Mô Tả Mối Quan Hệ Của Các Lực Lượng Trong Giáo Dục, Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Học Sinh Bán Trú

Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm trưởng ban, hiệu trưởng trường PTDTBT làm phó ban thường trực, Hội trưởng CMHS phó ban, các thành viên gồm trạm y tế xã, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, ủy ban mặt trận tổ quốc, Ban công an xã, trưởng bản, già làng, gia đình hiếu học có uy tín tham gia.

Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chí xét chọn học sinh bán trú vào đầu năm học và công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong trường học và khu nội trú của học sinh.

Phân bổ và giao quỹ đất cho các trường PTDTBTTHCS để xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng khuôn viên, vườn trường làm khu vực vườn, ao, chuồng, trồng rừng, bảo vệ rừng cho học sinh bán trú tham gia lao động, tăng gia cải thiện cuộc sống.

Cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng hương ước, qui ước...về công tác giáo dục, khuyến học, huy động học sinh ra lớp, chống nạn nghỉ học tràn nan, bỏ học trong cộng đồng dân cư.

Hàng năm tổ chức hội nghị khuyến học cấp xã nhằm biểu dương, khen thưởng học sinh giỏi các cấp, tuyên dương điển hình tiên tiến, khen thưởng những khu dân cư, hộ gia đình và tổ chức, cá nhân có thành tính xuất sắc trong công tác giáo dục, quản lý học sinh bán trú trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.

Huy động sự ủng hộ tài lực, vật lực, nhân lực của xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn vào xây dựng, tu bổ hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị và các điều kiện sinh hoạt, học tập cho các em học sinh bán trú.

+ Đối với các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng đứng chân trên địa bàn.

Để huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trước hết phải nâng cao nhận thức về vai trò trường PTDTBT THCS, vai trò của cộng đồng trong công tác giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú tại địa phương. Nâng cao nhận thức về kết quả và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và

các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công công tác dạy và học. Từng bước nâng cao hiểu biết những kết quả, những đóng góp của trường PTDTBT THCS trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm rõ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh bán trú, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường. Để làm được điều đó cần tổ chức tốt các nội dung cơ bản sau:

Tổ chức hội nghị công nhân viên chức đầu năm học, tổng kết năm học có sự tham gia của các Ban ngành, Đoàn thể, Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn, các bậc phụ huynh bán trú. Trong hội nghị, cần thảo luận phân tích các mặt đã đạt được, mặt còn tồn tại của công tác quản lý, thực hiện chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục học sinh bán trú.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân thấy được vai trò, vị trí quan trọng của loại hình trường PTDTBT cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phối kết hợp với cán bộ tư pháp xã, với đài phát thanh xã, các khu hành chính trong xã phổ biến luật và giáo dục pháp luật tới các bản, khu dân cư như, Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, Luật hôn nhân và gia đinh, Luật phổ cập giáo dục, Công ước quốc LHQ về quyền trẻ em, Luật ATGT,…để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ thực hiện.

3.2.2.3 Điều kiện và cách thức.

Phải bám sát hệ thống văn bản thể hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về chính sách giáo dục dân tộc để tổ chức thực hiện như:

Nghị đinh 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/5/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Hệ thống văn bản của UBND tỉnh Điện Biên [28]bao gồm Quyết định số Số: 06/2011/QĐ-UBND ngày 03/3/ 2011 về việc ban hành Quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư số 24/2010/TT- BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 Quyết định quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư 24/2010/TT- BGDĐT của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 về việc Quy định về khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Lập tờ trình, báo cáo sát thực tế của nhà trường và nhu cầu cấp thiết của công tác giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú đối với các cấp quản lý ở địa phương và với UBND huyện.

Xác định vị trí, vai trò của các lực lượng giáo dục trong quá trình phối hợp theo mô tả của sơ đồ dưới đây:


Học sinh bán trú

Gia đình

Nhà trường

Xã hội


Sơ đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú

Mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phải là trung tâm văn hóa của địa phương, phải là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục. Được cộng đồng nhân dân đồng thuận tin tưởng khi giao trọng trách giáo dục con em họ.

3.2.7. Biện pháp 7: Thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông

3.2.7.1. Mục đích ý nghĩa

Các chức năng đánh gía là hoạt động thường xuyên trong quản lý giáo dục nói chung và trong quản lý mô hình bá trú nói riêng đều thể hiện hành động của người quản lý nhằm đưa nhà trường cơ sở giáo dục đạt mục tiêu đã dự kiến. Thực hiện các chức năng đánh giá đồng bộ, khoa học sẽ đem lại hiệu quả quản lý quan trọng, góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý chung của nhà trường thành công hơn và làm tăng sự tin tưởng của phụ huynh học sinh có con em ở bán trú tại trường. Đồng thời là yếu tố cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.7.2 Nội dung

Chức năng đánh giá hoạt động tại trường PTDTBT phải được cụ thể hóa thành các kế hoạch đánh giá riêng theo từng nội dung công việc có liên quan đến hoạt động của nhà trường. Kế hoạch đánh giá cần phải chi tiết từ nội dung khung thời gian, các điều kiện để thực tổ chức thực hiện và con người phụ trách. Đánh gia hoạt động trường PTDTBT có tính đặc thù cao, cho nên cần đánh gía việc thực hiện nội dung nhiều kế hoạch nhỏ, như:

Đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Đánh giá việc xét chọn học sinh bán trú vào đầu năm học;

Đánh giá điều kiện phục vụ cho việc dạy và học, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú: Việc củng cố, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ việc giảng dạy, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú, trang thiết bị phục vụ các hoạt động TDTT, văn hóa, văn nghệ,...

Đánh giá việc học tập tự quản sau giờ lên lớp trong thời gian buổi chiều và buổi tối ở khu nội trú học sinh;

Đánh giá việc tổ chức lao động tăng gia cải thiện đời sống học sinh bán trú;

Đánh giá chỉ tiêu đảm bảo chế độ, khẩu phần ăn cho học sinh bán trú hàng ngày trong tháng;

Đánh giá việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chế độ chăm sóc y tế cho học sinh bá trú;

Đánh giá hoạt động giáo dục học sinh bán trú thường xuyên và định kỳ. Chức năng tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động trong trường PTDTBT:

Đảm bảo về nhân sự, cơ sở vật chất, có sự phân bố hợp lý, linh hoạt các nguồn lực để tổ chức hiện đánh giá có hiệu qủa qua từng nội dung công việc cụ thể. Trong tổ chức thực hiện, việc lựa chọn, sắp xếp nhân sự, việc phân phối các nguồn lực được cho là yêu tố quan trọng nhất.

Đánh gía bám sát nội dung, thời gian kế hoạch hoạt động để chỉ đạo cho tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nội dung công việc và tiến độ. Đôn đốc và điều chỉnh khi thấy nhân sự, các điều kiện không hợp lý để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý.

Thực hiện đánh toàn bộ nội dung công việc theo kế hoạch thông qua các cá nhân, tổ chức được giao phụ trách nhằm nắm bắt thông tin quản lý kịp thời và có cơ sở để đánh giá khách quan vô tư và chính xác tiến độ và chất lượng công việc cụ thể. Qua đánh phát hiện những cá nhân, tổ chức làm tốt để kịp thời động viên khích lệ và kịp thời xử lý những tồn tại yếu kém, từ đó có tác động quản lý phù hợp với mỗ nội dung công việc. Đối với đánh giá hoạt động trong trường có học sinh bán trú cần quan tâm hơn đến đánh giá công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.7.3. Điều kiện và cách thức

+ Về con người:

Cần biên chế cho nhà trường có đủ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Phải là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt,

nhiệt tình trong công tác và có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc Mông. Có năng lực quản lý và phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh bán trú.

+ Về cơ sở vật chất:

Cần được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại, các điều kiện thiết yếu để tổ chức kiểm tra các nội dung hoạt động bán trú được thuận lợi

+ Về khinh phí: Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia của phụ huynh học sinh bán trú và từ công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường để đảm bảo các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong năm học.

Hoạt động đánh giá hiệu quả mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là lực lượng công an địa phương đối với công tác an ninh trật tự tại khu nội trú học sinh.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp nêu trên là một hệ thống các tác động quản lý, chỉ đạo, đánh giá tổng thể các hoạt động của trường PTDTBT là cơ sở đề xuất hoàn thiện mô hình bán trú dành cho học sinh người dân tộc Mông. Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, nếu vận dụng các biện pháp đó vào thực tiễn công tác sẽ đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiện mỗi trường PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông ở các xã có những đặc điểm khác nhau, nên việc vận dụng phải linh hoạt tùy theo thực tế, không thể máy móc. Song tất cả đều phải hướng vào mục tiêu chung là làm cho các hoạt động tổ chức quản lý, đánh giá các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các trường PTDTBT có học sinh người dân tộc nói chung và dân tộc Mông nói riêng tại các xã thuộc huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thực sự có hiệu quả, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh người dân tộc từng bước được nâng lên tiến kịp các vùng miền khác trong cả nước.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ‌

3.4.1. Mục đích

Kiểm tra, đánh giá lại tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia giáo dục để tiếp tục nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, hoàn chỉnh các biện pháp.

3.4.2. Đối tượng xin ý kiến

Xin ý kiến 16 đồng chí là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ, 30 đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại 10 đơn vị trường PTDTBT THCS trong toàn huyện.

3.4.3. Nội dung và hình thức xin ý kiến

Xin bằng phiếu hỏi

Thu thập, đanh giá, xử lý số liệu, đưa ra kết quả

3.4.4. Kết quả xin ý kiến

Để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ, xin đồng chí hãy cho ý kiến đánh giá của mình về các biện pháp sau:

+ Chi chú:

1. Cấp thiết - 1. Khả thi

2. Ít cấp thiết - 2. Ít khả thi

3. Chưa cấp thiết - 3. Chưa khả thi

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết

và tính khả thi của các biện pháp hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ


STT


Biện pháp

Tính cấp thiết N= 46

Tính khả thi N= 46

1

2

3

1

2

3


1

Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông

tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên


46




46



2

Quản lý, nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện cho HS dân tộc Mông.

46



46




3

Thực hiện tốt các chế độ chính sách

cho học sinh người dân tộc Mông và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.


46




42


4



4

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về ăn, ở, vui chơi, học tập. Tạo dựng môi trường học tập an

toàn, thân thiện.


46




43


3



5

Tổ chức lao động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống và môi trường sống giáo dục tinh thần quý trọng lao động,

thành quả lao động.


46




46




6

Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú

người dân tộc Mông.


46




39


7



7

Thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả mô hình bán trú cho học sinh

người dân tộc Mông.


46




46



8

Tổng cộng

322



308

14


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 13

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí