Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Như vậy, QL nhà trường là QL giáo dục nhưng được xác định ở một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. QL nhà trường cơ bản khác với QL ở các lĩnh vực khác. Những tác động của chủ thể QL, những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng QL nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có kế hoạch và có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

QL nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhà trường có hiệu quả cần QL một cách toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học, hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác QL giáo dục cần xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, đặc biệt chú trọng đến công tác QLGD đối với nhà trường, đây được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tóm lại, QLGD bao hàm cả QL nhà trường. Vì QL nhà trường là hoạt động sư phạm có định hướng, có kế hoạch do chủ thể QL tác động đến tập thể GV, HS và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm mục đích nhà trường sẽ vận hành tốt đường lối và nguyên lý giáo dục đã được giao cho. Do đó, người QL nhà trường cần làm cho hệ thống nhà trường hoạt động một cách có hiệu quả, phát huy được vai trò của từng đối tượng, từng bộ phận trong nhà trường để đưa đến một kết quả như mong muốn.

1.2.2. ạo đ c v giáo dục đạo đ c cho học sinh

1.2.2.1. Đạo đức

Đạo đức bao gồm những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người có thể điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đề ra trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.

Mỗi lĩnh vực khác nhau lại có cách tiếp cận riêng về đạo đức và kết quả đã tạo ra một hệ thống vô cùng phong phú về giá trị đạo đức.

Với các môn khoa học như: đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, triết học thì đạo đức có nhiều định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng chúng ta có ba cách hiểu đạo đức như sau:

Dưới góc độ Đạo đức học thì đạo đức được coi là một hình thái xã hội bao gồm các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [11].

Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái ra đời sớm nhất của ý thức xã hội, gồm những quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá được những hành vi, phẩm chất của mỗi người bừng các biện pháp về thiện, ác, về đúng – sai, về chính nghĩa – phi nghĩa, về nghĩa vụ, danh dự [17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Dưới góc độ Giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con người với con người [19].

Về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong xã hội được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là những giá trị văn hóa được hình thành lâu đời trong cuộc sống, đó là biểu hiện của trình độ nhận thức của một cá nhân và trình độ dân trí của xã hội.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 4

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, các giá trị đạo đức cũng thay đổi theo tư duy và nhận thức mới. Tuy nhiên, dù có hội nhập có phát triển thế nào thì giá trị đạo đức cũng không hoàn toàn mất đi mà thay vào đó là những giá trị đạo đức mới. Theo quan điểm hiện nay thì đạo đức là sự kết hợp sâu sắc giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại Tinh thần của Việt là cần cù, lao động, sáng tạo, yêu quê hương, yêu đất nước gắn liền với chủ nghĩa hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luận có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.

Như vậy, “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống quan điểm, quan niệm những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Đạo đức ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu phát triển của xã hội, nhờ đó mà con người và xã hội luôn biến đổi, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội này một gắn bó” theo tác giả Đặng Bá Lãm [21].

1.2.2.2. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là hoạt động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của các nhà quản lý giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để từ đó bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) cần có phù hợp với yêu cầu của xã hội” theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng - Võ Văn Nam [19].

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã nhận định “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành yêu cầu của mỗi bản thân, mỗi người, thành niềm tin, nhu cầu được giáo dục hàng ngày” [15]

Giáo dục đạo đức là quá trình của hai mặt, một mặt là tác động của các nhà hoạt động sư phạm còn một mặt là sự tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hóa giữa nhu cầu xã hội thành những phẩm chất hình thành trong nội tại của mỗi con người. Giáo dục đạo đức được hình thành trong môi trường như: gia đình, nhà trường, xã hội với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đó giáo dục nhà trường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Thực chất giáo dục đạo đức là mỗi chuỗi các tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự học, tự giác của mỗi học sinh giúp cho học sinh có nhận thức đúng, từ đó có tình cảm và thái độ đúng đắn, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với những chuẩn mực xã hội, trong cuộc sống, trong mọi hoạt động, thông qua giao lưu nhân cách con người mới được hình thành và phát triển.

Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam là chú trọng giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. Để chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật được nâng cao cần giúp học sinh hình thành các đức tính như yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sự say mê trong học tập, sống có kỷ luật, kính thầy yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật và đặc biệt có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

1.2.3. Hoạt động giáo dục đạo đ c

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là các tác động mang tính sư phạm để hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Do đó, hoạt động giáo dục đạo đức là yếu tố vô cùng quan trọng để học sinh định hướng đúng đắn về hành vi, lời nói, nhận thức và phát triển nhân cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.

Thực chất giáo dục là quá trình tác động các hoạt động dạy lên người học để người học hình thành ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là lập được thói quen hành vi đạo đức.

Giáo dục đạo đức là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch được tiến hành trong quá trình lâu dài, từ tác động bên ngoài của xã hội với cá nhân biến thành yêu cầu đòi hỏi mỗi cá nhân phải hoàn thiện, điều chỉnh bản thân, từ đó tạo thành thói quen, hành vi chuẩn mực của người được giáo dục.

Nhờ quá trình giáo dục đạo đức mà mỗi người đều có nhận thức đúng đắn các giá trị chuẩn mực trong xã hội, biết hành động theo lẽ phải, theo công bằng, sự nhân đạo, biết sống có trách nhiệm với gia đình, vì gia đình, vì xã hội và vì sự phồn vinh của đất nước. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của GDĐĐ là hình thành thói quen, hành vi đúng đắn với chuẩn mực đạo đức.

Theo tác giả luận văn, có thể hiểu hoạt động giáo dục đạo đức một cách cụ thể như tác giả Đặng Vũ Hoạt thì hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh “là hoạt động thực tiễn của học sinh cả về khoa học – kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể

dục thể thao, vui chơi giải trí…. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…) ” [16].

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đ c

Từ khái niệm quản lý và khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đã nêu ở trên thì quản lý hoạt động giáo dục đạo đức có vai trò như chủ thể nhằm quản lý tới khách thể nhằm đưa ra các hoạt động giáo dục đạo đức đạt mục tiêu mong muốn và đạt hiệu quả cao nhất.

Về bản chất, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể lên các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức bằng việc xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục đạo đức phù hợp với thực tiễn của nhà trường, chú ý đến công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó đảm bảo nội dung, yêu cầu phù hợp với kế hoạch đề ra.

Có thể tóm tắt như tác giả Hà Nhật Thăng [36], “quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động điều hành việc giáo dục đạo đức để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nền giáo dục”.

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đ c cho học sinh tr ng THCS trong ch ơng tr nh giáo dục phổ thông m i

Trong quá trình GDĐĐ học sinh, việc xác định đúng mục tiêu giáo dục là yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo tính thiết thực, mức độ khả thi của quá trình thực hiện. Việc xác định đúng mục tiêu ngay từ đầu là cơ sở để các nhà quản lý có định hướng cho các hoạt động giáo dục. Có mục tiêu rõ ràng, sẽ có căn cứ lập kế hoạch, tức lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, … để thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức là chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu trở thành những phẩm chất đạo đức

được hình thành một cách tự nhiên cho học sinh, từ đó học sinh sẽ có những hành vi thái độ đúng đắn trong giao tiếp, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.

ề nhận thức: Giúp học sinh hiểu những giá trị cơ bản về phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất về nội dung và các chuẩn mực của con người Việt trong thời đại mới để học sinh có những hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, có niềm tin về đạo đức.

- ề thái độ tình cảm: Giúp cho học sinh có thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn với thế hệ cha anh đã hi sinh và đem lại độc lập tự do, hòa bình cho đất nước. Từ đó khơi dậy ở học sinh ý thức trách nhiệm với xã hội, với những gì mà các em đang được thụ hưởng. Để các em có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng sai trái và biết tự hình thành nên những giá trị đạo đức chuẩn mực.

- ề hành vi: Hỗ trợ học sinh hình thành các hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Có hoạt động xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực.

1.3.2. Nhi m vụ của hoạt động giáo dục đạo đ c cho học sinh trong tr ng THCS

Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện” điều này cũng cho thấy rõ vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường học quan trọng như thế nào.

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đạo đức trong nhà trường là:

- ề giáo dục ý thức đạo đức

Giúp HS hiểu về các đức tính cần phải có, những chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Từ đó HS sẽ có hành vi chuẩn mực, có ý thức và trách nhiệm với những việc mình làm. Nhận thức rõ được giá trị của bản thân từ đó có cách hành xử đúng đắn phù hợp.

- Thực hiện giáo dục tình cảm và niềm tin đạo đức

Thông qua quá trình giáo dục sẽ khơi dậy ở mỗi học sinh sự rung động, cảm xúc, nhận biết được sự yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm chia sẻ với người khác có niềm tin về đạo lý về những điều tốt đẹp trong cuộc sống từ đó hình thành những thái độ ứng xử phù hợp với diễn biến phức tạp của đời sống xã hội.

- Các hoạt động giáo dục về hành vi và thói quen đạo đức

Đây là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong quá trình học tập ở nhà trường nhằm tạo ra những thói quen hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó hình thành nên phẩm chất nhân cách cho học sinh.

1.3.3. Nội dung h nh th c hoạt động giáo dục đạo đ c

a. Nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức

Hoạt động giáo dục đạo đức là truyền tải những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức cần thiết của con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường đã được đề cập một cách toàn diện như hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức về thói quen hành vi đạo đức.

Nội dung giáo dục ý thức đạo đức: Đây là nội dung rất cơ bản, là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc tâm lý chung của cộng đồng người về các giá trị thiện ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Nếu rèn luyện đạo đức tốt sẽ phản ánh hành vi đúng của mỗi người. Đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất nhân cách của một người.

Nội dung giáo dục về tình cảm và đạo đức: Đây là nội dung được các nhà trường quan tâm và xây dựng giúp cho học sinh biết ủng hộ những việc làm đúng đắn, biết chống lại những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với truyền thống của dân tộc, giá trị nhân văn của đời sống, có ý thức đúng đắn về hành

vi mình đã làm. Từ đó biết lan tỏa tinh thần, lối sống văn minh có đạo đức đến mọi người xung quanh từ đó tạo nên bầu không khí sư phạm thuận lợi cho phát triển nhân cách của học sinh.

Nội dung giáo dục về thói quen hành vi đạo đức: Là sự hiện thực hóa ý thức đạo đức, nó làm cho ý thức được cụ thể hóa và trở nên có ý nghĩa.

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có thể chia lại thành các nhóm chuẩn mực như sau:

Nhóm chuẩn mực đạo đức về nhận thức tư tưởng, chính trị: Có lý trưởng CNXH yêu quê hương yêu đất nước, tự hào dân tộc, luôn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.

Nhóm chuẩn mực đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân: Trách nhiệm cao, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.

Nhóm chuẩn mực về đạo đức nhằm hướng tới những đức tính hoàn thiện của bản thân:

Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng đến những đức tính hoàn thiện bản thân như: Tự tin, tự trọng, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biến tiết chế bản thân, biết nhận ra cái đúng, cái sai

Nhóm chuẩn mực đạo đức nhằm hướng vào sự nhân văn: xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường, gia đình, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng… Mặt khác, có ý thức chống lại những hành vi gây nguy hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hòa bình, phát huy truyền thống di sản văn hóa của nhân loại.

Nhóm chuẩn mực đạo đức vì lợi ích chung của cộng đồng: có đức tính nhân nghĩa, hiếu lễ, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, thái độ tôn trọng, thủy chung biết giữ gìn chữ tín.

Sự phân chia nội dung trên đây chỉ có tính chất tương đối vì nội dung GDĐĐ học sinh THCS rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục: Chân- Thiện- Mỹ và truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phương.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí