70
vùng, mỗi địa phương đã tạo nên sự gắn chặt nhân dân mọi miền đất nước lại với nhau. Những tục “kết bạn” không những chỉ thực hiện giữa các công xã trong từng vùng mà giữa các công xã khác vùng và khác thành phần dân tộc. Đây là cơ sở kinh tế - xã hội để tạo dựng nên sự cố kết cộng đồng, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt xã hội.
Điều kiện thiên nhiên buộc con người muốn tồn tại phải hiệp sức lại với nhau, giữa những người trong vùng, giữa những vùng khác nhau trong cả nước và ý thức sớm liên kết thành một cộng đồng dân tộc thống nhất, phải tựa lưng nhau mà sống đã được hình thành. Chính yêu cầu phải hợp sức, hợp lực trong sản xuất, trong đấu tranh với thiên nhiên từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, là nhân tố cơ bản đầu tiên tạo nên ý thức thống nhất dân tộc, thống nhất quốc gia.
Giá trị truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố, thử thách trước sự đe doạ thường xuyên của giặc ngoại xâm do những thế lực phong kiến và những thế lực thực dân, đế quốc gây ra. Do có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cho nên, Việt Nam trong tất cả các thời kỳ lịch sử là đối tượng của những đội quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần và cực kỳ tàn bạo. Trong bối cảnh đó, các thành phần dân cư khác nhau đã tự nguyện đoàn kết để bảo vệ sự sống còn của bản thân mình, bảo vệ quê hương, làng xóm và hình thành nên một sức mạnh hết sức to lớn. Ngày nay, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược phát triển lâu dài, một động lực mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Suốt cả cuộc đời Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm tới vấn đề đoàn kết, không chỉ đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, mà còn đoàn kết quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục tinh thần đoàn kết cho sinh viên Việt Nam, trước hết là giáo dục cho sinh viên ý thức cộng đồng gắn
71
kết cá nhân- gia đình - làng xã - Tổ quốc. Đây là cơ sở góp phần hình thành ở sinh viên những phẩm chất nhân cách cần thiết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình học tập, rèn luyện ở bậc đại học, cao đẳng không chỉ là quá trình giáo dục, đào tạo cho sinh viên có phẩm chất đạo đức, năng lực tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội, mà còn chuẩn bị cho họ khả năng bước vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: chính trị, văn hoá, gia đình, giao tiếp, giải trí. Sinh viên có thể xứng đáng là người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước và là người chủ tương lai của nước nhà, của dân tộc, đòi hỏi sinh viên phải được giáo dục ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình
- làng xã - Tổ quốc với tinh thần phục vụ nhân dân, nêu cao chủ nghĩa tập thể.
Giáo dục tinh thần phục vụ nhân dân cho sinh viên là: chúng ta giáo dục trách nhiệm của sinh viên trước cộng đồng, trước mọi người, với tinh thần tình nguyện. Hình ảnh những sinh viên tình nguyện toả về mọi miền đất nước, về với nhân dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân”. Nó có sức lan tỏa hết sức to lớn trong cộng đồng xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại định hướng giá trị, lối sống của sinh viên: sống vì mọi người, vì cộng đồng, vì sự phát triển xã hội. Đại bộ phận sinh viên hiện nay đã không lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống, ngược lại họ sẵn sàng cống hiến, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng động và đất nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
- Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Và Một Số Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Cần Phải Giáo Dục Cho Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 9
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
- Những Kết Quả Đạt Được Từ Phía Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Học Tập, Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Bên cạnh những sinh viên tích cực, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa sẵn sàng tham gia vào các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, họ xa rời tập thể. Chính vì vậy, cần phải giáo dục cho sinh viên tinh thần vì dân mà phục vụ, đến với nhân dân là đến với trường học thứ hai của mình. Đây chính là quá trình học đi đôi với hành, trên giảng đường là học kiến thức khoa học, đến với nhân dân là vận dụng kiến thức đó để giải quyết mọi vấn đề. Phục vụ nhân dân với tinh thần tự giác, trách nhiệm, được xem như là phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
72
Hợp tác và cạnh tranh, hội nhập và phát triển đang là xu thế chung của thế giới hiện đại. Vì vậy, sự quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau là một yêu cầu tất yếu đối với mọi người, trong đó có tầng lớp sinh viên. Giáo dục cho sinh viên tất cả vì cộng đồng: là sự tự giác của cá nhân vì lý tưởng cao quý của con người. Nó biểu hiện bằng sự thống nhất của tình bạn, tình đồng chí, tình đồng nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau nhằm đảm bảo cho các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ cho lợi ích xã hội.
