Cat1 | 14,5 | 13,0 | 17,7 | Vàng cam | Thơm nhẹ |
Cat2 | 10,7 | 12,4 | 14,7 | Trắng môi tím | Thơm nhẹ |
Cat3 | 12,0 | 13,2 | 17,7 | Vàng chanh, môi tím | Rất thơm |
Cat4 | 8,3 | 9,6 | 15,3 | Hồng nhạt | Thơm nhẹ |
Cat5 | 9,6 | 8,4 | 13,3 | Tím nhạt | Không mùi |
Cat6 | 14,8 | 13,7 | 18,7 | Vàng, tím đậm | Rất thơm |
Cat7 | 8,4 | 8,2 | 9,0 | Trắng tím | Không mùi |
CV% | 3,1 | 3,0 | 2,7 | ||
LSD0.05 | 0,6 | 0,6 | 0,7 | ||
Den1 | 31,1 | 8,0 | 41,7 | Trắng tuyền | Không thơm |
Den2 | 26,3 | 8,4 | 37,3 | Hồng sáng | Không thơm |
Den3 | 27,9 | 8,3 | 41,0 | Tím phớt trắng | Không thơm |
Den4 | 30,7 | 8,2 | 43,7 | Trắng môi đỏ | Không thơm |
Den5 | 32,4 | 8,3 | 54,7 | Đỏ | Không thơm |
Den6 | 22,0 | 6,7 | 34,7 | Trắng tuyền | Không thơm |
CV% | 6,7 | 3,9 | 5,5 | ||
LSD0.05 | 3,4 | 0,6 | 4,1 | ||
On1 | 32,2 | 3,63 | 36,3 | Vàng đậm | Không thơm |
On2 | 50,0 | 3,25 | 31,3 | Vàng đậm | Không thơm |
On3 | 42,0 | 4,57 | 24,3 | Sô cô la đốm | Rất thơm |
On4 | 47,0 | 5,12 | 33,3 | Trắng vằn | Thơm nhẹ |
On5 | 48,0 | 5,16 | 33,7 | Vàng vằn | Rất thơm |
On6 | 27,0 | 3,03 | 27,3 | Vàng đậm | Không thơm |
CV% | 4,8 | 4,7 | 6,8 | ||
LSD0.05 | 3,5 | 0,4 | 3,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Ở Giai Đoạn Vườn Sản Xuất Cho Các Giống Lan Lai Nhập Nội Thuộc 3 Chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium Đã Được Tuyển
- Các Điều Kiện, Trang Thiết Bị Áp Dụng Trong Thí Nghiệm
- Một Số Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Các Giống Lan Lai Nhập Nội Thuộc 3 Chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium Giai Đoạn Vườn Sản Xuất
- Một Số Đặc Điểm Thực Vật Học Của Giống Lan Dendrobium Nhập Nội
- Ảnh Hưởng Của Giá Thể Đến Tỷ Lệ Sống Và Khả Năng Sinh Trưởng Của Các Giống Lan Được Tuyển Chọn Ở Giai Đoạn Vườn Ươm
- Ảnh Hưởng Của Phân Bón Lá Đến Chiều Cao Cây Của Các Giống Lan Tuyển Chọn Trong Giai Đoạn Vườn Ươm
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
Bảng 3.4. Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên cứu (Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ Chiều
tiêu dài cành
hoa (cm)
Đường
kính hoa (cm)
Độ bền
tự nhiên (ngày)
Màu sắc
Giống
Hương
thơm
- Về chiều dài cành hoa: đây là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng của các chi lan. Những chi lan có cành hoa dài, ngoài mục đích để chơi hoa chậu còn để sử dụng để làm hoa cắt cành. Qua bảng 3.4 cho thấy trong 3 chi lan nghiên cứu Cattleya là chi lan có chiều dài cành hoa ngắn nhất, chỉ thích hợp cho trồng hoa chậu. Oncidium là chi lan có chiều dài cành hoa lớn hơn rất nhiều so với lan Cattleya. Dendrobium cũng có chiều dài cành hoa lớn hơn lan Cattleya, 2 chi lan này đều được sử dụng làm hoa cắt cành và cả trồng chậu.
