Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Tỉnh Thái Nguyên


+ Thái độ phục vụ

+ Sự giải thích, tư vấn của cán bộ ngân hàng với khách hàng về đặc tính của từng sản phẩm

+ Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ

- Thương hiệu và uy tín của ngân hàng trong việc kinh doanh ngoại hối trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Sự tuân thủ các quy định và chính sách ngoại hối của NHNN và của chính Ngân hàng.

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Trạng thái ngoại tệ

Theo Mục 2, Điều 2, Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Thống đốc NHNN quy định: “ Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có (TSC) và tổng tài sản Nợ (TSN) bằng ngoại tệ này bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng” [9, tr 2]

Trạng thái ngoại tệ cuối mỗi ngày giao dịch được xác định trên cơ sở số dư trên tài khoản tại thời điểm cuối ngày giao dịch (bao gồm cả nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng) (2.5) Trong đó:

TSCF(t) - Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t. TSNF(t) - Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t.

2.3.2.2. Trạng thái ngoại tệ ròng

Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ được xác định là số chênh lệch giữa tổng dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra đối với ngoại tệ đó cho tất cả các ngày đến hạn. Trạng thái ngoại tệ bao gồm:

Trạng thái trường ròng (hay trạng thái dương – Net positive cash flow position) xảy ra khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra đối với mỗi loại ngoại tệ xác định. Điều này có nghĩa là những giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái dương của ngoại tệ đó.

Trạng thái đoản ròng (hay trạng thái âm – Net negative cash flow position) xảy ra khi dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra đối với mỗi loại ngoại tệ xác định. Có nghĩa là những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái âm của ngoại tệ đó.


Trạng thái cân bằng (Square cash flow position): xảy ra khi dòng tiền vào và dòng tiền ra bằng nhau, tức là không có trạng thái ròng.

Trạng thái ngoại tệ ròng

Tỷ giá tăng

Tỷ giá giảm

> 0

Lãi

Lỗ

< 0

Lỗ

Lãi

= 0

Không rủi ro

Không rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 8


2.3.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng

Số tiền trích dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng = ------------------------------------------ (2.6)

Lợi nhuận ngoại hối phải trích

Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các tổn thất tỷ giá được dự kiến trước. Nếu dự phòng càng cao tức là tỷ lệ rủi ro tỷ giá trong lợi nhuận thu được cũng cao và ngược lại.

2.3.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ---------------- (2.7)

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn.

2.3.2.5. Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ---------------------------------------- x 100 (2.8)

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

- Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tầu cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2016, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với mạng lưới hoạt động bao gồm gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia và nhân sự gồm 40.000 cán bộ, nhân viên. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mới đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái được thành lập theo uyết định số 54/NHQĐ ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) và chính thức khai trương hoạt


động từ 1/9/1988. Ngày 22/12/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 603/NHQĐ đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 16/12/1996 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra Quyết định số 515/NHNo-02 giải thể ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, thành lập CN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên và CN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, qua 21 năm hoạt động với cơ sở vật chất ban đầu tiếp nhận từ các CN của Ngân hàng Nhà nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đến nay đã có những bước tiến vượt bậc. Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở chính tại số 279 đường Thống Nhất thành phố Thái Nguyên, với tổng số 415 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học, chiếm tỷ lệ trên 75% có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng. Các hoạt động của ngân hàng đã được tin học hóa, tất cả các CN đã được trang bị đầy đủ máy vi tính và được kết nối mạng nội bộ trong của hệ thống Agribank theo đường truyền riêng, các CN loại III đều được trang bị xe chuyên dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhằm năng cao kiến thức nghiệp vụ cũng như các kỹ năng khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh trong thời hội nhập.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động, trên cơ sở quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của CN với các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung chủ yếu cho các ngành: xây dựng cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch, bưu chính viễn


thông, làng nghề truyền thống... đã tỏ ra khá phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đòi hỏi của các thành phần kinh tế, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hoạt động với các nghiệp vụ cơ bản như sau:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank.

- Kinh doanh ngoại hối.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác…

3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hướng tới khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cam kết đồng hành cùng khách


hàng hướng tới mục tiêu thành công trong kinh doanh, xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.

Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Agribank CN Tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc:

NHNo&PTNT tỉnh (Chi nhánh Cấp I)

NHNo&PTNT Huyện,Thị (Chi nhánh cấp II)

PHÒNG GIAO DỊCH

Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch.

Với sự phân cấp như vậy, ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Mô hình tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên gồm Ban giám đốc, dưới ban giám đốc là 08 phòng nghiệp vụ và 10 CN loại 3 trực thuộc, dưới các CN loại 3 có các phòng giao dịch. Đến 31/12/2016, tổng số cán bộ công nhân viên của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là 415 người. Nguồn nhân lực của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng được bổ sung, trẻ hóa và chất lượng nhân sự cũng tăng lên đáng kể với trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 75% trên tổng số cán bộ nhân viên toàn CN, nhờ đó công tác nhân sự đã cơ bản đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và tăng quy mô hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên:



Agribank

Agribank

chi nhánh

chi nhánh

Huyện

Huyện

Phú Lương

Định Hoá


Phòng KH

HSX&CN

Agribank chi nhánh TP Sông

Công

Ban Giám Đốc Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phòng KHNV

Phòng Kế toán

Phòng Tổng hợp

Phòng KH DN

Phòng DV MKT

Phòng Điện Toán

Phòng KTKS

Agribank chi nhánh Huyện Võ Nhai

Agribank chi nhánh Huyện Đồng Hỷ

Agribank chi nhánh Huyện Đại Từ

Agribank chi nhánh Huyện Phú Bình

Agribank chi nhánh Thành Phố

Agribank chi nhánh TX Phổ Yên

Agribank chi nhánh Sông Cầu

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank CN tỉnh Thái Nguyên)

Các phòng chức năng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên gồm:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là tổ chức

- Phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: là nơi tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn tiến hành thẩm định các dự án tín dụng cho vay, tổ chức thực hiện thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro để tiến hành cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ. Là phòng tham mưu cho giám đốc CN kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng quý, hàng năm của CN.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại CN. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng; thanh toán, xử lý hạch toán


các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên. Thực hiện tư vấn cho khách hàng.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại CN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn CN.

- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách đầy đủ và hiệu quả.

- Phòng Điện toán: quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại CN, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của CN. Hướng dẫn đào tạo các đơn vị trực thuộc CN vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành CN.

3.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Ngoài ra, CN còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Kết quả huy động năm 2014 đạt mức 4.757,1 tỷ đồng; năm 2015 đạt 5.751 tỷ đồng tăng 21,1% so năm 2014; mức huy động vốn của năm 2016 đạt 6.814 tỷ đồng tăng 18,48% cho thấy hoạt động huy động vốn tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên khá tốt, kết quả đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước.

Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh trong bối cảnh cạnh tranh giữa các NH, các định chế tài chính khác là do ngay từ những ngày đầu mới được thành lập, CN đã bám sát tình hình thực tế trên địa bàn, gây dựng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024