Thứ năm, tinh thần hiếu học: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, trọng đạo lý làm người, chính những giá trị đó đã góp phần hun đúc những giá trị Việt Nam: tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, sống có tình nghĩa thuỷ chung, khoan dung, lối ứng xử mềm mỏng có đầu óc thực tế.
Từ trong chiều sâu của lịch sử, nhân dân ta, dân tộc ta đã đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm hết sức quý giá trong lĩnh vực giáo dục, mà trước hết là giáo dục cho mọi người tinh thần hiếu học, kính trọng thầy giáo, quý mến học trò.
“Qua sông thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã có từ lâu đời và trở thành đạo lý sống của mỗi con người Việt Nam. Để đến với đạo học, người học trò luôn khắc cốt ghi tâm câu “không có thầy đố mày làm nên”. Cha mẹ có công nuôi ta lớn lên, người thầy có công giáo dục ta thành người “cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”. Người thầy luôn được cả xã hội coi trọng: “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Trong lịch sử Việt Nam người thầy luôn luôn được tôn trọng, kính phục. Ở chế độ phong kiến đã xuất hiện những người thầy mẫu mực: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Đến thời đại Hồ Chí Minh xuất hiện những người thầy gắn số phận mình với vận mệnh đất nước: Nguyễn Tất Thành, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu... Cố
73
thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “dạy học là nghề cao quý nhất trong
những nghề cao quý”.
Về nội dung học tập, người Việt học lịch sử, văn hoá đất nước để xây dựng ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần cộng đồng, yêu quê hương, làng xóm, thái độ ứng xử với mọi người…Nhìn chung cách giáo dục trong xã hội phong kiến là kinh viện, giáo điều, ít chú trọng đến khoa học - kỹ thuật v.v. những vẫn đào tạo được nhiều nhân tài độc lập, suy nghĩ sáng tạo để lại nhiều công trình nghiên cứu hết sức sâu sắc và có giá trị khoa học về triết học, sử học, địa lý, kinh tế, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…góp phần quan trọng vào việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đạt được kết quả đó một phần nhờ vào phương thức tuyển chọn nghiêm ngặt, coi trọng chất lượng, với phương châm như Phan Huy Chú đã nhận định trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu.
Về phương pháp học tập, người Việt quan niệm không chỉ học ở trong trường mà phải học mọi lúc, mọi nơi, tất cả các lực lượng xã hội, các hoạt động xã hội, các gia đình, mọi phong tục, tập quán, lễ hội đều huy động vào giáo dục con người theo mục tiêu thống nhất “dựng làng, giữ nước”. Người Việt học là để: làm người trước đã, rồi mới để làm người quản lý giỏi. Chính vì vậy cha ông ta thường dạy lại: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất đạo” (viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và: “Hiếu nhân, bất hiếu học kỳ tế dã ngu” (kể cả những người mong muốn làm điều nhân đức chí thiện nhưng không học thì cũng bị sự ngu dốt che lấp đi). Để duy trì và phát triển những mục tiêu giáo dục đó không chỉ ngày một, ngày hai mà phải giáo dục con người từ bé và học tập suốt đời.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới giáo dục, những quốc sách hàng đầu sau khi đất nước mới độc lập là tiêu diệt giặc dốt, xoá nạn mù
74
chữ bằng phong trào “bình dân học vụ”, thành lập “Hội đồng cố vấn học chính” để nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Chính Người đã đặt niềm tin vào thế hệ trẻ với một nền giáo dục tốt, sẽ đưa nước ta phát triển. Trong thư gửi học sinh cả nước tháng 9 năm 1945, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc, năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”.
Phát huy tinh thần hiếu học, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta coi “giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong đó xác định:
Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Ưu tiên xây dựng các trường sư phạm. Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ theo tài năng và cống hiến với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học [30, tr.13].
Tiếp tục tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai khóa VIII; Hội nghị Trung ương sáu khóa XI, tại Hội nghị Trung ương tám khóa XI (tháng 10/2013), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết nhấn mạnh: Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà phải kế thừa, phát triển những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm tốt đã có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởng mới, kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, mở cửa giao lưu văn
hoá - giáo dục với các nước trên thế giới, tiếp thu những yếu tố hợp lý tiến bộ,
75
văn minh, những thành tựu giáo dục mà nhân loại đã đạt được trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giáo dục nước nhà phát triển. Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu hiện nay, đây là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Cạnh tranh trong các lĩnh vực ngày càng quyết liệt, điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải điều chỉnh, cải cách chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo ra lợi thế cạnh cạnh. Giáo dục cho sinh viên tinh thần hiếu học, tôn sư, trọng giáo trở thành yêu cầu cấp thiết trong thời đại ngày nay, thời đại của kinh tế tri thức đồng thời thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất đạo đức và năng lực trong cấu trúc nhân cách của sinh viên. Để làm được điều đó thì cần phải giáo dục cho sinh viên ý thức tự giác, sáng tạo, trong học tập và nghiên cứu khoa học theo tinh thần và khẩu hiệu hành động “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển” đã được Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2008 - 2013) thông qua.