Trong các giống lan thuộc chi Cattleya, chiều dài cành hoa của mỗi giống cũng có sự khác biệt rõ rệt. Giống Cat4 và giống Cat7 (đối chứng) có chiều dài cành hoa rất thấp, đạt 8,3 - 8,4 cm. Trong khi giống Cat1 và Cat6 cho chiều dài cành hoa cao hơn rất nhiều đạt 14,5 - 14,8 cm; tiếp đến là giống Cat3, chỉ tiêu này đạt 12,0 cm. Hai giống còn lại là giống Cat2 và Cat5 có chiều dài cành hoa đạt 9,6 - 10,7 cm.
Chiều dài cành hoa của các giống thuộc chi Dendrobium cũng có sự sai khác rất lớn. Có 3 giống là giống Den1, Den4 và Den5 chiều dài cành đạt trên 30 cm, dao động từ 30,7 - 32,4 cm. Giống Den2 và giống Den3 có chiều dài cành thấp hơn đạt 26,3 - 27,9 cm. Giống Den6 (đối chứng) là giống có chiều dài cành nhỏ nhất chỉ đạt trung bình 22,0 cm.
Số liệu ở bảng 3.4 cũng cho thấy chỉ tiêu dài cành hoa của các giống thuộc chi Oncidium có sự biến động lớn. Ngoại trừ giống On6 (đối chứng) có chiều dài cành hoa thấp nhất đạt 27,0 cm; giống On1 có chiều dài cành hoa ở mức trung bình đạt 32,2 cm; 4 giống còn lại đều có chiều dài cành hoa rất cao đạt trên 42,0 cm, dao động từ 42,0 - 50,0 cm.
- Về đường kính hoa: đường kính hoa là đặc trưng của mỗi chi lan. Số liệu bảng
3.4 chỉ ra rằng, đường kính hoa của các chi lan nghiên cứu chênh lệch nhau đáng kể và giữa các giống trong mỗi chi, chỉ tiêu đường kính hoa cũng có sự sai khác.
Trong các chi lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium thì lan Cattleya có đường kính hoa lớn nhất, trong đó có 3 giống nghiên cứu đường kính hoa đạt trên 13 cm là giống Cat1, Cat3 và Cat6 dao động từ 13,0 - 13,7 cm, tuy nhiên chỉ tiêu này không có sự sai khác ý nghĩa giữa 3 giống nghiên cứu. Tiếp đến là giống Cat2
đường kính hoa đạt 12,4 cm; giống Cat5 (8,4 cm) và giống Cat7 (đối chứng - 8,2 cm) là 2 giống có đường kính hoa nhỏ nhất.
Trong 6 giống lan thuộc chi Dendrobium thì cả 5 giống nhập nội đều có đường kính hoa lớn hơn giống Den6 (đối chứng) ở mức sai khác ý nghĩa LSD0,05. Tuy nhiên, đường kính hoa của 5 giống Dendrobium nhập nội cũng có sự biến động đáng kể, dao động từ 8,0 - 8,4 cm.
Đối với lan Oncidium, đây là chi lan có đường kính hoa nhỏ hơn rất nhiều so với các chi lan khác, đặc biệt là lan Dendrobium và lan Cattleya. Trong 6 giống nghiên cứu 2 giống có đường kính hoa lớn nhất là giống On4 và giống On5 đạt 5,1 cm và 5,2 cm. Tiếp đến là giống On3 đường kính hoa đạt 4,6 cm; giống On1 đạt 3,6 cm. Thấp nhất là 2 giống On2 (3,3 cm) và giống On6 (đối chứng) đạt 3,0 cm.
Độ bền tự nhiên là chỉ tiêu quyết định giá trị thương phẩm của mỗi chi lan, đặc biệt là lan cắt cành. Trong các chi lan nghiên cứu, Dendrobium có độ bền hoa tự nhiên cao nhất, có giống đạt tới 54,7 ngày. Trong khi lan Oncidium có độ bền tự nhiên thấp hơn; giống có độ bền tự nhiên cao nhất là giống On1 cũng chỉ đạt 36,3 ngày. Độ bền hoa tự nhiên thấp nhất là chi lan Cattleya dao động từ 13,3 - 18,7 ngày. Có thể nhận thấy trong mỗi chi lan nghiên cứu, các giống mới nhập nội có độ bền hoa tự nhiên cao hơn rất nhiều so với giống đối chứng.
