Thúc Đẩy Phát Triển Các Yếu Tố Thị Trường, Các Loại Thị Trường, Các Chủ Thể Của Kinh Tế Thị Trường


theo kip thông lệ quốc tế. Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2005, Luật Thuế và các luật chuyên ngành (vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán...), đã xóa bỏ tiếp các bao cấp qua giá, thực hiện tự do hóa giá theo thị trường. Danh mục nhà nước quản lý giá ngày càng thu hẹp, thay vào đó, nhà nước kiểm soát các hành vi kinh doanh liên quan đến độc quyền, thống lĩnh thị trường hay thỏa thuận về giá. Giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước từng bước liên thông với thị trường thế giới. Chính sách tỷ giá điều chỉnh linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường thế giới.

Các luật nêu trên cũng quy định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại trong nền KTTT, phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế, tôn trọng quyền tự chủ và ý chí của các bên tranh chấp. Nghị quyết số 48/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định chủ trương: Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện luật.. Các trung tâm trọng tài đã tham gia thụ lý nhiều vụ án tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, cải cách tư pháp được coi trọng theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nhằm ảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong nền KTTT, nhất là các tranh chấp được phân xử bởi tòa án không thiên vị.

Hệ thống thể chế nêu trên dù còn nhiều hạn chế, nhưng đã thể hiện rõ năng lực cụ thể hóa đường lối của Đảng để định hình mô hình KTTT định hướng XHCN trên thực tế.

2.3.2. Thúc đẩy phát triển các yếu tố thị trường, các loại thị trường, các chủ thể của kinh tế thị trường

2.3.2.1. Thúc đẩy phát triển các yếu tố của thị trường

Giá cả hàng hóa từng bước điều hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước tạo các điều kiện thuận lợi để hạn chế độc quyền bằng việc kêu gọi các DN thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư, kinh doanh vào những lĩnh vực đang có độc quyền tự nhiên: Viễn thông, điện lực, xăng dầu,…Trong lĩnh vực viễn thông: từ thực tiễn chỉ có 2 DN tham gia cung ứng dịch vụ (thực tế chỉ là một DN, do hai công ty Vinaphone và Mobie phone đều thuộc tập đoàn VNPT), đến năm 2004 đã có thêm 2 DN xuất hiện trên thị trường: Sphone và Viettel, khiến thị trường có sự cạnh tranh


lành mạnh, giá cước cuộc gọi liên tục giảm, chất lượng dịch vụ tăng lên đáng kể, người tiêu dùng được hưởng lợi lớn.

Thành phần KTTN cũng đã bắt đầu tham gia vào một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng có khả năng thu hồi vốn nhanh như Dự án Nhiệt điện Phú Mỹ 2, Dự án BOT Cầu Cỏ May, Bà Rịa, vũng Tàu; Dự án BOT nâng cấp quốc lộ 1 đoạn An Sương – An Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh... Kết quả triển khai các dự án này rất đáng khích lệ và điều này cho thấy chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đặc biệt là khu vực tư nhân là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Các hành vi độc quyền của DNNN đã được kiểm soát một bước bằng hệ thống pháp luật. Nhà nước kiểm soát DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp: quyết định giá mua, giá bán hàng hóa; quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. Trong lĩnh vực điện lực, Chính phủ yêu cầu việc hình thành thị trường điện cạnh tranh sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

Môi trường cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nhiều lĩnh vực vốn trước đây do DNNN độc quyền đã dần hình thành. Những lĩnh vực DNNN tạm thời còn độc quyền, Nhà nước đều có chính sách hạn chế tối đa độc quyền của DN, không để DN biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền DN nhằm mang lại lợi ích tối đa cho DN, gây thiệt hại đến người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 9

Cải cách này luôn gặp phải rào cản do các nhóm lợi ích níu kéo cũng như tâm lý lo ngại thúc đẩy tự do hóa giá cả phân bổ nguồn lực quyết định bởi thị trường sẽ dẫn tới các bất ổn, phân hóa giàu nghèo. Do đó, quy luật của KTTT trên thực tế chưa được áp dụng triệt để. Đối với hàng hóa do Nhà nước điều tiết vẫn tồn tại chính sách bảo hộ quá lâu, chưa hình thành giá theo cơ chế thị trường, đặc biệt với một số hàng hóa quan trọng của đầu vào sản xuất như: điện, than, xăng dầu,…Giá bán điện chưa thể hiện được tính công khai, minh bạch, còn hạn chế cạnh tranh, chưa tách bạch rõ hai nhiệm vụ của ngành điện (công ích và lợi nhuận), gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý giá bán điện. Giá xăng dầu cũng thiếu tính công khai, minh bạch khi tính hình thành giá, lợi nhuận, giá trần tối đa mà các DN được phép bán. Một số giá cả hàng hóa dịch vụ công khác vẫn chưa thực hiện tính


