Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định: “xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Chiến lược xác định mục tiêu chung “xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội” [127, tr.1]. Để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ tất yếu trong xây dựng GĐVH hiện nay ở vùng ĐBSH nói riêng, cả nước nói chung phải kế thừa, phát huy giá trị của GĐTT.
Có thể nói, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam. Nó được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố xây dựng gia đình Việt Nam toàn diện cả về kinh tế lẫn văn hóa. Theo đó, các giá trị truyền thống được giữ gìn, phát huy đồng thời được bồi đắp, bổ sung thêm những giá trị nhân văn, tiên tiến, hiện đại. Nội dung mục tiêu cụ thể thứ 2 của chiến lược cũng đã nêu rõ: kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển...
Thực hiện phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay còn góp phần thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu: “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã đề ra, cụ thể: Phát huy truyền thống hiếu học và giá trị giáo dục của GĐTT vùng ĐBSH góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu chung của cả nước “đến năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái” [127, tr.2]; phát huy giá trị đạo đức và giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT vùng ĐBSH góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu “đến năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ” [127, tr.2-3]... Thực tế cho thấy, khó có thể kế thừa, phát huy những giá trị GĐTT cũng như tiếp thu, bổ sung những giá trị mới trong xây dựng GĐVH hiện nay khi điều kiện gia đình nghèo đói với tư tưởng cũ - tư tưởng phong kiến, bảo thủ, lạc hậu và bạo lực gia đình.
Vì vậy, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay phải gắn với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đồng thời phải cụ thể hóa nó thành Chiến lược phát triển của vùng dựa trên đặc thù gia đình và văn hóa của vùng.
4.1.3. Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng phải gắn với chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay
Các tỉnh vùng ĐBSH có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các thiết chế văn hóa dân gian, phong tục, tập quán phong phú, đa dạng. Trong quá trình mở cửa, đẩy mạnh hội nhập, giao lưu hợp tác quốc tế trong đó có cả giao lưu về văn hóa - xã hội đã góp phần quảng bá hình ảnh con người, văn hóa vùng nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung đến bạn bè trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quá trình TCH, hội nhập quốc tế cũng tác động làm cho gia đình và văn hóa của vùng đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại, biến đổi. Vì vậy, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, ngoài việc gắn với đặc thù văn hóa vùng phải gắn với chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi, gia đình là một tế bào, một thiết chế cơ sở của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị chuẩn mực có tính đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội. Mối quan hệ gia đình nói chung và văn hóa gia đình nói riêng với xã hội (làng, nước) và văn hóa của cộng đồng dân cư, dân tộc là mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên. Trong mối quan hệ đó, gia đình và văn hóa gia đình là cơ sở cấu thành xã hội và văn hóa cộng đồng (làng, xã, đất nước), đồng thời là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng xã hội. Ngược lại, văn hóa xã hội, nhất là các quy tắc đạo đức xã hội tạo ra định hướng, nền tảng và môi trường để văn hóa gia đình tồn tại, phát triển. Thực tế, gia đạo, gia phong, nền nếp và quan hệ ứng xử trong mỗi gia đình không thể tách biệt và xa lạ với các giá trị chung của xã hội. Vì thế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (Nghị quyết 05-NQ/TW khóa VIII) về “Xây dựng, phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, phần “Những nhiệm vụ cụ thể” đã viết: “Giữ gìn, phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng GĐVH. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [29, tr.60].
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nội Dung, Phương Thức, Chủ Thể Phát Huy Giá Trị Tâm Lý, Tình Cảm Của Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng
- Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Việc Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Hiện Nay
- Mâu Thuẫn Giữa Sự Cần Thiết Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Với Hạn Chế Về Các Điều Kiện Để Phát Huy Ở
- Kiện Toàn Hệ Thống Tổ Chức Bộ Máy Và Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Về Công Tác Gia Đình Nhằm Phát Huy Có Hiệu Quả Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong
- Hoàn Thiện Thiết Chế Về Công Tác Gia Đình Nhằm Phát Huy Có Hiệu Quả Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 19
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH, bên cạnh gắn với chiến lược xây dựng nền văn hóa còn phải gắn chặt với chiến lược xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới (con người Việt Nam mới).
Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó tập hợp những con người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng làm phát sinh nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm giữa họ với nhau. Như thế, gia đình là tập hợp của nhiều cá nhân con người, là nơi con người được sinh ra, nuôi dưỡng, bảo vệ, giáo dục một cách toàn diện. Gia đình không những là tổ ấm, nơi thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý, tình cảm của các thành viên mà còn là nơi thực hành quá trình xã hội hóa đầu tiên, nơi lưu giữ, chuyển giao, truyền bá các giá trị văn hóa cho các thế hệ, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nói cách khác, gia đình là nơi sinh ra, là môi trường trực tiếp và tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Gia đình tốt là tiền đề tạo ra những con người tốt. Ngược lại, từng con người thuộc gia đình có tốt thì gia đình mới tốt. Vì thế, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH không thể không gắn chặt với chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6-2014) về “xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân phải: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc” [5].
Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH ngoài việc gắn với chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chiến lược xây dựng con người mới Việt Nam, trong quá trình phát huy các tỉnh vùng ĐBSH cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa việc “xây” với “chống”. Bởi, mỗi sự vật, hiện tượng nói
chung, con người, văn hóa gia đình và xã hội nói riêng đều có hai mặt đối lập: tốt (tích cực), xấu (tiêu cực) cùng tồn tại, đấu tranh, phát triển tỷ lệ nghịch với nhau. Cái tốt, cái tích cực thắng thế thì cái xấu, cái tiêu cực bị đẩy lùi và ngược lại. Vì thế, để phát huy những giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây dựng GĐVH, gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc…, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và con người mới Việt Nam hiện nay các tỉnh vùng ĐBSH không thể không đấu tranh bài trừ những hủ tục lạc hậu, chống những biểu hiện lệch lạc, sai trái, lai căng trong đạo đức, lối sống… không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [35, tr.126].
Xây dựng con người mới Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu chiến lược phát triển. Đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; tạo môi trường, điều kiện để phát triển hoàn thiện nhân cách, đạo đức, năng lực sáng tạo, trí tuệ, tâm hồn, thể chất, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái tốt đẹp, đúng, hay, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị nhân văn, cao đẹp. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái ác, cái xấu, thấp hèn, lạc hậu, chống lại các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục mặt hạn chế của con người Việt Nam [35, tr.127].
4.1.4. Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng phải gắn với chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là:
Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, bao gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực ngoại ngữ, tin học; năng lực thực hành; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập [128].
Đặc biệt, đối với giáo dục phổ thông - bậc học cơ bản hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách người học. Chiến lược giáo dục cũng xác định mục tiêu cụ thể là: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học [128].
Đồng bằng sông Hồng là một trong ba trung tâm giáo dục, đào tạo lớn nhất cả nước. Các gia đình vùng ĐBSH có truyền thống hiếu học và cho đến nay vẫn giữ vững là vùng đứng đầu cả nước về trình độ phát triển dân trí. Mục tiêu giáo dục - đào tạo của vùng được xác định:
Đầu tư xây dựng đưa vùng đồng bằng sông Hồng thành vùng trọng điểm về giáo dục - đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, phấn đấu đưa tỷ lệ số sinh viên đại học, cao đẳng đạt khoảng 5 người/100 dân vào năm 2020. Tập trung đào tạo mới, đào tạo lại trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, điện, chế tạo máy, sản xuất vật liệu, viễn thông, ngân hàng, du lịch, các ngành công nghiệp hỗ trợ… [129].
Với lợi thế và mục tiêu giáo dục - đào tạo như trên, vùng ĐBSH có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Để thực hiện được sứ mệnh trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả HTCT, trong đó có vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình. Vì vậy, việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay, mà cơ bản, chủ yếu là giáo
dục, xây dựng con người - thành viên của mỗi gia đình thành con người Việt Nam mới không thể không lấy mục tiêu của chiến lược giáo dục con người Việt Nam để phấn đấu.
4.1.5. Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của hệ thống chính trị và các gia đình vùng đồng bằng sông Hồng
Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời cũng là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chiến lược xây dựng con người mới Việt Nam phát triển toàn diện hiện nay. Vì vậy, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH chính là trách nhiệm của HTCT và các gia đình của cả nước nói chung, của vùng ĐBSH nói riêng.
Để phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay có hiệu quả, đạt được mục tiêu mà các chiến lược đã đề ra, đòi hỏi có sự cố gắng, nỗ lực của cả HTCT và các gia đình, cụ thể:
Các tỉnh ủy, thành ủy vùng ĐBSH phải đề ra các nghị quyết để cụ thể hóa và lãnh đạo hệ thống chính trị cùng nhân dân trong vùng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực gia đình.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã vùng ĐBSH phải có chính sách và hành động cụ thể, quan tâm đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng GĐVH, các thiết chế văn hóa và tuyên truyền, giáo dục phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH trên địa bàn quản lý của cấp mình.
Các ngành hữu quan như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục - Đào tạo… ở các địa phương vùng ĐBSH, theo chức năng của mình, phải xây dựng được chiến lược phát triển, quản lý và đôn đốc việc thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Các đoàn thể chính trị - xã hội như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh… tập hợp trong Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương, nhất là ở cấp xã thuộc vùng ĐBSH với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình phải tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng GĐVH ở cơ sở (thôn, làng, tổ dân phố, xã, phường…) làm cho phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là phấn đấu thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí của danh hiệu “Gia đình văn hóa” thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, có chất lượng, ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.
Các gia đình và thành viên trong gia đình vùng ĐBSH cũng phải không ngừng tích cực thực hiện phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH. Bởi, gia đình vừa là chủ thể, vừa là đối tượng để phát huy, không ai hiểu gia đình bằng chính gia đình và các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các gia đình vùng ĐBSH vào việc thực hiện, phổ biến, tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về vai trò của gia đình trong xã hội, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH - gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các giá trị gia đình truyền thống và sự cần thiết phải phát huy giá trị gia đình truyền thống cho các chủ thể trên cơ sở đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tuyên truyền các giá trị của gia đình truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng
Giải pháp này xuất phát từ mâu thuẫn giữa sự cần thiết phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH với hạn chế, bất cập trong nhận thức về giá trị và sự cần thiết phát huy giá trị GĐTT của người dân ở vùng ĐBSH hiện nay cũng như những hạn chế trong phương thức triển khai. Theo đó, nhận thức về giá trị GĐTT của xã hội hiện nay chưa thật sự thống nhất, còn “xơ cứng”, chưa theo kịp với sự biến đổi dạng thức của nó trong xã hội hiện đại. Vì thế, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ về giá trị GĐTT và những dạng thức mới của nó trong xã hội hiện đại, để từ đó xác định chuẩn xác các giá trị GĐTT cần phát huy và các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hóa các giá trị này trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
Thực hiện giải pháp này, các viện, trung tâm nghiên, trường Đại học, các nhà khoa học xã hội có quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, gia đình... cần nghiên cứu sâu về GĐTT, trong đó có văn hóa GĐTT để xác định rõ: Trong các chuẩn mực đạo đức, lối sống của GĐTT những gì thuộc giá trị GĐTT cần phải lưu giữ, phát huy? Những gì là cổ hủ, lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội hiện đại cần phải loại bỏ? Các giá trị
GĐTT cần được lưu giữ, phát huy đã, đang và sẽ biến đổi thành những dạng thức mới nào trong xã hội hiện tại? Những nét đẹp văn hóa của gia đình Việt Nam truyền thốngsẽ còn lưu giữ được bao nhiêu? Trong bao lâu? Chúng ta phải làm gì và làm như thếnào để lưu giữ, phát huy được những giá trị ấy? Sự kết hợp, phối hợp giữa quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội với vai trò tự quản của gia đình trong việc củng cố các quan hệ gia đình, thực hiện vai trò, chức năng của gia đình như thế nào? Phương pháp làm hài hòa giữa công việc với gia đình trong xã hội hiện nay để giúp các thành viên gia đình vừa điều kiện chăm sóc gia đình, vừa cống hiến cho xã hội ra sao?... Để góp phần trả lời được các câu hỏi như trên đạt hiệu quả tốt nhất, theo tác giả chủ thể nghiên cứu phải tiến hành một số biện pháp có tính chất điều kiện như sau:
Một là, về công tác nghiên cứu
Các chủ thể nghiên cứu cần phải thường xuyên, liên tục tiến hành nghiên cứu, bám sát, phân tích, tổng kết thực tiễn để xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch nghiên cứu cho phù hợp. Bởi, việc xây dựng những chuẩn mực giá trị văn hóa gia đình giai đoạn nào cũng cần phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan những giá trị đã định hình từ truyền thống. Việc đánh giá này phải được tiến hành trong nhiều thời điểm, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau vì tại các thời điểm nghiên cứu khác nhau, các chuẩn giá trị truyền thống có thể sẽ được khai thác không đồng nhất. Chẳng hạn, khi bàn về chữ “Hiếu” - một trong những yếu tố hạt nhân quan trọng nhất trong đời sống gia đình, thì việc tuân thủ một cách hợp lý những yêu cầu của “đạo Hiếu” như nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, ông bà về vật chất, tinh thần, có lời nói lễ phép và việc làm phải đạo để các bậc sinh thành được vui, không phiền lòng... (không nhất thiết con cháu phải ở gần bên cạnh cha mẹ, ông bà) sẽ góp phần quan trọng giải quyết mối quan hệ giữa thế hệ trước với thế hệ sau trong gia đình, giữa giá trị GĐTT nguyên thủy với các dạng thức mới của nó.
Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu cần thường xuyên bám sát sự vận động của thực tiễn để có sự nhận diện chính xác cũng như bổ sung, phát triển nội hàm của những giá trị gia đình truyền thống sao cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng GĐVH trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn, các giá trị truyềnthống như tình thương, trách nhiệm, hòa thuận, thủy chung… bản thân tên gọi rất hayvà cần được lưu giữ, nhưng nội hàm của các giá trị đó đã có sự thay đổi bởi vì mỗimột khái niệm đều có những chiều cạnh tích cực và không tích cực. Ví dụ, nói về hòa