Những Tồn Tại Trong Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Và Quản Lý Tài Chính

liên doanh; mặt khác, làm mất đi yếu tố kinh tế để ràng buộc và thúc đẩy bên nước ngoài thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng tiến độ.

Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trong hoàn cảnh thiếu vốn và các nguồn lực khác như hiện nay thì đây là cách tạo thêm điều kiện kinh tế để chúng ta tham gia liên doanh, nhưng nó có nhược điểm là khi cần khuyến khích đầu tư chúng ta chấp nhận sự giảm xuống về quy mô góp vốn của mình trong một số liên doanh nhất định nào đó. Và, một nhược điểm nữa cũng gây tác động xấu đó là việc đã tồn tại hiện tượng một số cơ quan, doanh nghiệp khi đang chiếm giữ được một diện tích đất đai nào đó là họ sẵn sàng tìm kiếm, mời chào, kêu gọi đầu tư nước ngoài, bất chấp những dự án mà họ đàm phán, liên doanh có liên quan gì đến chuyên môn, hiểu biết, kinh nghiệm của cơ quan, doanh nghiệp mình hay không. Cá biệt có một số trường hợp do tính toán lợi ích cục bộ (tập thể cơ quan) nên họ đã cạnh tranh gay gắt cả với những doanh nghiệp Việt Nam có chuyên môn phù hợp với ngành nghề của đối tác nước ngoài (liên doanh chắc chắn có hiệu quả hơn) để miễn sao họ trở thành bên Việt Nam trong liên doanh. Kết cục, nếu dự án đầu tư trở thành hiện thực, thì không những hoạt động của liên doanh rất kém hiệu quả mà ngay chính nó cũng rất có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nước ta. Số cán bộ của bên Việt Nam ở trong loại liên doanh vừa nêu do không có chuyên môn và sự am hiểu nên không có khả năng tham gia điều hành liên doanh, thậm chí họ trở thành bên đối tác lệ thuộc và làm thuê cho chủ đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, có một thực tế rất đáng chú ý là vốn của doanh nghiệp nhà nước góp vào liên doanh chỉ thể hiện trên sổ sách của doanh nghiệp và chỉ được báo cáo một cách hình thức cho chi cục tài chính doanh nghiệp, còn việc quản lý số vốn liên doanh thì không rõ thuộc về trách nhiệm của cơ quan nào.

Việc góp vốn bằng giá trị thiết bị, máy móc, nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiêp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,Vốn góp dưới dạng này, thực tế vừa qua bên Việt Nam chỉ mới có được một số nhà xưởng, công trình (cũ), số còn lại chủ yếu là của bên nước ngoài. Thu hút máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ,hiện đại từ các nhà đầu tư nước ngoài là mong muốn và là những điều đã đạt được đáng phấn khởi của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy vậy, do thiếu chặt chẽ trong quản lý, yếu trong khả năng kiểm tra, kiểm soát,của bên

Việt Nam nên vẫn tồn tại tình trạng bên nước ngoài đưa những thiết bị kém chất lượng hơn dự kiến vào thực hiện dự án đầu tư, hoặc như trong việc chuyển giao công nghệ: một số trường hợp, mặc dù công nghệ đã thuộc loại phổ biến nhưng bên Việt Nam bị ép buộc phải chấp nhận và chịu lệ phí chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, việc định giá tài sản góp vốn vào liên doanh cũng gặp phải một số vấn đề khá phức tạp. Cách thức đánh giá tài sản của các bên khác nhau. Bên Việt Nam thường đánh giá cao các loại tài sản, máy móc, thiết bị đưa vào góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh mặc dù các loại máy móc, thiết bị này quá cũ kỹ và lạc hậu, hầu như không được sử dụng trong hoạt động của liên doanh. Ngược lại bên nước ngoài khi biết bên Việt Nam không nắm vững giá cả thiết bị sẽ nâng giá thiết bị. Quá trình góp vốn càng phức tạp khi các bên không tìm được cách thức “chấp nhận” giá trị tài sản góp vào liên doanh.

Trong trường hợp này, ta thấy quy luật kinh tế vận động theo hướng thu lợi (hay thua thiệt) với cấp số nhân, tức là nếu việc tăng giá (hay chịu lệ phí chuyển giao công nghệ) thực hiện trong việc mua bán thiết bị (công nghệ) thì mức độ có lợi (hay thiệt hại) chỉ diễn ra một lần qua trao đổi, nhưng khi số giá trị này được đưa vào trong việc góp vốn (và nếu như liên doanh hoạt động có lãi) thì việc bên nước ngoài thu lợi còn bên Việt Nam chịu thiệt sẽ diễn ra trong cả quá trình hoạt động sản xuất-kinhdoanh của dự án và bên nước ngoài lợi bao nhiêu thì bên Việt Nam thiệt bấy nhiêu.