đúng, tính đủ theo giá thị trường, tình trạng trợ giá thông qua việc cung cấp tín dụng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ công còn phổ biến. Giá của một số dịch vụ như: y tế, giáo dục, cấp thoát nước, thu gom rác thải,…vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng. Nhìn chung, hệ thống các yếu tố thị trường quan trọng như các kênh phân phối hiện đại, các định chế trung gian định giá quyền tài sản hình thành từ sở hữu trí tuệ mới manh nha hình thành, các tổ chức kiểm nghiệm chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hạn chế độc quyền…còn chưa phát triển.

2.3.2.2. Phát triển các loại thị trường

Các loại thị trường cơ bản từng bước xác lập, hình thành nên thị trường dân tộc thống nhất, bước đầu hội nhập với thị trường thế giới. Thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển tương đối nhanh. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm sau cao hơn năm trước:

“Bình quân giai đoạn 2001 – 2009 tăng gần 19%/năm. Quy mô thị trường trong nước tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 60 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng bình quân 2001 – 2005 là 5,1%, giai đoạn 2006 – 2010, do ảnh hưởng của việc tăng giá thế giới nên mức tăng giá tiêu dùng trong nước khoảng 10%/năm” [14, tr.30]

Thị trường tài chính tiếp tục được định hình. Nhà nước tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường, ngân hàng được hình thành theo 2 cấp: Cấp một là ngân hàng nhà nước phụ trách việc phát hành và quản lý nhà nước về tiền tệ. Cấp hai là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, có trách nhiệm huy động và cung ứng các nguồn tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các thành phần kinh tế và cá nhân. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán bước đầu hình thành. Nhằm tạo sự phát triển mới cho thị trường chứng khoán, ngày 11-5-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 599/QĐ về chuyển đổi mô hình hoạt động từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã đưa hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tiệm cận với phương thức giao dịch của các Sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thế giới. Như vậy, các phương thức và công cụ


huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển từng bước được đa dạng hóa và thực hiện theo các nguyên tắc thị trường. Thị trường bất động sản bước đầu được hình thành, khắc phục một phần các giao dịch tự phát, đặc biệt sau khi có Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,.. Thị trường lao động được hình thành với nguồn cung lao động khá dồi dào. Quy mô đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh, cơ cấu lao động chuyển mạnh sang đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Năm 2010, lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Thị trường khoa học và công nghệ cũng bước đầu được hình thành. Hoạt động của các chợ công nghệ và và thiết bị, các sàn giao dịch công nghệ bước đầu phát huy hiệu quả. Đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi trên hầu khắp cả nước.

Tuy nhiên, việc hình thành các loại thị trường còn chậm và chưa đồng bộ. Còn lúng túng trong phát triển và quản lý thị trường bất động sản, thị trường tài chính, chứng khoán khi những thị trường này có dấu hiệu phát triển “nóng” mà cách thức quản lý của Nhà nước chưa theo kịp. Thị trường lao động còn nhiều bất cập, số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn lớn, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Thị trường khoa học, công nghệ còn sơ khai, chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh để rút ngắn giai đoạn từ các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ trở thành sản phẩm hàng hóa, có chất lượng và sức cạnh tranh. Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả. Việc xử lý hiệu quả mối quan hệ giữa vai trò của Nhà nước và cơ chế thị trường trong phát triển khoa học, công nghệ.

2.3.2.3. Tạo quyền cho các chủ thể của kinh tế thị trường

* Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, giảm thiểu độc quyền doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình DN: DN có 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Công ty TNHH Nhà nước do trung ương và địa phương quản lý; công ty cổ phần trong nước mà Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần. Mô hình Tổng Công ty kinh doanh vốn nhà nước được thành lập (20-6-2005), bắt đầu hoạt động từ tháng 8-2006, chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu


hạn một thành viên do Nhà nước chủ sở hữu từ 10-6-2010, đã góp phần vào nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước. DNNN được sắp xếp, ngày càng hoạt động hiệu quả, được cổ phần hóa, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn, đã góp phần quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Sau quá trình cơ cấu lại, DNNN đã giảm mạnh về số lượng, đặc biệt là những DN quy mô nhỏ, kém hiệu quả, DN ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ: Năm 2001, cả nước có khoảng 6.000 DNNN đến năm 2010 đã cổ phần hóa được 3.964 DNNN [67, tr.74]. Các DNNN giải quyết công ăn việc làm cho 1.688.658 lao động, chiếm 16,75% tổng số lao động cả nước [139, tr.201].

Việc cổ phần hóa, sắp xếp lại hoạt động đã góp phần đưa DNNN hoạt động hiệu quả hơn: DNNN đang nắm giữ những ngành, lĩnh vực và địa bàn trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như dầu khí, năng lượng, vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ khí…góp phần tích cực để kinh tế nhà nước phát huy vai trò trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. DNNN đóng góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm trong nước, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và các công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài. DNNN đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, là lực lượng quan trọng dẫn dắt nền kinh tế, tham gia giải quyết việc làm, khắc phục hậu quả thiên tai, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, quốc phòng và an ninh. DNNN ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường, trình độ công nghệ được nâng cao, hiệu quả sản xuất – kinh doanh được cải thiện, nhiều DNNN khẳng định được vị thế trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng được cổ phần hóa: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2007, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) năm 2008, theo các nguyên tắc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại nhà nước phát triển nhanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục là nòng cốt trong cung cấp dịch vụ ngân hàng và nắm giữ thị phần lớn, chi phối. Sau khi tiến hành cổ phần hóa Vietcombank và Vietinbank là hai ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường, tổng tài sản đã tăng nhiều lần so với thời điểm năm 2001.

Kinh tế nhà nước chỉ giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành sản xuất quan trọng: Năm 2010, khu vực KTNN sản xuất ra 64,6% sản lượng điện; 89,5% nước


máy; 97,5% than sạch khai thác; 100% khí tự nhiên; 99,9% quặng apatít; 99,3% phân hóa học; 96,9% axít sunfuaric (H2SO4); 96,1% bơm thuốc trừ sâu; 21,5% máy công cụ; 63,9% động cơ điện; 40,5% máy kéo; 51,2% xi măng[138, tr.44]. Có thể kể đến một số DNNN hoạt động hiệu quả, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài như: Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) đã trở thành nhà mạng lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ 19 thế giới xét theo số lượng thuê bao (3- 2010), năm 2010 đạt doanh thu trên 91.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng và trở thành đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông; Viettel cũng tiên phong đầu tư ra nước ngoài khi đầu tư sang thị trường Campuchia và Lào, tương lai sẽ tiếp tục đầu tư ra một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.

Đến năm 2010, Chính phủ đã thành lập được 12 tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn có đóng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế đất nước: Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; thực hiện rõ vai trò chi phối, đảm bảo việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm hàng hóa thiết yếu phục vụ nền kinh tế; là đầu tàu kinh tế mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển; thực hiện sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, với sản xuất kinh doanh; tạo dựng hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua các hoạt động đầu tư ra nước ngoài;…

Cải cách DNNN dù đã nêu trong nhiều nghị quyết, thực hiện bằng nhiều biện pháp nhưng luôn gặp phải rào cản của cơ chế. Việc sắp xếp, đổi mới DNNN, nhất là cổ phần hóa các DNNN vẫn còn nhiều vướng mắc. Năng suất và hiệu quả hoạt động của DNNN cũng như của các đơn vị sự nghiệp công vẫn chưa cao, chưa tương xứng với chất lượng vốn mà Nhà nước đã phân bổ. Các đơn vị sự nghiệp công chậm được đổi mới, chưa thu hút và sử dụng hiệu quả đông đảo đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang làm việc ở khu vực này, tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực KTNN sang các khu vực kinh tế khác đã và đang diễn ra khá rõ nét. Mô hình tập đoàn kinh tế của nước ta còn tương đối mới mẻ nên đã bộc lộ một số hạn chế: Chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành hình nhà nước với chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế; mô hình quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước chưa rõ, nhất là gắn với trách nhiệm kinh doanh vốn nhà nước; kết quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn kinh tế chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp; sở hữu chéo


khiến cho quản trị thiếu minh bạch, không có cơ chế kiểm soát hiệu quả; kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhà nước yếu kém.

* Nâng cao vai trò, vị trí, tạo quyền bình đẳng của kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm KTTN, kinh tế tập thể, trong đó KTTN là chủ yếu) có bước phát triển mạnh mẽ, số lượng DN đã đạt mức 280.762 DN, chiếm 96,38% tổng số DN [139, tr.192]. Các DN ngoài nhà nước đã thu hút được 6.235.067 lao động, chiếm 61,86% tổng số lao động cả nước [139, tr.201]. Khu vực kinh tế này đã tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động, điều này càng có ý nghĩa khi vấn đề giải quyết việc làm đang ngày càng cấp thiết ở cả thành thị và nông thôn.

Trong những năm 2001-2010, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng với tốc độ cao nên tỷ trọng chiếm trong tổng số vốn đầu tư của cả nước đã tăng từ 22,6% năm 2001 lên…33,9% năm 2009 và năm 2010 chiếm 36,1% [139, tr.55]. Sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước một phần do trong mười năm 2001-2010 đã có trên 6,3 nghìn DNNN được cổ phần hóa chuyển sang; nhưng mặt khác còn do khu vực kinh tế này có nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, và có thêm những cơ sở được thành lập mới. Chỉ tính riêng số DN đăng ký thành lập mới năm 2001-2010 đã lên tới 499,7 nghìn DN với tổng số vốn đăng ký 2311,1 nghìn tỷ đồng [139, tr.55].

Sự phát triển của KTTN cũng làm thay đổi cơ cấu kinh tế GDP của quốc gia và thúc đẩy tiến độ tăng trưởng kinh tế. Mức độ đóng góp của KTTN đã vượt qua 41%. Mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực KTTN vẫn cao hơn khu vực KTNN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đại bộ phận KTTN là các DNVVN, nên khả năng tự thích ứng, thay đổi với điều kiện khách quan tốt hơn các DN quy mô lớn.

Khu vực KTTN đã bắt đầu hình thành các DN có quy mô lớn: Công ty cổ phần FPT đã đạt doanh thu 1 tỷ USD (năm 2008), trở thành một tập đoàn kinh tế công nghiệp có tiếng tăm, FPT được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, với lượng vốn hóa luôn ở top 10, và là một cổ phiếu có sức thanh khoản lớn. FPT đã có mặt ở 6 quốc gia và tiếp tục gia tăng quá trình toàn cầu hóa. Tốc độ phát triển trong các năm 2001-2008 có mức trung bình 35% - 40%. Hàng


năm FPT đóng góp cho ngân sách nhà nước tương đương một tỉnh khá. Môi trường đầu tư tốt của Việt Nam đã thu hút nhiều DN Việt kiều về nước đầu tư, tiêu biểu là doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã về nước thành lập tập đoàn Vingroup. Tập đoàn phát triển dựa trên 4 nhóm thương hiệu tương đương 4 nhóm ngành chính là Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao). Với nhiều kế hoạch lớn, Vingroup đang vươn tâm để trở thành một DN tầm cỡ khu vực và thế giới, trở thành biểu tượng cho khát vọng vươn lên của người Việt Nam.

Sự phát triển của KTTN đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, đóng góp vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động.

Dù đã có nhiều biện pháp khuyến khích, thúc đẩy, nhưng tâm lý xã hội vẫn còn định kiến, KTTN chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt. Trong các loại hình doanh nghiệp, KTTN hầu hết là các DNVVN, lao động phổ thông là chủ yếu, phần lớn chưa qua đào tạo nên năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của các doanh nghiệp này bình quân chỉ đạt từ 1-3%. Vừa thiếu môi trường bình đẳng cho KTTN, vừa xuất hiện những nhóm tư nhân thao chính chính sách để trục lợi kiểu “lợi ích nhóm”. Những hạn chế này dẫn đến năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh với các khu vực kinh tế khác còn nhiều hạn chế. Khu vực KTTN còn gặp phải những khó khăn về nguồn vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội, khả năng tiếp cận thông tin, chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh,…Các DN chưa quan tâm nhiều hoặc chưa có điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, các DN cũng không dành nguồn lực thích đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chỉ tập trung vào lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách nhằm trục lợi, hình thành nên kiểu “quan hệ thân hữu”, vừa khiến cho quy luật thị trường méo mó, vừa làm cho nhà nước tha hóa, mất đi tính công bằng không thiên vị khi tạo ra “luật chơi” và “sân chơi” trong nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng, đó cũng chính là biểu hiện chệch hướng XHCN, dù là chệch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023