62
đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh tan quân Ngô, giành lại giang sơn”. Tình cảm ấy được tiếp nối và phát triển ở sự khẳng định ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Lý Thường Kiệt ở bài thơ thần đọc trên sông Như Nguyệt làm khiếp đảm tinh thần kẻ xâm lược; ở hào khí Đông A của nhà Trần với tinh thần “sát thát” nhấn chìm dã tâm xâm lược của quân Nguyên Mông; tình cảm ấy còn thốt lên với những câu thơ sảng khoái, đầy hào khí dân tộc của Vua Quang Trung khi đại phá 20 vạn quân Thanh: “Đánh cho dài tóc, đánh cho đen răng, đánh cho biết Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Từ hoàn cảnh đặc biệt của mình, nhân dân Việt Nam đã hun đúc tinh thần yêu nước mãnh liệt, vượt lên những tình cảm thông thường, trở thành ý thức trách nhiệm bảo vệ giống nòi, cộng đồng, dân tộc. Yêu nước được biểu hiện thành những quan điểm, những nhận thức về con đường và biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc và quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước đã trở thành đạo lý, đi sâu vào tâm thức của mỗi con người Việt Nam, trở thành cơ sở cho sự phân biệt đúng, sai, tốt, xấu.
Lòng yêu nước được hiểu đó là một thứ lương tri: “chết đứng còn hơn sống quỳ”. “Nó không phải là một cái gì duy tâm, siêu hình mà là kết quả của kinh nghiệm đấu tranh, tồn tại, của ý thức hướng theo lẽ phải, theo cái lý tự nhiên của cuộc sống đúng mực, sống hữu ích và sống xứng đáng với quá khứ, hiện tại, tương lai của nước nhà” [87, tr.15]. Bằng lương tri ấy, mỗi con người Việt Nam đã sống, cống hiến cho gia đình, quốc gia, dân tộc Việt Nam vững bền theo năm tháng trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử dựng nước và giữ nước.
Lòng yêu nước có sức mạnh to lớn không chỉ ở giáo dục và cỗ vũ tinh thần dân tộc cho các thế hệ con người Việt Nam, mà đó còn là lăng kính kỳ diệu của con người Việt trước thử thách của lịch sử, được hình thành và phát triển như một triết lý sống:
63
Hay chính nó là một dạng triết lý xã hội và nhân sinh của nhân dân ta. Trên đường đời, mỗi người chúng ta gặp biết bao nhiêu lần phải xác định tốt xấu, đúng sai, nên chăng. Để xác định, ta có thể dùng nhiều tiêu chuẩn, nhưng có một tiêu chuẩn phổ biến, ứng dụng thì không bao giờ sai lầm: Cái gì có lợi cho nước, cho dân là phải, là tốt, là nên; không hề thấy cái gì có hại cho nước, cho dân mà phải, mà tốt, mà bao giờ nên [57, tr.143].
Lòng yêu nước Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là lòng yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân đi theo con đường cách mạng vô sản. Lòng yêu nước Việt Nam không chỉ bó hẹp trong quốc gia Việt Nam mà được nâng lên tầm cao mới, đi đúng với xu thế phát triển của thời đại, với khát vọng cháy bỏng của loài người: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Lòng yêu nước Việt Nam thể hiện mong muốn, khát vọng của các dân tộc đang bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân áp bức, bóc lột: “Đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” [102, tr.461].
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta cần phải nhận thức một cách đầy đủ về tính chất, nội dung, đặc điểm, mâu thuẫn của nó, trên cơ sở đó giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước và tinh thần quốc tế phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống quý báu của nhân dân ta, nó nổi lên như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, đó là bảng giá trị văn hoá tinh thần lớn nhất của người Việt. Giáo dục lòng yêu nước nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên hiện nay là giáo dục: Tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc và khát vọng được phục vụ những lợi ích của Tổ quốc và nhân dân; là học tập, lao động sáng tạo, là rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Toàn Cầu Hoá Và Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh
- Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
- Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Và Một Số Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Cần Phải Giáo Dục Cho Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 10
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
64
Trong công cuộc đổi mới đất nước, sinh viên phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường vươn lên lập thân, lập nghiệp. Phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào tiến quân vào khoa học công nghệ, phong trào hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi…đã góp phần tạo dựng nên hình ảnh người sinh viên Việt Nam trong hội nhập và phát triển.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được thì mỗi sinh viên Việt Nam phải biến lòng yêu nước, cùng với lòng kính trọng nhân dân, với Tổ quốc thành tình cảm đạo đức, thành niềm tin, thành sức mạnh, thành thực tiễn đạo đức, ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng phấn đấu để xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ hai, lòng yêu thương con người: Lòng yêu thương con người của nhân dân ta được hình thành, phát triển trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng làng xã đến cộng đồng dân tộc. Trong ứng xử, người Việt Nam thường lấy cái nhân nghĩa, sự yêu thương làm gốc, và nâng lên thành một triết lý sống của con người Việt Nam. Chính trong quá trình lao động, sản xuất và chiến đấu, cha ông ta đã rút ra một triết lý phát triển: con người là vốn quý, có con người có tất cả, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người sống đống vàng”.