Sinh viên Việt Nam phải nhận thức được rằng học tập và sáng tạo là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất, học tập không chỉ có nghĩa là tiếp thu kiến thức mà còn là khám phá tri thức, là nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ. Tuy nhiên, đây là công việc vô cùng khó khăn và vất vả, đòi hỏi phải có một quyết tâm cao. Trong lời nói đầu bộ “Tư bản” C.Mác viết: “Không có con đường cái quan nào trong khoa học cả, và chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của nó thì mới hy vọng đạt tới đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi” [101, tr.39].
Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục nước nhà, các nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới việc học tập của sinh viên, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng giảng đường, phòng thí nghiệm. Rất nhiều sinh viên đã chủ động, tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học. Để kế thừa truyền thống hiếu học, tiếp tục phát huy tính tự giác và năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam
76
trong hội nhập quốc tế. Theo chúng tôi, mỗi sinh viên Việt Nam cần phải xác định được các yêu cầu sau:
Một là, sinh viên phải thấy rõ được vai trò tự học, tự rèn luyện là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả học tập của mình. Thể hiện nguyên lý: vận động là một quá trình tự thân của phép biện chứng duy vật.
Hai là, sinh viên cần phải xác định được mục tiêu học tập của mình để từ đó tìm ra được phương pháp học tập thích hợp. Mỗi khi phương pháp học tập thích hợp sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả học tập cao, vì phương pháp như chiếc đèn pha soi đường cho khách lữ hành đi trong đêm tối (Ph.Bêcơn).
Ba là, sinh viên phải tạo lập cho mình năng lực tư duy sáng tạo, đây là điều kiện cần thiết, là hành trang để họ bước vào đời.
Bốn là, sinh viên phải xây dựng được kế hoạch học tập hợp lý, khoa
học, sáng tạo.
Năm là, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay việc sinh viên tiếp thu tri thức được diễn ra theo nhiều kênh khác nhau. Nhưng để có một lượng tri thức đúng đắn, nền tảng thì không còn con đường nào tốt hơn là học tập trên giảng đường thông qua các bài giảng của thầy, cô giáo. Tôn sư, trọng giáo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc “không có thầy đố mày làm nên”. Sinh viên hiện nay cần phải thể hiện sự tin yêu và quý trọng ở thầy, cô giáo. Ở đó, người thầy không chỉ “dạy chữ, dạy nghề, mà còn dạy làm người”. “Dạy chữ” là cung cấp cho sinh viên một lượng kiến thức cơ bản nhất định về ngành nghề tương lai. “Dạy nghề” giúp sinh viên biết vận dụng các kiến thức được học vào trong hoạt động thực tế của công việc để có một kết quả tốt nhất. “Dạy làm người” là hình thành ở sinh viên những phong cách ứng xử văn hoá, tạo dựng một đạo đức nghề nghiệp, hình thành một nhân cách vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Xã hội ngày càng phát triển, học tập, sáng tạo, không chỉ dừng lại ở chỗ
tiếp thu tri thức, điều quan trọng hơn là sinh viên phải biết chắt lọc những giá
77
trị văn hoá, những tri thức khoa học để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tiểu kết chương 2
Con người khi được sinh ra, nhưng nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình con người sống, hoạt động, giao tiếp. Nhân cách là chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác.
Nhân cách sinh viên là “loại hình” nhân cách chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn thiện. Hay nói cách khác, nó đang ở trong quá trình hình thành, phát triển. Do đó, định hướng cho sự phát triển nhân cách của sinh viên là hết sức quan trọng. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, giáo dục giữ một vai trò quan trọng, trong đó giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nội dung không thể thiếu được - nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới hiện nay, khi mà môi trường văn hóa đang bị “ô nhiễm”, đạo đức xã hội đang có nguy cơ “xuống cấp”, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị một bộ phận không nhỏ dân cư, trong đó có giới trẻ xem thường…thì giáo dục giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, nhất là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc bao quát nhiều bình diện khác nhau của cuộc sống. Trong những giá trị đó thì: lòng yêu nước, lòng yêu thương con người; đức tính cần cù, tiết kiệm, tinh thần hiếu học …là những giá trị mang tính “cốt lõi” cần giáo dục cho sinh viên nước ta hiện nay, những giá trị này góp phần hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển cả thành tố đạo đức lẫn thành tố năng lực trong mỗi một nhân cách sinh viên.