Xuất - Nhập Khẩu Các Nước Asean (Từ 1975 Đến 1980)

Malaixia: 136, Inđônêxia: 50. Riêng ở Xingapo, từ năm 1975, tư bản nước ngoài kiểm soát 451 xí nghiệp công nghiệp chế biến, chiếm 66,2% tổng số vốn, 68,9% sản phẩm, 55% số lượng công nhân của toàn ngành trong tổng số 72 ngân hàng là của tư bản nước ngoài. Ở Inđônêxia, trên 50% tổng số vốn đầu tư hàng năm là dựa vào vốn đầu tư nước ngoài. ở Malaixia, tư bản nước ngoài nắm khoảng 50% các nghành công nghiệp hiện đại, trên 50 đồn điền cao su, dầu cọ. Ở Philippin, tư bản Mỹ kiểm soát phần lớn công nghiệp khai khoáng và dầu mỏ.

7.2.2. Mô hình phát triển ASEAN

Sau khi giành được độc lập, các nước ASEAN chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho đầu tư của tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nét nổi bật bao chùm trong chính sách kinh tế của các nước ASEAN là:

- Dựa trên cơ chế thị trường tự do, áp dụng rộng rãi chế độ mậu dịch, tự do thuế quan, ngoại thương, hối đoái, tiền tệ, ngân hàng. Áp dụng rộng rãi nhất các chính sách này là Xingapo và Malaixia.

- Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân thông qua chính sách thuế và áp dụng các đòn bẩy kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Để tạo điều kiện phát huy nhanh tróng và thu hút nguồn vốn của tư bản tư nhân trong và ngoài nước, hầu hết các nước ASEAN đều tập chung vào thực hiện hai chức năng sau:

- Thứ nhất, phần lớn ngân sách nhà nước tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ xây dựng hệ thống thủy lợi, bến bãi, kho hàng …

- Thứ hai, xây dựng khu vực kinh tế nhà nước trên cơ sở nguồn viện trợ từ bên ngoài và cùng với các công ty độc quyền nước ngoài thành lập các công ty, xí nghiệp hỗn hợp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật hiện đại, nhằm hỗ trợ cho khu vực tư nhân, mua hoặc thuê lại nhưng xí nghiệp tư nhân khi bị thua lỗ.

Các nước ASEAN đều có chính sách ưu tiên đặc biệt để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài. Chính sách này bao gồm nội dung chủ yếu sau:

- Bảo đảm cho đầu tư của tư bản nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài nhanh chóng phát huy vốn đầu tư. Các nước ASEAN đều đã sớm ban hành luật đầu tư nước ngoài, trong đó đảm bảo không quốc hữu hóa, xác định rò quyền sở hữu kinh doanh của tư bản nước ngoài. Nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách bảo hiểm đối với vốn đầu tư từ bên ngoài, áp dụng một số chính sách cụ thể ưu tiên cho đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật hiện đại, kiến lập môi trường đầu tư thuận lợi như tạo cơ sở kinh tế xã hội, quan hệ cung - cầu, ổn định chính trị … Về chính sách này, mỗi nước có một biện pháp cụ thể khác nhau.

- Các nước ASEAN đã đặc biệt chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Ở Philippin từ năm 1971 đến 1975. Đầu tư cho giao thông vận tải chiếm 50% trong tổng số vốn đầu tư của ngân sách nhà nước về phát triển kinh tế. Trong tổng số tiền vay từ bên ngoài trong thời kỳ 1970 - 1975 là 991,7 triệu đô la của nhà nước Philippin thì 66% được dùng để phát triển cơ sở kinh tế hạ tầng.

- Để kích thích đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của đầu tư nước ngoài, các nước ASEAN đã áp dụng chính sách bảo đảm cung cấp lao động ổn định và rẻ mạt, nhà nước trực tiếp xây dựng các khu vực dành riêng cho xí nghiệp của tư bản nước ngoài hoặc xí nghiệp hỗn hợp. Nhiều nước đã quy định chế độ của công nhân thấp, xóa bỏ các quyền bãi công, đình công của công nhân bản xứ.