Một số đối tác nước ngoài tham gia liên doanh không phải bằng vốn thực có của mình (hoặc nếu có thì cũng chỉ có ở một tỷ lệ thấp) mà chủ yếu góp vào liên doanh bằng các vốn vay. Các trường hợp này, khi việc tiến hành vay vốn gặp khó khăn dễ dẫn đến tình trạng trì trệ trong triển khai dự án. Hoặc sau khi vốn vay đã đưa vào thực hiện, nếu trường hợp sản xuất của liên doanh gặp khó khăn (thậm chí đang trong giai đoạn hoạt động bình thường) nhưng vẫn có những đối tác nước ngoài đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng đối tác Việt Nam tính toán, thực hiện nhiệm vụ trả nợ. Cá biệt, có những đối tác nước ngoài cố tình dây dưa, lẩn tránh việc thanh toán nợ và sau đó đề nghị ngân hàng “phát mại” tạo ra những điều kiện để họ thôn tính liên doanh (điển hình cho dạng này là liên doanh Saigon Lodge Hotel).

2.4. Những tồn tại trong đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính

Khi vào thành lập các liên doanh với đối tác Việt Nam thì bên đối tác nước ngoài đều khảo sát rất kỹ và đã sớm hình thành một chiến lược phát triển ở thị trường nước ta trong một thời gian dài với đủ các tình huống thuận lợi và khó khăn khác nhau. Thế nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động số doanh nghiệp liên doanh báo cáo có lãi và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm có 32,7%; số còn lại đang trong quá trình miễn thuế theo Luật định, chưa có lãi hoặc báo cáo lỗ.

Thực tế, nét “đặc trưng” của hình thức doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam là phía nước ngoài nắm phần lớn số vốn pháp định, trong khi phía trong nước nắm giữ ít hơn và chủ yếu là bằng quyền sử dụng đất. Đương nhiên là phía nước ngoài có tiếng nói quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh và điều phối nguồn tài chính của liên doanh. Do đó dễ dẫn tới tình trạng phía Việt Nam không nắm đầy đủ được tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nên khi phía đối tác nước ngoài trong liên doanh có báo “lỗ giả” thì phía đối tác Việt Nam cũng đành bó tay. Chẳng hạn, như đối với trường hợp doanh nghiệp khai tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất, nhưng do bên Việt Nam không đủ thông tin về thị trường để đấu tranh với bên nước ngoài nhằm đạt được mức giá nhập khẩu hợp lý nên dẫn tới tình trạng liên doanh báo lỗ với cơ quan thuế dù trên thực tế liên doanh vẫn làm ăn có lãi. Đây thực chất cũng chỉ là màn kịch của các doanh nghiệp liên doanh đối với các cơ quan quản lý nhà nước để được hưởng ưu đãi về thuế quan, còn thực chất phần lời đã nằm gọn trong túi của phía đối tác nước ngoài. Một số trường hợp khác, trong doanh nghiệp liên doanh, do bên Việt Nam chưa có khả năng để tạo ra những mẫu mã hàng hóa phù hợp với thị hiếu của khách hàng quốc tế và thiếu điều kiện để tiếp cận với một số thị trường nước ngoài nên việc tiêu thụ sản phẩm gần như “khoán trắng’’ cho bên nước ngoài - Đây lại là cơ hội cho một số đối tác nước ngoài thực hiện hạch toán giá bán sản phẩm thấp hơn thực tế để thu chênh lệch gây thiệt hại cho bên Việt Nam. Một số doanh nghiệp tồn tại trên danh nghĩa là liên doanh nhưng về thực chất là bên Việt Nam hoạt động gia công cho bên nước ngoài, nên chỉ được hưởng một số lợi ích rất thấp. Trong một số liên doanh khác, bên nước ngoài đã cản trở việc xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sang một số thị trường vốn là bạn

hàng truyền thống của Việt Nam nếu ở đó đã có liên doanh sản xuất sản phẩm cùng loại của họ. Ví dụ, nếu trước đây Trung Quốc là thị trường tương đối lý tưởng của bột giặt Viso, Nga là thị trường của xà phòng thơm General thì khi tham gia liên doanh các chủ đầu tư nước ngoài đã không cho doanh nghiệp liên doanh thực hiện tiếp việc xuất khẩu này vì ở hai nước đó đã có dự án đầu tư cùng loại tương ứng của họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong sản xuất kinh doanh, phía nước ngoài chủ động đề ra kế hoạch bao gồm cả sản xuất và tiêu thụ. Nhiều liên doanh đã không thực hiện đúng những gì đã đề ra và được cấp thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt, mà tự ý điều chỉnh theo ý riêng mình. Đa số các liên doanh khai lỗ đều xuất phát từ việc nâng cao đáng kể phần chi phí quảng cáo tiếp thị và tăng quỹ lương không bình thường. Thậm chí có nhiều trường hợp tiền chi cho quảng cáo là tiền của liên doanh nhưng sản phẩm quảng cáo lại là của công ty mẹ của đối tác nước ngoài. Như vậy, các liên doanh cứ thua lỗ dần đi trong khi thương hiệu của công ty mẹ vẫn tồn tại và phát triển. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài chẳng tội gì mà không lợi dụng vị thế của mình trong liên doanh để vung tiền cho quảng cáo.

Có liên doanh đề ra kế hoạch chịu lỗ trong 2 năm đầu để tập trung vào “chiến lược chiếm lĩnh thị trường” với hàng triệu USD chi phí tiếp thị. Thậm chí có liên doanh đã dành khoản chi phí cho khuyến mãi và tiếp thị chiếm 35% doanh số thuần của hai năm tài chính, cao gấp 7 lần so với tính toán ban đầu xin cấp phép đầu tư. Bên cạnh việc tăng cao chi phí quảng bá và khuyến mãi, họ còn tăng quỹ lương trong năm đầu cao gấp 3-4 lần so với dự kiến cùng với khoản chi phí cho chuyên gia phụ trách xây dựng cơ bản, tư vấn pháp luật tốn trên chục tỷ đồng. Khuyến mãi và tiếp thị là việc làm cần thiết để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong điều kiện nhiều chủng loại sản phẩm cạnh tranh gay gắt. Song, số tiền khổng lồ chi phí vào hoạt động này dường như chỉ phù hợp với các tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính cực mạnh. Còn đối với phía Việt Nam những khoản chi phí này chẳng mấy chốc đã ăn dần vào khoản góp vốn ít ỏi.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 10

Ngoài ra, bên phía nước ngoài đã lợi dụng điều này để gạt bỏ đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh. Do nắm giữ phần quyết định về tài chính, bên đối tác nước ngoài đã đưa ra những tính toán thiệt hại cho phía Việt Nam bằng những khoản “lỗ”

rất lớn, buộc phía trong nước phải chịu thiệt tương đương với tỷ lệ góp vốn ban đầu. Và thế là phần góp vốn của phía Việt Nam trong liên doanh cứ ngày một teo tóp dần theo những con số “lỗ” được báo cáo. Thua lỗ, cho dù là trên danh nghĩa, song giải pháp duy nhất để duy trì sự tồn tại của liên doanh là phải tăng vốn pháp định. Phía nước ngoài tăng bao nhiêu, thì phía Việt Nam cũng phải tăng bấy nhiêu theo tỷ lệ cổ phần mà chủ yếu là vốn vay. Đây chính là cơ hội để phía nước ngoài “bắt bí” phía Việt Nam phải chọn lựa các phương án như hai bên góp thêm vốn theo tỷ lệ vốn góp ban đầu, hay phía Việt Nam mua lại toàn bộ cổ phần của phía nước ngoài, hoặc phía nước ngoài sẵn sàng mua lại toàn bộ cổ phần của phía Việt Nam. Nhưng tiềm lực tài chính còn yếu phía Việt Nam thường chấp nhận phương án thứ 3.

Rõ ràng, đằng sau sự sụp đổ của các liên doanh là ý đồ dùng liên doanh làm “bàn đạp” để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng trong một số trường hợp, thua lỗ đã nằm tiềm tàng trong ý đồ của nhà đầu tư nước ngoài khi đặt viên gạch đầu tiên cho mô hình liên doanh nên sự sụp đổ của các liên doanh đó xảy ra là tất yếu.

Tuy chưa có những số liệu thống kê chính thức, song có thể khẳng định, trong khi phía Việt Nam phải chịu lỗ, thì phía nước ngoài lại thu về những khoản lợi nhuận không nhỏ. Cho đến lúc phía Việt Nam hết khả năng để tham gia liên doanh thì họ sẽ nghiễm nhiên giữ vai trò độc quyền trên thị trường và khi ấy thì không thiếu gì cách để họ có thể bù đắp lại những khoản “lỗ” - được sử dụng như khoản tiền vốn đầu tư ban đầu.

2.5. Những tồn tại trong việc thành lập hội đồng quản trị

Các thành viên của Hội đồng quản trị được lựa chọn trên cơ sở “bộ khung” của ban giám đốc của doanh nghiệp trước đây cho nên kế thừa được những mối quan hệ cũ và kiểu kinh doanh theo cơ chế cũ nhưng liên doanh là một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới vì vậy cách làm việc trước đây của các cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp liên doanh nếu không chịu khó học hỏi sẽ khó thích hợp với hoạt động của liên doanh. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị khác với cơ chế hoạt động theo nguyên tắc trước đây. Bên Việt Nam góp vốn ít vào liên doanh do đó quyền hạn của bên Việt Nam rất hạn chế trong liên doanh. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị chỉ có số thành viên và mức độ ảnh hưởng trong quá

trình ra quyết định tương ứng với tỷ lệ góp vốn pháp định. Hơn nữa, bên Việt Nam trong quản lý vốn nói chung như việc sử dụng vốn trong liên doanh như thế nào, điều hành vốn ra sao đều không thông thạo so với nên nước ngoài. Bên nước ngoài thường lợi dụng điểm yếu này của bên Việt Nam để “lòe bịp”. Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam đều do bên nước ngoài điều hành. Bên Việt Nam chủ yếu “lo” các loại thủ tục cho hoạt động của liên doanh hơn là điều hành chính trong liên doanh.

Sự khác nhau trong tiêu chuẩn luật pháp thể hiện ở Luật pháp quy định liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam khác với luật đầu tư của các nước, sự khác nhau trong hiểu biết của các bên về kinh doanh do hệ thống đào tạo khác nhau đặc biệt là đối với những cán bộ được đào tạo theo hệ kiến thức quản lý cũ chưa được đào tạo lại đã trở thành một cản trở lớn trong quá trình ra các quyết định kinh doanh của liên doanh. Có trường hợp các thành viên trong Hội đồng quản trị chưa hề thống nhất với nhau trong bất kỳ một quyết định nào thậm chí hàng năm không họp một buổi nào chỉ vì không thể nghĩ “chung” với nhau.

Gắn với sự khác nhau trong tiêu chuẩn luật pháp là sự khác nhau về ngôn ngữ. Vốn ngoại ngữ của các cán bộ Việt Nam trong Hội dồng quản trị doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là tiếng Anh còn rất hạn chế. Số các cán bộ của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị thông thạo tiếng anh chưa có nhiều. Khi khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn thấp thì tình trạng hiểu lầm nhau trong giao tiếp kinh doanh sẽ diễn ra và nhiều vấn đề liên quan khác chắc chắn sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của liên doanh.

2.6. Những tồn tại trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu thị trường

Công nghệ và thị trường là những nhân tố quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp liên doanh. Thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách “mở cửa” của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào các doanh nghiệp liên doanh, bên nước ngoài lợi dụng yếu kém trong hiểu biết của bên Việt Nam về thông tin chất lượng công nghệ và giá cả công nghệ để chuyển giao vào liên doanh các công nghệ lạc hậu với giá cả cao.

Việc thẩm định các thiết bị máy móc ở các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài của ngành công nghiệp nhẹ cho thấy rất nhiều những thiết bị được sản xuất từ những năm 1970, nhiều máy móc nhập khẩu đã hết khấu hao, cá biệt có những máy móc được sản xuất từ những năm 1920. Giá cả của thiết bị nhập khẩu đắt hơn giá thị trường quốc tế từ 15%-20%. Ở một số liên doanh, công nghệ chuyển giao gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Công ty Liên doanh Excel Kind (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi), theo kết quả thẩm định của đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên-Môi trường cho biết nước thải của công ty có độ màu vượt chỉ tiêu 3,56 lần, BOD5 vượt 2,15 lần và coliform cao gấp 920 lần so với tiêu chuẩn, ở Liên doanh Nhôm Việt- Nhật nước thải vượt tiêu chuẩn từ 10 lần trở lên, ở Liên doanh Nhôm Việt-Nhật

nước thải vượt tiêu chuẩn từ 10 lần trở lên 17. Có một số liên doanh hoạt động

không đúng với hoạt động kinh doanh đã được đăng ký đặc biệt là việc chuyển từ hoạt động đầu tư sang mua bán thiết bị long vòng.

Gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ là công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp liên doanh. Trong số những liên doanh thất bại có những liên doanh do tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường thiếu cẩn thận về dung lượng thị trường của mặt hàng liên doanh, sự thay đổi của chính sách nhập khẩu của chính phủ cũng như do cạnh tranh dẫn đến làm ăn thua lỗ thị trường bị chiếm lĩnh bởi đối thủ cạnh tranh và buộc phải chấm dứt hoạt động sau một thời gian ngắn mặc dù chủ dự án đầu tư khá nghiêm túc trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp liên doanh đã không đạt được công suất dự kiến khi lập dự án nên thời gian lỗ kéo dài. Các khoản lỗ này nếu chia cho bên Việt nam phải chịu theo tỷ lệ góp vốn pháp định thì sẽ là khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp Việt nam chưa có lời giải. Liên doanh chế tạo que hàn đã không thể thành lập được do thị trường que hàn ở Việt Nam quá nhỏ bé.

Nếu công nghệ chuyển giao vào liên doanh quá lạc hậu với công tác nghiên cứu, dự báo thị trường thực hiện không cẩn thận thì liên doanh không thể tồn tại khi thành lập. Thông thường điều này xảy ra đối với những liên doanh kinh doanh những mặt hàng hoàn toàn mới.

2.7.Những tồn tại trong vấn đề lao động

2.7.1. Về vấn đề chuẩn bị đội ngũ lao động của doanh nghiệp liên doanh


17 Nguồn: http://www.envietnam.org/E_News/E_224/Doanh_nghiep_nao_cung_vi_pham.html

Để tham gia làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hầu hết lao động của doanh nghiệp liên doanh đều phải được đào tạo lại cả lao động chân tay lần lao động quản lý. Có những dây chuyền lắp ráp hay chế biến mà lao động phía Việt Nam có thể đảm nhận nhanh chóng như sản xuất bánh kẹo ở công ty liên doanh Hải Hà Kôtôbuki. Liên doanh Hải Hà Kôtôbuki đã tận dụng được một đội ngũ công nhận từ nhà máy bánh kẹo Hải Hà trước đây. Liên doanh sản xuất ô tô Hòa bình sử dụng sẵn đội ngũ công nhân có tay nghề tao từ nhà máy ô tô Hòa Bình,Nhưng có trường hợp liên doanh sản xuất mặt hàng hay sản phẩm mới thì phải đào tạo lại và đào tạo mới công nhân. Những chi phí đào tạo lại công nhân có thể khá cao và bên nước ngoài phải đảm nhận. Chẳng hạn như Công ty tàu biển Huyndai-Vinashin, một liên doanh giữa Nhà máy Đóng tàu Mipo Huyndai Hàn Quốc và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có khả năng sửa chữa các tàu thuyền có trọng tải tới 100.000 DWT. Liên doanh hiện đang là nhà máy sửa chữa tàu thủy lớn nhất ở vùng Đông Nam Á. Huyndai Vinashin mỗi năm gửi 100 công nhân sang Hàn Quốc để lấy kinh nghiệm. Sau khi tính cả chi phí phát triển kỹ năng thì chi phí lao động bỏ ra cao hơn rất nhiều so với chi phí lương thuần

túy 18. Còn ở liên doanh Austnam (sản xuất tấm hợp kim loại), chi phí đào tạo công

nhân đối với liên doanh Austnam không lớn nhưng vấn đề cán bộ tinh thông nghiệp vụ đầu tư, giỏi ngoại ngữ và giao tiếp đàm phán chưa nhiều. Số cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh được đào tạo dài hạn trong nước và ngoài nước hầu như chưa có nhiều trong các doanh nghiệp liên doanh. Tuy vậy. việc đào tạo chỉ mới tập trung vào trang bị các kiến thực chung và có tính chất khái lược về đâu tư nước ngoài, chưa có hình thức đào tạo chuyên sâu.

2.7.2. Về bộ máy quản lý và một số tranh chấp của các bên đối tác trong liên doanh

Trong hầu hết các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, nhìn chung số cán bộ của bên Việt Nam đều là những người xuất thân hoặc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc từ các doanh nghiệp nhà nước ít năng động và nhiều nhược điểm. Hay nói cách khác đó là những cơ sở ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu; chưa thích nghi được với cơ chế thị trường. Bản thân một số cán bộ trong diện này lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tổ chức, hoạt động của nền kinh tế hiện đại nên họ

18 Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/10/750556/

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí