Nhóm Giải Pháp Về Ổn Định Chính Trị, Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội‌

Quy hoạch xây dựng các thành phố xanh (thành phố trong rừng) tại những nơi có điều kiện như: Măng Đen, Đà Lạt, Đăk nông...

c. Thương mại ­ dịch vụ

Phát triển thương mại, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt. Khuyến khích thu hút đầu tư các trung tâm mua sắm lớn, các trung tâm thương mại, siêu thị

tại các thành phố, thị

xã, các khu kinh tế

cửa khẩu trong vùng. Đẩy mạnh xuất

khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực trên thị trường như: cà phê, cao su, chè, gỗ tinh chế, điều, hạt tiêu, sâm ngọc linh... tăng hàm lượng công nghệ cho các mặt hàng chế biến xuất khẩu.

Phát triển thương mại biên giới, xây dựng các chợ biên giới tại các cửa khẩu Bờ Y, Lệ Thanh. Thúc đẩy giao lưu, trao đổi thương mại giữa các tỉnh vùng biên của Việt Nam, Lào, Campuchia, hướng đến vùng Đông Bắc Thái Lan.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu; xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai); thành lập và phát triển khu kinh tế cửa khẩu MonĐulkiri (Đắk Nông) và Đắk Ruê (tỉnh Đắk Lắk) trong giai đoạn sau năm 2015.

d. Tài nguyên, môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Tăng tỷ lệ đất công trình công cộng để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn diện tích cây xanh đô thị tính theo đầu người đã quy định. Bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh; khuyến khích xây dựng các làng sinh thái. Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất theo chu trình sinh thái khép kín, ít chất thải. Đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn bộ dân cư nông thôn và xây dựng các công trình vệ sinh môi trường thiết yếu ở nông thôn. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái tạo (biogas, mặt trời, sức nước...). Hướng dẫn các hộ gia đình nông thôn cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả và rau xanh.

3.4.2. Nhóm giải pháp về ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội‌

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 20

Phòng chống âm mưu "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch, phản động. Xây dựng, củng cố, và nâng cao chất lượng của hệ thống

chính trị ở cơ sở, phát huy vai trò của Già làng, Trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Có chính sách thoả đáng để khuyến khích cán bộ thôn, buôn, tổ dân phố tích cực công tác, nhất là chính sách đối với cán bộ thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào theo đạo; tăng cường kiểm tra sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để kịp thời phát hiện và giải quyết dứt điểm những vướng mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cư.

Để thu hút du khách, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các điểm đến du lịch là hết sức cần thiết nhằm hình thành một môi trường du lịch thông thoáng, an toàn và thân thiện. Hạn chế thấp nhất tình trạng tăng, ép giá, kinh doanh trái phép và gây phiền hà cho khách.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường để duy trì, phát triển du lịch của vùng nói chung, các tỉnh trong vùng nói riêng. Tuyên truyền, hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch du lịch bền vững, xây dựng nếp sống và phong cách ứng xử thân thiện và văn minh với khách du lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại nơi đón khách du lịch.

3.4.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về Văn hóa ­ Xã hội.‌

3.4.3.1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn‌

Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những hủ tục lỗi thời, lạc hậu. Giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa của dân tộc,

khôi phục các lễ hội truyền thống, mở các lớp truyền dạy ngành nghề thủ công

truyền thống gắn với phát triển du lịch. Có biện pháp giúp đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn các di sản văn hóa (cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc....), giữ gìn sắc phục của dân tộc. Tạo không gian văn hóa, môi trường văn hóa du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và mong muốn trở lại lần sau.

Phát triển du lịch gắn với tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; thường xuyên thông tin về tình hình hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng, nhằm bảo vệ môi trường văn hoá lành mạnh.

Ưu tiên vốn đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa của vùng. Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cảnh quan và trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, nâng cấp các di sản văn hóa để đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch. Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền để giữ gìn bản sắc văn hóa.

Trùng tu, tôn tạo và xây dựng các thiết chế văn hóa tại các buôn làng đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar, Xê đăng... xây dựng các buôn, làng đạt tiêu chuẩn để làm du lịch cộng đồng. Bảo tồn phát triển đàn voi nhà, đây là nét khác biệt của du lịch Tây Nguyên; các sản phẩm tập trung xây dựng là: hoạt động đường phố, các cuộc biểu diễn nghệ thuật liên quan đến voi; các tour du lịch trên lưng voi.

Duy trì tổ chức các Lễ hội theo định kỳ, trong đó Lễ hội cà phê cần được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp với sự tham gia tư vấn, đạo diễn của những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, để nâng cao chất lượng. Các nội dung của lễ hội cà phê cần tập trung vào: văn hóa cà phê và cuộc sống của những người trồng cà phê; nghệ thuật từ cà phê (tranh ghép từ hạt cà phê, trang phục cà phê, các sản phẩm tận dụng nguyên vật liệu từ quá trình sản xuất cà phê như chế tác thành hàng đồ gỗ cà phê lưu niệm). Các tour du lịch chuyên đề cà phê như tour du lịch tham quan đồn điền, trang trại cà phê, tour du lịch tham quan sản xuất cà phê, tour nghỉ dưỡng cà phê...

3.4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch vùng trong giai đoạn mới. Tập trung thực hiện giải pháp mang tính đột phá về tổ chức, cán bộ.

Đào tạo, nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; khuyến khích các trường đại học trên địa bàn (Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) mở các khoá du lịch. Thành lập 01 trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Đà Lạt. Xây dựng "chương trình khung" để tăng cường đào tạo từ xa và khuyến khích các thành phần kinh tế mở thêm trường trung học nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công...

Xây dựng và xúc tiến thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cách ứng xử, giao tiếp với khách du lịch. Chú trọng, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ... bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh

doanh du lịch, ưu tiên sử dụng nguồn lao động này, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các vùng, tổ chức quốc tế

thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong và ngoài nước nhất là các nước ASEAN. Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia du lịch để cùng với nguồn nhân lực của vùng hoạt động du lịch tạo hạt nhân cho việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh du lịch. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương cũng cần có một chính sách tuyển dụng, thu hút những người lao động có trình độ, tay nghề. Tăng cường tính chuyên nghiệp về quản lý, kinh nghiệm điều hành, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở

vật chất, kỹ thuật. Nhiều chủ

đầu tư

đã thuê các tập đoàn khách sạn uy tín này

quản lý hoặc thương thảo thuê thương hiệu. Xu hướng chuỗi khách sạn mang tên các Tập đoàn, đối với Đà Lạt, mô hình này chắc chắn sẽ phát triển trong tương lại gần.

Tập trung Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội với địa chỉ cụ thể bằng hình thức: tiếp cận, nắm bắt nhu cầu, phối hợp hỗ trợ kinh phí, đào tạo và chỉ tập trung vào chuyên ngành nghiệp vụ mà xã hội, địa phương và doanh nghiệp đang cần như: nghiệp vụ lễ tân; quản trị lưu trú; nghiệp vụ nhà hàng; kỹ thuật chế biến món ăn; nghiệp vụ lữ hành­hướng dẫn viên du lịch...

Các địa phương của vùng Tây Nguyên, các cơ sở lưu trú cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch bằng nguồn ngân sách và doanh thu của mình. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, thông tin thị trường cho cán bộ nhân viên hoạt

động kinh doanh du lịch. Chú trọng việc thực hiện chuyển giao công nghệ mới

trong lĩnh vực du lịch thông qua các tổ chức, hiệp hội hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Sự tham gia, phối kết hợp giữa ba nhà: Nhà trường, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch là hết sức cần thiết nhằm phát triển

nhân lực du lịch đảm bảo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (giỏi lý thuyết và vững kỹ năng thực hành), sử dụng thông thạo ngoại ngữ, có bản lĩnh, tự tin, năng động, sáng tạo; có năng lực quản lý và chuyên môn cao, đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhà nước tạo cơ chế và điều kiện khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cấp và mở rộng trang thiết bị đào tạo, giảng dạy nghiệp vụ du lịch. Doanh nghiệp mà vai trò hiệp hội là nòng cốt trong việc xác định nhu cầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo, hỗ trợ tạo điều kiện trong việc bố trí người học thực hành ở các cơ sở doanh nghiệp; tổ chức kết hợp giữa nhà trường với các công ty, các khách sạn, nhà hàng... để tạo các khóa học gắn lý thuyết với thực tế.

3.4.4. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường‌

3.4.4.1. Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học‌

Khai thác một cách hợp lý tài nguyên du lịch thiên nhiên hiện có, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Đối với các thác, hồ tại Đà Lạt hiện nay đang bị ô nhiễm, cần có giải pháp xử lý quyết liệt như trồng lại rừng đầu nguồn, cải tạo

môi trường sinh thái... cần thiết có thể

phải đóng cửa để

khôi phục môi trường

trong một thời gian. Quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn Tây

Nguyên nhằm bảo vệ và phục hồi các hệ

sinh thái tự

nhiên quan trọng của đất

nước. Tăng cường bảo vệ

các loài hoang dã có giá trị

khoa học, sinh thái, môi

trường, văn hóa ­ lịch sử đang bị đe dọa tuyệt chủng. Thực hiện cưỡng chế các hoạt động xâm hại các khu bảo tồn thiên nhiên; tự ý chuyển đổi mục đích bảo tồn; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái cũng như săn bắn, đánh bắt, giết hại, buôn bán, tiêu thụ hoặc phá hoại nơi cư trú của các loài hoang dã thuộc danh mục được Nhà nước ưu tiên bảo vệ.

Phối hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho nhân dân, khách du lịch tại các khu, tuyến điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả.

3.4.4.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức‌

Tiếp tục nâng cao nhận thức xã hội về vai trò du lịch trong cộng đồng dân cư và các cấp quản lý, không chỉ trong hoạt động chuyên môn... mà cả ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch... Bảo vệ màu xanh của Tây Nguyên chính là bảo

vệ sự sống, mạch nguồn sự sống cho chính mình và cho cả những vùng đồng bằng

ở Miền Trung và cả nước.

3.4.5. Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững Tây nguyên‌

Như đã phân tích tại phần II, phát triển du lịch Tây Nguyên chưa thật sự bền vững. Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng là các tỉnh Tây Nguyên chưa làm tốt công tác liên kết phát triển du lịch. Do đó, nhóm giải pháp liên kết được xem là nhóm giải pháp đột phá trong phát triển du lịch bền vững Tây nguyên:

√. Tạo mối liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng, và giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong xây dựng sản phẩm để vừa đa dạng hóa sản phẩm trong vùng, giữa các vùng; vừa tránh sự trùng lặp giữa các địa phương trong khu vực, tạo sức hút đối với du khách, tránh sự riêng lẻ cục bộ như hiện nay.

√. Tranh thủ nguồn khách từ các vùng lân cận và các đầu mối gửi khách lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng để khai thác các tuyến du lịch liên vùng. Các tỉnh trong khu vực cần tổ chức các chuyến khảo sát nhằm giới thiệu sản phẩm du lịch tới các hãng lữ hành, tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành về sản phẩm du lịch, vừa góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của khu vực đến các công ty lữ hành. Đầu tư các tuyến du lịch trọng điểm như: "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", "Con đường huyền thoại ­ đường mòn Hồ Chí Minh", "Du lịch hành lang Đông ­ Tây"... Đây là những tuyến du lịch giúp phát huy tài nguyên du lịch của các tỉnh Tây Nguyên.