- Nhiều khu vực dành riêng cho đầu tư nước ngoài xây dựng với những điều kiện đặc biệt thuận lợi về cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống gia thông vận tải, kho tàng, điện nước, nhà ở, dịch vụ .… Nhưng khu vực này thường là gần ở hải cảng, sân bay quốc tế.

* Sự phát triển một số ngành kinh tế:

“Cách mạng xanh” và phát triển nông nghiệp: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ASEAN đều đã ban hành các đạo luật về cải cách ruộng đất. Mỗi nước có biện pháp khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là:

- Thứ nhất, cải cách ruộng đất đều nhằm tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.

- Thứ hai, cải cách ruộng đất đều thực hiện chế độ bồi thường cao đối với ruộng đất bị thu hồi. Vì vậy, một số ít địa chủ được bồi thường một khoản rất lớn.

- Thứ ba, cải cách ruộng đất cùng một số biện pháp khác đã đem lại quyền lợi cho tầng lớp trên ở nông thôn và tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp.

Từ cuối những năm 1960, nông nghiệp ASEAN đã có những bước chuyển biến nhanh tróng theo hướng chuyển thành phần chuyển thành phần kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, một bộ phận lớn nông dân từ sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa phục vụ kinh tế đô thị và xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng diện tích canh tác, đa dạng hóa cây trồng xuất khẩu, nhiều nước đã triển khai mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác mới, phát triển hệ thống thủy lợi, lai tạo giống mới, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Trên thực tế, cuộc “cách mạng xanh” trong trồng trọt đã được thực hiện ở các nước ASEAN.

Thái Lan ở chỗ chỉ có hai cây trồng truyền thống là lúa và cao su. Từ những năm 70 đã nhanh tróng đa dạng hóa cây trồng xuất khẩu. Philippin từ cuối những năm 60 thực hiện rộng rãi nhiều trương trình thâm canh và hiện đại hóa sản xuất lương thực, thực phẩm. Chương trình “Cách mạng xanh” với phong trào Masagana 99 áp dụng giống lúa mới đạt năng suất 99 cavan/ha = 5,7 tấn/ha hai vụ; chương trình đẩy

mạnh chăn nuôi, chương trình thành lập các công ty tư bản cổ phần nông nghiệp … Sản lượng lúa tăng nhanh, từ 5.75 triệu tấn năm 1973 lên 9 triệu tấn năm 1978. Nhờ đó Philippin đã tự túc được lương thực và bắt đầu có xuất khẩu.

“Cách mạng xanh” đã đạt được nhưng kết quả đáng kể, nhưng nhìn chung công nghiệp nhiều nước ASEAN vẫn đang trong tình trạng phát triển bấp bênh, phụ thuộc chầm trọng vào viện trợ và đầu tư của tư bản nước ngoài. Sự hạn chế của nông nghiệp ASEAN đến nhưng năm gần đây thể hiện trên mấy nét chính sau đây:

- Những tàn tích của quan hệ sản xuất phong kiến và tiền phong kiến vẫn còn tồn tại. Một bộ phận lớn nông dân nghèo không có hoặc có ít ruộng đất. Sự phân hóa trong nông thôn gay gắt, mâu thuẫn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.

- “Cách mạng xanh” chỉ được áp dụng ở một số vùng nhất định. Tại nhiều vùng nông thôn rộng lớn, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu.

* Chiến lược “phát triển công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu” và chiến lược “phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu”:

- Chiến lược “phát triển công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu” đã thực hiện ở các nước ASEAN trong nhưng năm 50, 60 với nội dung:

+ Giảm bớt sự phụ thuộc đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Hạn chế tối đa hàng thành phẩm công nghiệp nhập từ các nước công nghiệp phát triển.

+ Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trong nước thay thế hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

+ Mở rộng thị trường nội địa, tận dụng tối đa vốn đầu tư trong nước.

+ Vẫn tiếp tục tạo điều kiện cho nền kinh tế tư nhân trong và ngoài nước nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân.

- Đối với hầu hết các nước ASEAN, chiến lược này có một số yếu tố tích cực sau đây:

+ Giúp các nước này xây dựng cơ sở công nghiệp then chốt, chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước.

