống về kiểm soát quản trị cũng như trách nhiệm giải trình của HĐQT và ban quản trị để đảm bảo báo cáo tài chính tin cậy, bao gồm cả việc yêu cầu công khai.

Nhân tố chủ chốt để BNM khuyến khích chuẩn mực cao về quản trị đó là quá trình giám sát của BNM, là quá trình mà BNM tập trung nhiều vào hoạt động quản trị công ty và công tác giám sát của HĐQT công ty bảo hiểm. Kết quả là các nhà giám sát đã đánh giá và phân loại được công tác giám sát của HĐQT đối chiếu với những thực hành quản trị công ty tốt, từ đó thực hiện được khung khổ quản trị hiệu quả và phù hợp. Thêm vào đó, để nâng cao năng lực của HĐQT, BNM yêu cầu các giám đốc tài chính của các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tham dự chương trình đào tạo về giám đốc tổ chức tài chính - Financial Institution Director Education training Program. Chương trình này do BNM phát triển với sự cộng tác của các hiệp hội của ngành bảo hiểm.

Phụ lục 4

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM ĐẾN 31/12/2013




TT


Tên Công ty

Năm thành lập

Vốn điều lệ đã góp (tỷ đồng)

CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: 29



1

Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)

1964

2,000

2

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)

1994

755

3

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)

1995

699

4

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long)

1995

336

5

Tổng công ty bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI)

1996

1,850

6

Công ty TNHH bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (Bảo Việt

- Tokio Marine)

1996

300

7

Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC)

1997

300

8

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI)

1998

504

9

Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)

2001

389

10

Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (VBI)

2002

500

11

Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina)

2002

500

12

Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)

2003

190

13

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)

2005

660

14

Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA)

2005

813

15

Công ty TNHH bảo hiểm AIG (Việt Nam)

2005

627

16

Công ty Bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE)

2005

300

17

Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC)

2006

380

18

Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)

2006

400

19

Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng (PAC)

2006

302

20

Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty)

2006

1,204

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 24


21

Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE)

2006

337

22

Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)

2007

400

23

Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI)

2008

500

24

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)

2008

300

25

Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (BHV)

2008

300

26

Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG)

2008

300

27

Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon)

2008

300

28

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành)

2009

300

29

Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay)

2010

396

CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2



1

Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)

1994

1,008

2

Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI (PVI Re)

2011

668

CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM: 12



1

Công ty TNHH Aon Việt Nam

1993

8

2

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc

2001

8

3

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông

2003

8

4

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (*)

2003

6

5

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam

2003

8

6

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam

2004

9

7

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương

2005

25

8

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco

2006

30

9

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao Việt

2008

4

10

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Loyld Thompson Việt Nam

2008

34

11

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á

2010

10

12

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho

2011

12

(*) Năm 2014, Công ty đang hoàn tất thủ tục giải thể




(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính)

Phụ lục 5

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BẢO HIỂM


1. Hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở để thực hiện hoạt động giám sát

- Bộ Luật dân sự

- Luật doanh nghiệp

- Luật quản lý thuế

- Luật đấu thầu

- Luật cạnh tranh

- Bộ luật Hàng hải

- Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2011

- Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển TTBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

- Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

- Nghị định số 125/2005/NĐ-CP quy định chế độ BHBBTNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa.

- Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chế độ

tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH;

- Quyết định 4056/QĐ-BTC ngày 13/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006-2010;

- Thông tư 52/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

- Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn Nghị định số 45/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn Nghị định số 46/2007/NĐ-CP;

…..

2. Nhóm văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát

- Luật thanh tra số 56/2010/QH12

- Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

- Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 qui định cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

- Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

- Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh xổ số (thay thế Nghị định 41/2009/NĐ-CP).

- Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính.

- Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành qui chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước;

- Thông tư 61/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023