- Về chỉ tiêu màu sắc hoa: Phong lan được biết đến bởi sự đa dạng về chủng loại, hình dáng, kích thước và cả màu sắc hoa. Ngay trong cùng một chi, các giống khác nhau cũng cho hoa có màu sắc khác nhau. Kết quả bảng 3.4 cho thấy 7 giống lan nghiên cứu thuộc chi Cattleya thì hoa có 7 màu sắc khác nhau là vàng cam, trắng môi tím, vàng chanh môi tím, hồng nhạt, tím nhạt, vàng tím đậm và trắng tím; 6 giống lan nghiên cứu thuộc chi Dendrobium có 5 màu sắc khác nhau là trắng, hồng sáng, tím phớt trắng, trắng môi đỏ và đỏ; còn 6 giống lan nghiên cứu thuộc chi Oncidium thì có 4 màu sắc khác nhau là vàng đậm, sô cô la đốm, trắng vằn và vàng vằn..
- Về hương thơm của hoa: Đây là chỉ tiêu mang tính định tính, tuy nhiên có ý nghĩa lớn góp phần tạo nên giá trị thương phẩm của các loài lan. Trong 3 chi lan nghiên cứu có lan Cattleya và Oncidium là 2 chi cho hoa có hương thơm, còn lan
Dendrodium hoa không có hương thơm. Trong cùng 1 chi, các giống khác nhau cũng cho hoa có hương thơm khác nhau. Ở chi lan Cattleya, trong 7 giống nghiên cứu, giống Cat3, Cat6 cho hoa rất thơm, giống Cat1, Cat2, Cat4 cho hoa có hương thơm nhẹ, giống Cat5 và Cat7 (đối chứng) hoa không có hương thơm. Đối với lan Oncidium, trong 6 giống nghiên cứu cũng có 3 giống không có hương thơm là giống On1, On2 và On6 (đối chứng), 1 giống có hương thơm nhẹ là giống On4, 2 giống có hoa rất thơm là giống On3 và On5.
Từ các kết quả nghiên cứu về chất lượng hoa cho thấy, trong các giống lan thuộc chi Cattleya thì giống Cat6 có các chỉ tiêu chất lượng hoa tốt nhất như chiều dài cành hoa (14,8 cm), đường kính hoa lớn (13,7cm), độ bền hoa kéo dài (18,7 ngày) và hoa có hương thơm. Trong các giống lan thuộc chi Dendrobium và Oncidium nghiên cứu thì giống Den5 và On1 có các chỉ tiêu chất lượng hoa tốt nhất. Đây là cơ sở để tuyển chọn những giống triển vọng cho sản xuất.
3.1.5 Điều tra nghiên cứu thành phần sâu, bệnh trên các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Nghiên cứu một số thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan nhập nội là một bước quan trọng, không thể thiếu trong quá trình khảo sát, tuyển chọn. Nó góp phần đánh giá sự thích nghi của các chi lan nghiên cứu với môi trường sống tự nhiên cũng như khả năng kháng sâu, bệnh của các giống lan nhập nội ở điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Cũng như nhiều loại cây hoa khác, các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium và Oncidium có khá nhiều loại sâu, bệnh gây hại, phổ biến như thán thư, thối nâu vi khuẩn, thối cây con, đốm lá, …. Rệp, sâu róm, bọ trĩ,… cũng xuất hiện và gây hại trên các loài lan này. Trong 7 giống lan thuộc chi Cattleya, giống Cat7 (đối chứng), giống Cat4 và giống Cat5 có thành phần sâu, bệnh hại cao nhất và gây hại ở mức nặng hơn các giống còn lại. Rệp, sâu róm, bệnh thối nâu và bệnh đốm lá gây hại nặng trên các giống này. Giống Cat2 nhiễm các loại sâu, bệnh ở mức độ trung bình và bị gây hại nhẹ hoặc trung bình. Riêng giống Cat1 và giống Cat6 tỏ ra có khả năng kháng sâu, bệnh tốt nhất. Chỉ bị nhiễm nhẹ hoặc không bị các loài sâu, bệnh trên gây hại.