Trong truyền thống đạo lý của con người Việt Nam, chữ “tình” chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng: tình cha con, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình huynh đệ, tình anh em, tình nghĩa vợ chồng, tình đồng bào, đồng chí … Trong gia đình, thương yêu là một tình cảm tự nhiên của cha mẹ đối với con cái, của anh em đối với nhau, anh em trong nhà phải “như thể tay chân” coi “anh thuận, em hoà, là nhà có phúc”. Đối với mọi người xung quanh thì đặt quan hệ hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Trong mối quan hệ vợ chồng, chữ tình luôn được đặt ở vị trí đầu tiên, trong
65
khó khăn gian khổ cũng phải yêu thương lấy nhau, chia sẻ ngọt bùi để đảm
bảo hạnh phúc gia đình.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với biết bao nhiêu khó khăn, thách thức: thiên tai, địch họa, chiến tranh liên tục diễn ra với tần suất dày đặc “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”. Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn sống với một sức sống mãnh liệt, họ đã tìm đến với nhau, thương yêu và đồng cảm với nhau. Họ đã sẵn sàng “thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng”, với tình thần “nhường cơm sẻ áo” “lá lành đùm lá rách”. Cha ông ta đã làm nên một truyền thống để lại cho con cháu ngàn đời, như một lời răn dạy:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Trong cuộc sống, người Việt có cách ứng xử mềm dẻo, vị tha “chín bỏ làm mười”. Khi xảy ra va chạm, người Việt thường cố gắng giải quyết cho êm đẹp, vẹn cả đôi đường, với phương châm “có lý có tình” hay là “một bì cái lý, không bằng một tý cái tình”. Coi trọng cái tình, cho nên con người Việt coi thường và khinh bỉ những người bạc nghĩa, bạc tình “ ăn cháo, đá bát”.
“Cơm kẻ bất nhân ăn ấy chớ
Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” [128, tr.40].
Lòng yêu thương con người của nhân dân ta còn bao hàm cả lòng vị tha với những kẻ lầm đường, lạc lối, để họ biết lập công chuộc tội để trở về với con đường hiếu sinh: “Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Đối với kẻ thù khi chúng bị thất bại: “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đây là một trong những nét đặc sắc thể hiện đỉnh cao của nhân ái, của tình yêu thương con người ở dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu thương con người là một giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình giữ nước và dựng nước. Truyền thống đó, được bổ sung và phát triển lên tầm cao mới kể từ khi có Đảng Cộng
66
sản Việt Nam lãnh đạo, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân đạo của giai cấp công nhân giải phóng con người khỏi mọi áp bức bóc lột, mang lại hạnh phúc cho nhân dân được biểu hiện không chỉ ở mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn, biểu hiện sinh động ở cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.
Toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường đã làm cho các giá trị đạo đức của xã hội có sự thay đổi nhất định, sức cám dỗ của đồng tiền đã và đang làm vẩn đục, làm ô nhiễm phần nào môi trường xã hội nhân văn và đang đặt những giá trị đạo đức trước những thử thách nghiệt ngã. Tuy nhiên, thái độ của sinh viên về các giá trị đạo đức xã hội trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và hành động. Sinh viên hiện nay vừa tiếp thu các giá trị đạo đức mới, vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống, để hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng con người đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên cho sinh viên, là giáo dục: Thái độ thiện chí, sự cảm thông, tình thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Sự tận tụy phục vụ lợi ích của con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người, thủ tiêu tất cả mọi áp bức, mọi bất bình đẳng trong xã hội, mọi người đều được tự do, đặc biệt là quyền làm người.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lòng yêu thương con người đòi hỏi mỗi sinh viên phải biết chống lại những thói hư tật xấu, chống lại những biểu hiện xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. Tích cực đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, chống lại những hủ tục, chống lại tư duy bảo thủ trì trệ và tích cực tham gia vào việc xây dựng nếp sống mới, lối sống mới. Đó cũng là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương con người trong xã hội hiện đại.
Thứ ba, đức tính cần cù, tiết kiệm: Đây cũng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển của dân tộc, người Việt luôn biết cách tạo ra của cải vật chất
67
từ chính đôi tay và trí tuệ của mình. Với đức tính cần cù, chịu khó cha ông ta đã sáng tạo ra được những thành quả lao động hết sức to lớn và vô cùng quý giá, cả về vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lâu đời, với kết cấu công xã nông thôn bền chặt. Lao động nông nghiệp là loại hình sản xuất vất vả “một nắng, hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần nhiều thời gian, công sức mới có hạt cơm, bát gạo để ăn. Hơn nữa, thiên nhiên lại rất khắc nghiệt, trung bình một năm Việt Nam chịu ảnh hưởng từ 10 cho đến 12 cơn bão, mùa nắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa thì lũ lụt. Để hạn chế sự tàn phá của thiên nhiên, người dân Việt Nam quanh năm, suốt tháng phải lo đắp đập, đắp đê (đê sông Hồng là biểu tượng cho sức mạnh kỳ diệu của con người Việt Nam trong chống lụt), đào mương lấy nước tưới cho cây trồng. Theo sự tổng kết của giáo sư Trần Văn Giàu, người nước ngoài đến Việt Nam đều hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy mọi cơ năng của con người Việt Nam đều được sử dụng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay.
