94
nhiều dạng thức khác nhau. Sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên được thừa hưởng từ giáo dục gia đình, đây là cơ sở giáo dục đầu tiên về các giá trị đạo đức truyền thống, lễ nghi, cách ứng xử trong quan hệ với mọi người. Gia đình chính là: mạch nguồn, là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, theo những chuẩn mực đạo đức giống nòi.
Trong cơ cấu gia đình ở Tây Nguyên hiện nay, có 3 loại gia đình phân chia theo đặc điểm văn hoá: gia đình dân tộc thiểu số bản địa, gia đình dân tộc Kinh, gia đình dân tộc ít người mới định cư tới.
Dù thiết chế gia đình có sự khác nhau, nhưng mỗi gia đình ở khu vực Tây Nguyên đều là chiếc nôi đầu tiên để mỗi sinh viên tiếp xúc với các giá trị văn hoá dân tộc. Gia đình có vai trò trang bị cho sinh viên những hiểu biết quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, mặc dù đã có những thay đổi ở cách giáo dục gia đình, nhưng các gia đình sống khu vực Tây Nguyên vẫn chú trọng giáo dục sinh viên những quy tắc ứng xử, những giá trị đạo đức truyền thống: yêu nước, đoàn kết, cần cù, tiết kiệm, yêu thương con người, hiếu học. Điều đó được thể hiện ở số lượng gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá (Kon Tum năm 2008 có 51.800 hộ chiếm 64%, Đăk Lăk tỷ lệ 72%) và thôn làng đạt danh hiệu văn hoá (Kon Tum có 318 thôn làng chiếm 39%, Gia Lai chiếm 35%) càng ngày càng tăng. Đã có ý kiến cho rằng:
Ở Tây Nguyên ít thấy một số tệ nạn xã hội vẫn thấy ở miền núi Tây Bắc như nghiện hút, buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em. Cũng như thế, ở 3,5 triệu dân người Kinh ít có hoặc chưa rõ một số mâu thuẫn xã hội bức xúc và nổi cộm vẫn thấy ở đồng bằng như đất đai, quan hệ dòng tộc, khủng hoảng lối sống của lớp trẻ [37, tr.262].
Hiện nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu, bên cạnh những tác động tích cực tới việc xây dựng nhân cách con người thì mặt trái của toàn cầu hoá phần nào làm xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống, tạo nguy cơ trượt
95
dốc của nền đạo đức xã hội. Những thay đổi của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, khi tế bào đó bị suy yếu tổn thương thì cơ thể xã hội cũng khó mạnh khoẻ được. Do đó, xây dựng đạo đức gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, tích cực ngăn ngừa những vấn đề phản đạo đức từ mặt trái của toàn cầu hóa, để gia đình thực sự trở thành niềm tin, thành chỗ dựa, thành mái ấm…là hết sức cần thiết. Có như vậy, gia đình mới phát huy tốt nhất vai trò của mình trong việc giáo dục đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cho các thành viên. Một điều đáng mừng là sinh viên khu vực Tây Nguyên xác định giá trị đạo đức trong quan hệ gia đình ở mức độ rất quan trọng: bình đẳng 58,5%, trách nhiệm 60,6%, bảo vệ 50%, văn hoá hạnh phúc 54,4% (xem phụ lục 6).
Việc trân trọng và giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống ở mỗi gia đình khu vực Tây Nguyên cũng như việc truyền bá các giá trị ấy cho thế hệ trẻ có sự đóng góp to lớn của những người lớn tuổi, đặc biệt là già làng, hội đồng già làng, họ là những tấm gương tiêu biểu cho sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Họ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng tầng lớp sinh viên có nhân cách: biết quý trọng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, biết sống vì gia đình, cộng đồng, đoàn kết vượt qua những phức tạp của sự biến đổi trong đời sống xã hội.
3.2.2. Những kết quả đạt được từ phía sinh viên khu vực Tây Nguyên đối với việc học tập, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng nhân cách toàn diện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 10
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
- Những Hạn Chế Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Những Hạn Chế Ở Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Kế Thừa Và Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Nhằm Xây Dựng Nhân
- Quan Điểm Định Hướng Để Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Thứ nhất, thái độ của sinh viên đối với việc học tập, phát huy lòng yêu yêu nước, một yếu tố góp phần hình thành phẩm chất đạo đức, năng lực ở cấu trúc nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Mặc dù chịu sự tác động từ mặt trái của toàn cầu hóa và hội nhập thế
giới, nhưng về cơ bản sinh viên khu vực Tây Nguyên vẫn giữ vững truyền
96
thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc cũng như của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong hoàn cảnh lịch sử mới. Đa số sinh viên ở Tây Nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng buôn - làng văn hóa, văn minh. Sau những cuộc bạo loạn năm 2001 và năm 2004, tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên có những biến động phức tạp, niềm tin, lý tưởng của một bộ phận sinh viên ít nhiều bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, các trường đại học, cao đẳng đã chủ động phối hợp với tổ chức chính trị trên địa bàn Tây Nguyên tìm ra những giải pháp kịp thời, giúp sinh viên có được những sự điều chỉnh về nhận thức chính trị và tư tưởng củng cố lòng yêu quê hương, đất nước.
Thái độ và trách nhiệm của sinh viên Tây Nguyên đối với công cuộc đổi mới đất nước, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Tình hình tư tưởng của sinh viên Tây Nguyên về cơ bản diễn ra theo xu hướng tích cực, đại đa số sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng trung kiên, bất khuất; có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc khu vực Tây Nguyên (tháng 1 năm 2007) đồng chí Y Mửi trưởng ban dân vận tỉnh Kon Tum có nói:
Là lực lượng xung kích, tình nguyện trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đại đa số thanh niên, sinh viên các dân tộc sống có lý tưởng, hoài bảo, có thái độ tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, có thái độ tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo; xác định vị trí, vai trò và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; có nguyện vọng được cống hiến sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [107, tr.2].
97
Các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên đã giao ước thi đua: “Xây dựng lớp sinh viên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”. Để phong trào đạt hiệu quả cao, Ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên các trường đã quán triệt 100% sinh viên phải tham gia sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những đợt sinh hoạt chính trị đã giúp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng.
Công tác giáo dục chính trị tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau: mở các lớp tập trung như “Tuần sinh hoạt công dân”, “6 bài học lý luận chính trị” lồng nghép vào các hoạt động xã hội. Ở Đại học Tây Nguyên đã xây dựng phong trào “Tuổi trẻ trường đại học Tây Nguyên tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa học đường”, “Sinh viên với văn hóa giao thông”. Kết quả ở trường đại học Tây Nguyên trong năm học 2011 - 2012 có 100% sinh viên thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; 100% sinh viên tham gia chương trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; 100% sinh viên được quán triệt các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI [7, tr.3].
Hưởng ứng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sinh viên Tây Nguyên đã tích cực tham gia các phong trào do nhà trường, Hội Sinh viên phát động theo tinh thần “3 có, 3 không” do Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động và đã đưa lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Theo báo cáo của Đoàn Thanh niên trường Đại học Đà Lạt nhiệm kỳ 2009 - 2012 có 700 đoàn viên ưu tú, bồi dưỡng được 38 đoàn viên và tổ chức kết nạp đảng cho 34 sinh viên. Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk trong nhiệm kỳ 2009 - 2012 Ban Chấp hành Đoàn trường đã giới thiệu 270 đoàn viên ưu tú tham dự lớp bồi dưỡng chính trị kết nạp Đảng và đã giới thiệu cho Đảng kết nạp được 34 đảng viên trong tuổi Đoàn, trong đó có 32 sinh viên.
98
Theo báo cáo của Hội Sinh viên trường Đại học Tây Nguyên trong năm học 2011 - 2012 Ban Chấp hành Đoàn trường đã giới thiệu 500 đoàn viên ưu tú tham gia học lớp đối tượng đảng, trong đó có 32 sinh viên được kết nạp. Đồng thời kết quả khảo sát cũng cho thấy: Có 78,7% sinh viên rất thiết tha có nguyện vọng vào Đảng, Đoàn (xem phụ lục 1)
Tuy chịu tác động từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập thế giới nhưng đại bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên vẫn là những người sống có lý tưởng, hoài bão, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, có niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới. Họ ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành trí thức trẻ trong tương lai, có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh chính trị, góp phần thúc đẩy vùng đất Tây Nguyên phát triển bền vững, góp phần phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thứ hai, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa, phát huy truyền thống yêu thương con người, đây được coi là một trong những giá trị đạo đức cơ bản của nhân cách tiến bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Việc học tập, phát huy truyền thống lòng yêu thương con người của sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay là sự tiếp nối giá trị đạo đức truyền thống yêu thương con người của dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc Tây Nguyên nói riêng.
Học tập, kế thừa truyền thống lòng yêu thương con người là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay. Sinh viên thể hiện sự tận tâm phục vụ lợi ích của con người, khẳng định vị thế cá nhân trong xã hội, tôn trọng quyền con người, phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng, mọi người tự do phát triển. Những yếu tố thể hiện tính nhân văn giữa con người với con người được sinh viên lựa chọn ở mức độ rất quan trọng đó là: giúp đỡ 59,5%, chia sẻ
99
56,4%, trách nhiệm, bảo vệ, niềm tin 72,3% (xem phụ lục 4). Các giá trị khác như: chân thành 56,3%, chung thủy 51,1%, yêu thương 51,1%, tôn trọng 80,9% được đánh giá cao (xem phụ lục 5).
Dù bị ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa, chạy theo “lối sống thực dụng, cạnh tranh, lợi nhuận, đồng tiền”, nhưng tận sâu trong nhận thức, tư tưởng tình cảm của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên thì các giá trị nhân văn, niềm tin, chân thành, chia sẽ, thủy chung, trách nhiệm, hạnh phúc…vẫn được giữ gìn và phát triển. Đây là một xu hướng tốt của đạo đức trong sự phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay. Điều này, ít nhiều phản ánh việc kế thừa, lưu giữ giá trị đạo đức truyền thống yêu thương con người, giá trị văn hóa Tây Nguyên của sinh viên nơi đây.
Thứ ba, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy truyền thống cần cù, tiết kiệm, đây là yếu tố cần thiết hình thành nên những phẩm chất đạo đức, năng lực ở nhân cách tiến bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Sau gần 30 năm đổi mới, với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với vùng đất Tây Nguyên, đã làm cho vùng đất này có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng giáo dục, y tế đang có những bước đổi thay theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, trong đó có sinh viên. Những thành công đó của đồng bào Tây Nguyên gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của chính quyền địa phương. Đồng thời cũng là kết quả lao động sáng tạo, cần cù, tiết kiệm của nhân dân nơi đây. Do đó, giáo dục truyền thống cần cù, tiết kiệm, cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên là hết sức cần thiết, giúp họ nhận thức đúng hơn về hoàn cảnh, đời sống kinh tế ở Tây Nguyên xưa và nay, trên cơ sở đó họ phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Tuy cuộc sống có những thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân cả nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng không ngừng
100
được cải thiện. Nếu như năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người mới đạt 1.168USD [35, tr.92]; trong giai đoạn hiện nay, theo bài phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) ngày 5/12/2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: năm 2013 quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.960 USD. Đời sống kinh tế từng bước được nâng lên, nhưng đại bộ phận sinh viên Tây Nguyên vẫn sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất và tinh thần, ít có điều kiện tiếp cận với các trung tâm văn hóa, thể thao hiện đại. Trong hoàn cảnh đó, đức tính cần cù, tiết kiệm trong học tập và cuộc sống là yếu tố, động lực giúp sinh viên khu vực Tây Nguyên vượt qua những khó khăn trước mắt để thực hiện mục tiêu của mình trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.
Là những người có trình độ học vấn nhất định lại được nuôi dưỡng niềm tin, lý tưởng, hoài bão, ước mơ trên nền tảng sức xuân, đa số sinh viên khu vực Tây Nguyên tự tin vào khả năng sáng tạo và cống hiến của mình. Phát triển là quá trình tự thân, nội lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định. Sinh viên khu vực Tây Nguyên biết vượt qua những khó khăn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để đầu tư cho học tập.
Theo báo cáo tổng kết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các trường Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt, Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Đà Lạt, đa số sinh viên đều tích cực học tập ở trường, thư viện, sinh viên chủ động tự học bằng việc tự tìm kiếm tài liệu trên các trang điện tử (thư viện đại học Đà Lạt năm học 2011 - 2012 đón tiếp 322 ngàn lượt sinh viên đến nghiên cứu, đọc tài liệu). Sinh viên khu vực Tây Nguyên ngoài công việc học chính khóa, sinh viên nơi đây vượt qua khó khăn về mặt thời gian và vật chất, họ tích cực học các khóa học tin học, ngoại ngữ, tham gia các câu lạc bộ chuyên môn để tích lũy tri thức.
101
Theo kết quả điều tra về yếu tố thành đạt của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên cho thấy: có 66,5% coi sự nỗ lực của bản thân là điều kiện tiên quyết cho sự thành đạt của mình; có 16% sinh viên cho rằng đó là nhờ: sự định hướng đúng của gia đình. Bên cạnh đó, yếu tố “may mắn” và “tài” quan hệ xã hội cũng được sinh viên đề cập đến; yếu tố “may mắn” có 4% sinh viên cho là điều kiện hỗ trợ đối với sự thành đạt trong cuộc sống và có 5,3% sinh viên đề cao “tài” quan hệ xã hội. Ngoài ra, có các điều kiện khác như: địa vị gia đình 2,6%; tình yêu nghề nghiệp 5,6% (xem phụ lục 8).
Số liệu trên đây cho thấy, sinh viên ở khu vực Tây Nguyên đã xác định yếu tố nỗ lực cá nhân với những phẩm chất cần cù, tiết kiệm, là quan trọng nhất cho sự phát triển tương lai, sự thành đạt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các yếu tố may rủi đối với sự thăng tiến không còn thích hợp. Để có được sự thành đạt đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải có tri thức và khẳng định được năng lực của chính mình trong môi trường cạnh tranh. Tự khẳng định mình bằng nỗ lực cá nhân, sự cần cù, sáng tạo trong học tập để tích lũy tri thức, phát triển năng lực trở thành yêu cầu của cuộc sống hiện đại, thể hiện thái độ trân trọng của các thế hệ hiện nay đối với những gì mà cha ông đã tạo lập, gây dựng nên trong suốt chiều dài lịch sử.
Thứ tư, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc, yếu tố đảm bảo cho sự phát triển phẩm chất đạo đức, năng lực vì cá nhân và cộng đồng ở nhân cách tiến bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay .
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trường, sinh viên cũng chịu ảnh hưởng, tác động không nhỏ từ mặt trái của quá trình này. Ngoài ra họ đang chịu ảnh hưởng của những khuyết điểm trong các chính sách về kinh tế - xã hội. Đây là những điểm mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để xuyên tạc, kích động nhằm thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc chia rẽ tình đoàn kết giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào dân tộc kinh. Tuy vậy, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên không vì thế mà giảm sút.