Bảng 3.5. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Cattleya nhập nội
bị hại | (đ/c) | |||||
Thối nâu vi Erwnia Toàn cây 4,6 | 7,3 | 8,0 | 21,5 | 9,7 | 4,3 | 6,7 |
Đốm lá (%) Cercospora sp Lá 0 | 4,7 | 3,3 | 8,5 | 5,0 | 0 | 6,7 |
Thán thư (%) Colletotrichum sp Lá 0 | 2,5 | 0 | 7,7 | 4,1 | 0 | 9,3 |
Thối cây con Fusarium Cây con, 7,3 | 18,5 | 9,0 | 36,3 | 3,0 | 8,7 | 9,5 |
Sâu róm nâu Amsacta lactinea Lá, nụ + | + | + | ++ | ++ | - | ++ |
Sâu róm Porthesia Lá, nụ - | ++ | + | ++ | ++ | + | +++ |
Bọ trĩ Thrips palmi Rễ - | - | - | + | + | - | + |
Pleotrichophorus Lá non, Rệp chrysanthemi giả hành, + | ++ | + | ++ | +++ | + | +++ |
Sâu, bệnh Tên khoa học Bộ phận Cat1 Cat2 Cat3 Cat4 Cat5 Cat6 Cat7
khuẩn (%) carotovora
(%)
oxysporum
nhánh non
cramer hoa
đường chỉ đỏ
scintillans wall
hoa
Karny
Ghi chú:
Theobald
nụ hoa
Đối với sâu hại: (1-3) (-): Không xuất hiện
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2(++): Trung bình (phân bố
<1/3 tổng số cây theo dõi)
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 tổng số cây theo dõi)
Đối với bệnh hại: (1-5)
Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
So với các giống lan thuộc chi Cattleya, 6 giống lan thuộc chi Dendrobium cũng bị các loại sâu, bệnh phổ biến nêu trên gây hại. Tuy nhiên, mức độ nhiễm và gây hại nhẹ hơn. Duy nhất có giống Den3 bị nhiễm bệnh thối nâu vi khuẩn nặng; các giống còn lại chỉ bị nhiễm các loài sâu, bệnh trên ở mức độ nhẹ và trung bình. Trong đó, giống Den1, Den4 và Den5 có khả năng kháng sâu, bệnh tốt hơn rất nhiều chỉ bị nhiễm nhẹ hoặc không bị các các loài sâu, bệnh nêu trên gây hại. Có 4 loại sâu, bệnh xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ trên cả 6 giống lan thuộc chi Dendrobium là thối nâu vi khuẩn, thối cây con, sâu róm nâu, sâu róm đường chỉ đỏ. Do vậy, trong sản xuất và nuôi trồng cần đặc biệt lưu ý các loại sâu, bệnh này để có biện pháp phòng trừ.
Bảng 3.6. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Dendrobium nhập nội
Sâu, bệnh Tên khoa học Den1 bị hại | Den2 | Den3 | Den4 | Den5 | ||
Thối nâu vi Erwnia Toàn cây | 4,3 | 9,0 | 24,3 | 5,6 | 3,5 | 5,0 |
Đốm lá (%) Cercospora sp Lá | 3,5 | 5,0 | 4,3 | 4,7 | 2,0 | 9,0 |
Thán thư (%) Colletotrichum sp Lá | 3,3 | 3,5 | 4,0 | 3,7 | 2,0 | 5,3 |
Thối cây con Fusarium Cây con, (%) oxysporum nhánh non | 4,7 | 16,5 | 2,3 | 7,0 | 8,0 | 9,6 |
Amsacta lactinea Sâu róm nâu Lá, nụ hoa | + | + | + | + | + | ++ |
Sâu róm Porthesia Lá, nụ hoa | + | ++ | + | ++ | + | ++ |
Bọ trĩ Thrips palmi Karny Rễ | - | + | + | + | - | + |
Pleotrichophorus Lá non, | ||||||
Rệp chrysanthemi giả hành, | - | ++ | + | - | + | ++ |
Theobald nụ hoa |
Bộ phận
Den6 (đ/c)
khuẩn (%) carotovora
cramer
đường chỉ đỏ scintillans wall
Ghi chú:
Đối với sâu hại: (0-3) (-): Không xuất hiện
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2(++): Trung bình (phân bố
<1/3 tổng số cây theo dõi)
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 tổng số cây theo dõi)
Đối với bệnh hại: (1-5) Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
Khác với các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium, trong 8 loại sâu, bệnh hại thì không có giống Oncidium nào bị nhiễm nặng và gây hại nặng. Tuy nhiên, có tới 5 loài sâu, bệnh xuất hiện trên cả 6 giống lan nghiên cứu thuộc chi Oncidium đó là rệp, bệnh thán thư, bệnh thối cây con, sâu róm nâu, sâu róm đường chỉ đỏ. Trong 6 giống lan Oncidium nghiên cứu thì giống On1 là giống có khả
năng kháng sâu, bệnh hại tốt nhất, mức độ nhiễm nhẹ hoặc không bị nhiễm và gây hại bởi các loài sâu, bệnh nêu trên.
Bảng 3.7. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Oncidium nhập nội
Sâu, bệnh Tên khoa học
Bộ phận bị hại
On1 On2 On3 On4 On5
On6 (đ/c)
Thối nâu vi Erwnia carotovora | Toàn cây | 1,7 | 9,7 | 6,3 | 3,5 | 8,3 | 4,5 |
Đốm lá (%) Cercospora sp | Lá | 0,5 | 4,7 | 3,0 | 7,5 | 1,0 | 5,0 |
Thán thư (%) Colletotrichum sp | Lá | 4,3 | 8,0 | 5,0 | 2,7 | 3,3 | 3,0 |
Thối cây con Fusarium oxysporum | Cây con, | 9,3 | 22,5 | 17,3 | 8,7 | 9,3 | 9,7 |
(%) nhánh non | |||||||
Amsacta lactinea Sâu róm nâu Lá, nụ hoa | + | + | + | + | + | + | |
Sâu róm Porthesia scintillans Lá, nụ hoa | + | ++ | + | ++ | ++ | ++ | |
Bọ trĩ Thrips palmi Karny Rễ | - | + | ++ | ++ | - | + | |
Pleotrichophorus Lá non, | |||||||
Rệp chrysanthemi giả hành, | + | ++ | + | ++ | + | ++ | |
Theobald nụ hoa |
khuẩn (%)
cramer
đường chỉ đỏ wall
Ghi chú:
Đối với sâu hại: (1-3) (-): Không xuất hiện
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2(++): Trung bình (phân bố
<1/3 tổng số cây theo dõi)
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 tổng số cây theo dõi)
Đối với bệnh hại: (1-5) Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
Qua điều tra, đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên các giống lan nghiên cứu thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy, giống Cat1, Cat6; giống Den1, Den4, Den5 và giống On1 có khả năng kháng sâu, bệnh tốt, chỉ bị nhiễm nhẹ hoặc không bị nhiễm các loại sâu, bệnh gây hại trên.
3.1.6 Một số đặc điểm thực vật học của các giống lan nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Đối với hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium và Oncidium nói riêng, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng thì các giống lan vừa phải có khả năng đẻ nhánh khỏe, có thân lá mập, cứng khỏe, vừa phải có hoa đẹp, tỷ lệ ra hoa cao, độ bền tự nhiên (và độ bền hoa cắt) cao, đặc biệt là có hương thơm.
Bảng 3.8. Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Cattleya nhập nội
Chỉ
tiêu
Loại
Thân
Khả năng phân
nhánh
Lá
Hoa
Đặc điểm thân
cây
Thế
lá
Đặc
điểm lá
Dạng hoa
Màu sắc
Giống
hình
Cat1 Cao TB Khỏe
Cat2 Cao TB Khỏe
Cat3 Cao TB Khỏe
Cứng,
mập, khỏe
Hơi mảnh
Cứng, mập, khỏe
Đứng, gọn
Hơi xòe
Gọn
Xòe
Dày, to, xanh đậm
Dày, nhỏ, xanh đậm
Dày, to, xanh đậm
Dày, nhỏ,
Cánh môi to, cánh bên to
Cánh môi TB, cánh bên nhỏ
Cánh môi to, cánh bên TB
Cánh môi
Vàng cam
Trắng, môi tím
Vàng chanh, môi tím
Hồng
Cat4 Cao TB TB Mảnh
Cat5 Cao TB TB Mảnh
ngang
Xòe ngang
xanh đậm
Nhỏ, xanh đậm
TB, cánh bên nhỏ
Cánh môi nhỏ, cánh bên nhỏ
nhạt
Tím nhạt
Cat6 Cao TB Khỏe Cứng
mập
Gọn Dày, to, xanh đậm
Cánh môi to, cánh bên to
Vàng,tím
đậm
Cat7 Cao TB TB Mảnh
Hơi xòe
Dày, to, xanh đậm
Cánh môi nhỏ, cánh bên nhỏ
Trắng tím