Cùng với thiên tai khắc nghiệt, những cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bên ngoài càng làm cho đời sống nhân dân ta thêm phần khó khăn, nền kinh tế đất nước bị tàn phá, lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Nhưng trong bất kỳ tình huống nào, người dân Việt Nam vẫn anh dũng bám đất, bám làng, vừa lao động sản xuất để nuôi sống mình vừa đánh giặc để bảo vệ đất nước. Lao động cần cù, dũng cảm, như một tất yếu để bảo đảm cho sự sinh tồn của dân tộc.
Lao động cần cù, tiết kiệm đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân, trở thành một đức tính của con người Việt Nam. Lao động cần cù là nguồn gốc của mọi của cải, là ấm no hạnh phúc của mỗi gia đình: “năng nhặt, chặt bị”, “kiến tha lâu đầy tổ”, “bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”.
Quý trọng lao động, người Việt luôn tỏ thái độ phê phán thói lười biếng “ăn không ngồi rồi”, bởi với họ “nhàn cư vi bất thiện”. Trong lao động và học
68
tập, người Việt luôn bổ sung mọi khiếm khuyết về trí tuệ “cần cù bù thông minh”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Từ chính cuộc sống người Việt đã đúc rút kinh nghiệm: cần cù luôn phải đi đôi với tiết kiệm “buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hạ tiện”, “khi có mà không ăn dè, đến khi dè chả có mà ăn”.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao đức tính cần cù, tiết kiệm, Người coi đây là hai phẩm chất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người khẳng định: Cần mà không kiệm thì như thùng đựng nước mà không có đáy, nhà không có vách. Đối với dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” [103, tr.642].
Đối với sinh viên, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cần cù, tiết kiệm là giáo dục đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập; tiết kiệm trong sinh hoạt, lạc quan, yêu đời trong cuộc sống.
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đang diễn ra hết sức phức tạp. Tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên - những trí thức tương lai, những chủ nhân mai sau của đất nước. Cuộc sống luôn chứng tỏ rằng, trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, một phần tài nguyên đó đang nằm trong mỗi một sinh viên. Việc giáo dục cho sinh viên đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập; lạc quan, yêu đời trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tương lai dân tộc.
Giáo dục cho sinh viên đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập là giáo dục tình yêu lao động, yêu quý những gì mà họ đang được thụ hưởng về đời sống vật chất và tinh thần. Lao động có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của cả nhân loại nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng, đúng như Ph.Ăngghen viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [100, tr.641].
69
Kế thừa đức tính cần cù, tiết kiệm, lao động sáng tạo của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải giáo dục cho sinh viên sự cần cù tích luỹ kiến thức “kiến tha lâu đầy tổ” và tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ. Phải giáo dục cho sinh viên biết sống bằng lao động trung thực, bằng chính những gì mà họ đang được tích luỹ kiến thức ở bậc đại học. Mặt khác, giúp cho sinh viên vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống và có điều kiện phát huy sự sáng tạo để đóng góp cho xã hội, góp phần đem lại hạnh phúc cho cộng đồng, dân tộc.
Cho đến nay, dường như chưa có những tổng kết thực sự thuyết phục, được nhất trí cao độ trong giới nghiên cứu về việc hình thành năng lực của con người. Năng lực do rèn luyện, lao động…hay do yếu tố bẩm sinh…đó vẫn là những câu hỏi lớn đang tiếp tục được trả lời. Nhưng theo chúng tôi, sự phát triển năng lực trong mỗi một nhân cách trước hết là do lao động, rèn luyện, phải “khổ luyện” mới “thành tài”. Với nghĩa đó việc giáo dục cho sinh viên đức tính cần cù, tiết kiệm - với tư cách một giá trị đạo đức truyền thống là hết sức cần thiết, nhất là trong “xã hội học tập” “học tập suốt đời” như hiện nay. Tuy nhiên, yếu tố bẩm sinh, di truyền là cơ sở tự nhiên nhất định cho năng lực của con người phát triển.
Thứ tư, tinh thần đoàn kết: Với lịch sử dựng nước và giữ nước hết sức đặc biệt, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên tinh thần đoàn kết bền chặt, cố kết cộng đồng sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành một trong những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, một trong những động lực, sức mạnh to lớn giúp nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.
Nền kinh tế của nước ta trước đây chủ yếu là tự cung, tự cấp, dựa vào thiên nhiên. Làng, bản, thôn, xóm trong truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam nhìn chung mang tính chất khép kín. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi địa phương mà sự giao lưu về kinh tế, giao thoa về văn hóa vẫn diễn ra. Việc trao đổi, mua bán các sản phẩm được sản xuất ra ở mỗi