+ Tăng cường vị trí của tư bản dân tộc và khu vực kinh tế Nhà nước.

Tuy nhiên, chiến lược công nghiệp này ở các nước ASEAN còn có một số hạn chế:

+ Trong điều kiện của nền kinh tế “mở”, hàng hóa trong nước không thể cạnh tranh được với nhưng hàng hóa nước ngoài. Kết quả là, các nước này vẫn phải nhập khẩu ngày càng nhiều hơn các loại nguyên liêu, kỹ thuật, máy móc từ bên ngoài và kinh tế các nước ASEAN ngày càng lệ thuộc chặt chẽ hơn vào các nước công nghiệp phát triển.

+ Những khó khăn về kinh tế xã hội càng trở nên gay gắt hơn, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài ngày càng nhiều. Thị trường trong nước không được mở rộng, nhiều xí nghiệp trong nước bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.

+ Nguồn lực nền trong nước trong điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã không hiệu quả.

+ Do thiếu kinh nghiệm quản lý, do cơ chế quản lý mang tính tập trung hóa nên cơ sơ kinh tế Nhà nước nhìn chung hoạt động không hiệu quả.

- Từ đầu những năm 1965 đến những năm đầu thập kỷ 1990, các nước ASEAN thực hiện chiến lược mới “phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu”.Đây là sự thay đổi căn bản trong chính sách công nghiệp nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung ở ASEAN 5. Đó là quá trình chuyển đổi nền kinh tế tự cung, tự cấp, kép kín sang nền kinh tế thị trường mở, hội nhập kinh tế thế giới.

Nội dung thực hiện cơ bản của chiến lược này là:

+ Các nước ASEAN chủ trương tận dụng tối đa nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài tập trung phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được.

+ Từng bước cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường thế giới.

Thực hiện các chiến lược này, các nước đã áp dụng một số biện pháp và chính sách chủ yếu sau:

+ Chính sách mở cửa rộng rãi và tự do về kinh tế: hầu hết các nước ASEAN trong giai đoạn này thực hiện tiến hành các biện pháp tăng cường mở cửa nền kinh tế như giảm và miễn thuế hàng xuất khẩu, bãi bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, cho phép tư nhân được trực tiếp xuất khẩu…

+ Áp dụng chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu: quá trình này được thực hiện từng bước, từ chỗ bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định, phá giá đồng tiền trong nước, thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt và cuối cùng là thực hiện thả nổi tỷ giá.

+ Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để đẩy nhanh công nghiệp hóa theo hướng khuyến khích xuất khẩu thông qua việc cải cách bộ máy hành chính, tư nhân hóa khu vực kinh tế Nhà nước, cải cách hệ thồng ngân hàng theo hướng kinh doanh tiền tệ. Đồng thời thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế.

+ Khuyến kích khu vực tư nhân phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển những ngành có thể xuất khẩu được. Trong giai đoạn đầu thực hiện đổi mới cơ cấu công nghiệp từ chủ yếu là các ngành truyền thống sang phát triển công nghiệp và sử dụng nhiều lao động và có khả năng xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Trong nông nghiệp thực hiện “cách mạng xanh”, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và các loại hình nông sản. Trong lĩnh vực “dịch vụ” thực hiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống dịch vụ, trước hết là hệ thống tài chính ngân hàng phù hợp với nền kinh tế thị trường hướng ra xuất khẩu

* Tài chính, tiền tệ và kinh tế dịch vụ:

Từ những năm 1970, hệ thống ngân hàng, tín dụng ở các nước ASEAN phát triển đặc biệt. Hầu hết các nước này đều thực hiện chính sách hối đoái tự do, mở rộng thị trường tiền tệ, tăng cường kinh tế đô thị và dịch vụ trên cơ sở thực hiện “mở cửa” rộng rãi.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế dịch vụ - “khu vực kinh tế thứ 3” ở các nước ASEAN đã chiếm vị trí quan trọng bậc nhất về lực lượng lao động cũng như về giá trị trong tổng sản phẩm xã hội. Ở tất cả các nước ASEAN, khu vực kinh tế dịch vụ đều chiếm tỷ lệ cao hơn nông nghiệp và công nghiệp trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm quốc dân. Trong đó, Xingapo đã chở thành trung tâm nổi bật về tài chính, thương mại, du lịch quốc tế ở châu Á và thế giới. Thị trường vàng ở Xingapo được thiết lập từ năm 1969 nhà nước cho phép 10 hãng buôn lớn được phép hoạt động có thể mua vàng từ bất kỳ quốc gia nào và bán tự do không bị đánh thuế. Vì vậy, số lượng vàng nhập vào Xingapo ngày càng nhiều (đầu năm 1981 đã lên đến 15 tấn). Nhà nước chủ trương thiết lập thị trường ngoại hối, tự do trao đổi ngoại tệ. khối lượng giao dịch của thị trường Xingapo tăng từ 100 triệu đô la Mỹ năm 1969 lên 54 tỷ đô la Mỹ và tiếp tục tăng nhanh những năm sau đó. Xingapo cũng là trung tâm hoạt động nhộn nhịp của các ngân hàng. Năm 1975 đã có 70 ngân hàng và 36 đại diện của công ty tài chính quốc tế. Các ngân hàng này đã thu hút một số lượng vốn rất lớn từ các nước tư bản phát triển và các nước tư bản đang phát triển. Bên cạnh Xingapo, thì Manila, Băngcốc (Bangkok), Cualalămpơ (Kuala Lumpur) thị trường tiền tệ và ngân hàng cũng đang phát triển với nhịp độ nhanh.

* Quan hệ kinh tế đối ngoại:

- Hợp tác kinh tế trong nội bộ ASEAN: ASEAN được thành lập từ năm 1967, nhưng trong một số thời gian dài các nước này còn có nhiều quan điểm bất đồng về lợi ích kinh tế của từng quốc gia trong khu vực.

Trong khoảng 10 năm đầu, cơ cấu tổ chức ASEAN còn lỏng lẻo, phản ánh sự do dự của các thành viên, giữa các nước chưa có các nhưng chương trình hợp tác kinh tế chặt trẽ, quy mô lớn. Năm 1975 các nước ASEAN mới thành lập ủy ban hợp tác chuyên ngành như ủy ban lương thực và nông nghiệp, ủy ban hàng hải, thông tin, vận tải, du lịch, thương mại, khoa học và kỹ thuật … Ngoài ra còn có một loạt các tổ chức phi chính phủ như ủy ban hợp tác thanh niên, liên hiệp phụ nữ ASEAN, Hiệp hội các nhà làm phim ASEAN …

Năm 1976, Hội nghị cấp cao 5 nước ASEAN họp ở Bali (Inđonêxia) đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữ các nước này. Hội nghị đã thông qua ba văn kiện quan trọng: hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Bản tuyên bố về sự hòa hợp của ASEAN và thông cáo chung ASEAN. Từ năm 1977, cơ cấu tổ chức ASEAN được cải tổ lại đã tạo điều kiện cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các thành

viên trong tổ chức. Tháng 2 năm 1977, hiệp nghị mậu dịch ưu đãi được kí ở Manila nhằm tăng cường quan hệ mậu dịch giữa các thành viên. Theo đó, mỗi nước sẽ có chính sách cụ thể dần giải phóng mậu dịch trong khu vực khỏi hàng rào thuế quan cách biệt nhau, giảm thuế định kỳ lần lượt đối với từng sản phẩm. Năm 1977 có 71 mặt hàng, đến cuối năm 1982 có 2.592 mặt hàng với mức ưu đãi giảm từ 20 - 25% thuế quan. Mặc dù đã có bước tiến triển quan trọng trong quan hệ thương mại, nhưng tỷ trọng buôn bán trong nội bộ thị trường ASEAN vẫn còn rất thấp. Đến đầu nhưng năm 1980, thị trường thương mại giữa các nước này mới chiếm khoảng 15% trong tổng số và chủ yếu là các sản phẩm truyền thống.

Trong hợp tác sản xuất công nghiệp, các nước đã đề ra năm dự án công nghiệp then chốt. Ban quản lý tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN chủ trương của các thành viên hợp tác thành lập những nhà máy công nghiệp quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu chung của khu vực về một số mặt hàng thiết yếu. Đã có những dự án xây dựng nhà máy u rê cho Inđônêxia và Malaixia, nhà máy supe phốt phát cho Philippin, nhà máy động cơ điêzen cho Xingapo … Trong đó nước chủ nhà góp 60% cổ phần, mỗi thành viên khác góp 10% để xây dựng các nhà máy này. Các dự án này nhằm tạo ra nền sản xuất xuyên quốc gia trong nội bộ ASEAN. Tuy nhiên, việc thực hiện đã gặp nhiều khó khăn và không đạt được kết quả mong muốn. Trong nhưng năm gần đây đã có nhiều dự án bổ xung công nghiệp ASEAN nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hóa và phát triển khu vực kinh doanh hỗn hợp trong khuôn khổ tổ chức trong khu vực.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tháng 8 năm 1979, các bộ trưởng nông nghiệp ASEAN đã công bố “chính sách nông nghiệp chung của ASEAN “nhằm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác trong nội bộ ASEAN về sản xuất lương thực và thực phẩm.

Các nước cũng đề ra chương trình hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như dự án thành lập công ty tài chính ASEAN để giúp vào việc cấp vốn cho các dự án phát triển khu vực.

Ngoài ra, các nước ASEAN đã bước đầu hợp tác trên một số lĩnh vực khác như hợp tác lao động, khoa học kỹ thuật, trao đổi thông tin, hàng không dân dụng, chương trình dân số và cứu tế thiên tai, kiểm soát ma túy v.v… Các hội tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ xuất hiện ngày càng nhiều bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong chương trình kinh tế đối ngoại, các nước ASEAN đã phối hợp tham gia tập thể vào các tổ chức và hội nghị quốc tế với tư cách là một tổ chức thống nhất, phối hợp và theo dòi các dòi các chương trình viện trợ kỹ thuật mở rộng thông qua các cơ quan liên hợp quốc UNDP, ESCAP, FAO, ngân hàng phát triển châu Á…

- Quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN với các nước và các tổ chức khu vực

khác

Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, từ những năm 1970, ngoại thương các nước ASEAN tăng lên với nhịp độ nhanh. Chỉ trong vòng 5 năm từ 1975 đến 1980, kim ngạch ngoại thương ASEAN tăng lên gấp 3 lần từ 44 lên 132 tỷ đô la. Bảng sau đây cho thấy mức tăng về xuất - nhập khẩu một số nước.

Bảng 7.2. Xuất - Nhập khẩu các nước ASEAN (từ 1975 đến 1980)

(Đơn vị triệu đô la)



Xuất

Nhập

1975

1980

1975

1980

Inđônêxia

7,102

22,564

4,770

12,380

Malaixia

3,808

13,005

3,526

10,340

Philippin

2,273

5,111

3,703

8,185

Xingapo

5,375

19,377

8,134

24,043

Thái Lan

2,208

6,406

3,190

9,378


20,764

67,063

23,323

64,769

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 14

Nhờ đa dạng hóa xuất khẩu mạnh mẽ, ASEAN đã giảm đáng kể sự lệ thuộc vào một số ít các sản phẩm truyền thống và đã trở thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới về các ngành công nghiệp nhẹ, điện kỹ thuật và điện tử, đặc biệt là hàng da và may mặc. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỷ lệ hàng công nghiệp tăng. Vào cuối những năm 1970, công nghiệp chiếm 35% trong tổng giá trị hàng xuất của Philipin, 18% của Malaixia, 15% của Thái Lan, 3% của Inđônêxia.

Ngoại thương của ASEAN chủ yếu là với các nước tư bản phát triển, trước hết là Mỹ và Nhật. Nhật nhập khoảng ¼ số hàng xuất khẩu của ASEAN, trong đó 15% dầu lửa, 20% đường và một khối lượng lớn nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. Các sản phẩm này bao gồm nhiên liệu máy bay (từ các nhà máy lọc dầu ở Xingapo), cao su thiên nhiên (từ Malaixia và Thái Lan), gỗ nhiệt đới. (Inđônêxia và Malaixia), thiếc Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan), dầu cọ (Philipin), chuối (Philipin). Đối với một số nước như Inđônêxia, Thái Lan, Philipin thì Nhật là bạn hàng lớn nhất. Từ năm 1970, Nhật chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, 30% kim ngạch nhập khẩu của Inđônêxia, số liệu tương tự của Thái Lan là 25% và 33%, các nước ASEAN nhập một số lượng lớn các sản phẩm của Nhật như xe máy, xe hơi, xi măng, sắt thép.

Mỹ là bạn hàng quan trọng thứ 2 của ASEAN, trong những năm 70 và đầu những năm 80, hàng Mỹ chiếm khoảng 14% tổng giá trị hàng nhập của Thái Lan (gồm máy móc thiết bị, ô tô, thuốc lá, dược phẩm, sản phẩm dầu lửa) và 12,5% của Inđônêxia, hàng xuất của Inđônêxia sang Mỹ từ 1967 đến 1977 chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia (gồm dầu mỏ, bôxít).

Ngoài ra, các nước ASEAN còn có quan hệ buôn bán với nhiều nước và tổ chức khu vực khác như các nước Tây Âu, Úc, các nước Trung đông và các nước đang phát triển khác.

Từ những năm 1960, các nước ASEAN cũng đã có quan hệ thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa nhưng nhìn chung còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc mới thực sự bắt đầu từ những năm 70. Năm 1975, 5 nước ASEAN mới chiếm 0,7% giá trị xuất khẩu và 2,6% giá trị nhập khẩu với Trung Quốc.

7.2.3. Những thành tựu và hạn chế

* Sự phát triển nhanh và đa dạng:

Sau khi giành được độc lập, nhất là từ những năm 1970, ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.

Bảng 7.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trung bình hàng năm thời kỳ (1970 – 1990)

(đơn vị :%)


Nước

Trung bình

1971 - 1980

Trung bình

1981-1990

1991

1992

1993

1994

1995

Inđônêxia

7,9

5,5

6,9

6,3

6,5

6,5

6,4

Thái Lan

9,9

7,8

8,1

7,6

7,7

8,1

8,2

Philippin

6,2

1,2

0,5

0,1

1,7

4,2

5,4

Malaixia

8,0

5,2

8,7

7,8

8,5

8,2

8,0

Xingapo

9,0

6,3

6,7

5,8

9,9

7,0

6,8

Trong tổ chức ASEAN, Singapo có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất. Giá trị sản phẩm quốc dân tăng từ 5.805 triệu đô la năm 1970 lên 43.340 triệu đô la năm 1990. Tổng kim ngạch ngoại thương tăng từ 12.290 triệu đô la năm 1970 lên 92.787 triệu đô la 1980. Từ đầu những năm 80, Singapo đã trở thành một trung tâm công nghiệp, giao dịch và tài chính thương mại quốc tế, là một trong số các nước mới được công nghiệp hóa (NIC) ở châu Á. Sau Singapo là Thái Lan, từ một nền kinh tế mang tính chất nửa phong kiến, nửa thuộc địa thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, đã trở thành một nước nông - công nghiệp hướng về xuất khẩu. Trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm xã hội của Thái Lan năm 1946, nông nghiệp chiếm 61,1% năm 1958: 27,9%, năm 1980:26%, năm 1986: 17% trong khi đó tỷ trọng của các sản phẩm công nghiệp và kinh tế dịch vụ không ngừng tăng lên.

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người năm 1980 của Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, Malaixia và Singapo lần lượt là 430, 690,670,1620 và 7.410 đô la Mỹ. Số liệu tương ứng năm 1992 là 670, 770, 1.848, 2.790 và 15.730.

Cơ cấu kinh tế ASEAN do đó đã có sự biến đổi rò rệt theo hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp, tăng phần công nghiệp và dịch vụ. Từ chỗ chủ yếu là kinh tế nông

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022