√. Liên kết các doanh nghiệp với nhau, sẽ làm gia tăng năng suất của các doanh nghiệp, tạo ra sự tiếp cận tốt hơn các sản phẩm đầu vào và lao động; thông tin về thị trường và công nghệ; thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp; các doanh nghiệp mau chóng nắm bắt được nhu cầu mới của khách hàng, các khả năng công nghệ và hoạt động mới; tìm kiếm được các máy móc, dịch vụ và sản phẩm đầu vào mới; đối mặt với áp lực cạnh tranh hoàn hảo, đòi hỏi họ phải luôn đổi mới; liên kết với các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh.

Các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau (các doanh nghiệp sản xuất sản

phẩm du lịch, doanh nghiệp thương mại bán sản phẩm dịch vụ du lịch, doanh

nghiệp du lịch...). Các doanh nghiệp liên kết, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch đối với sự phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; liên kết trong giới thiệu các

sản phẩm du lịch của doanh nghiệp thông qua hội chợ, triển lãm, intemet và các ấn phẩm, đầu tư nghiên cứu triển khai và hệ thống thông tin; khuyến khích sự liên kết giữa doanh nghiệp có liên quan như: du lịch, giao thông... Liên kết, hợp tác trong xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch chung cho các khu du lịch quốc gia vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn.

√. Liên kết hình thành các tour theo tuyến "Con đường xanh Tây Nguyên",

"Con đường di sản miền Trung", "Con đường huyền thoại". Trong tổng thể du

lịch Tây Nguyên không thể tách rời với sự phát triển của du lịch vùng Duyên hải Miên Trung. Việc đẩy mạnh mối liên kết vùng và hợp tác hướng ra biển, là cơ hội để du lịch Tây Nguyên.

Du lịch Tây Nguyên liên kết với vùng Đông Nam Bộ để tạo sự đồng bộ, đa dạng sản phẩm và tạo nên một sản phẩm đặc trưng trong phát triển du lịch. Liên kết hình thành tour du lịch theo hành lang kinh tế Đông ­ Tây, tour du lịch khu vực "Tam giác Phát triển"...

√. Du lịch CARAVAN là loại hình du lịch tổng hợp của nhiều yếu tố:

phương thức vận chuyển, cơ

sở lưu trú, điểm tham quan, thủ

tục cửa khẩu,...

chính vì vậy, để việc khai thác và phát triển du lịch CARAVAN thuận lợi, có hiệu quả thì cần phải chú trọng tìm hiểu, đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình liên kết nhằm tạo tiền đề phát triển cho du lịch CARAVAN. Để làm tốt du lich Caravan, cần xúc tiến các nội dung sau:

­ Liên kết giữa các Công ty lữ hành trong hoạt động khai thác nhằm tạo sự ổn định của hệ thống dịch vụ, mức giá cạnh tranh với các điểm đến khác, liên tục có sự phối hợp trong việc tạo sản phẩm chung cũng như việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Hướng đến việc tạo ra các nhóm công ty liên kết để tổ chức khai thác khách một cách chuyên nghiệp, tạo sức mạnh chung trong hoạt động khai thác như: Liên kết trong thiết kế sản phẩm; liên kết trong khai thác khách; liên kết trong xúc tiến, quảng bá.

­ Liên kết trong hệ thống dịch vụ phục vụ, các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có sức hấp dẫn cao, không trùng lặp, khai thác được hết thế mạnh riêng có của từng địa phương trong việc tổ chức phục vụ du khách và

giới thiệu các giá trị di sản của mình đến với khách hàng. Mục đích của mô hình liên kết này nhằm tổ chức thực hiện phục vụ tốt nhất nguồn khách của chương trình và hình thành nên các liên minh khách sạn, nhà hàng, xe vận chuyển, hướng

dẫn.... chuyên phục vụ khách cho chương trình CARAVAN. Việc hình thành các

liên kết làm cho sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giá cạnh tranh hơn, công tác tổ chức điều hành, quản lý khách trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn; các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng sẽ chủ động hơn trong việc bố trí đón tiếp phục vụ khách.

Phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty lữ hành cả trong và ngoài nước, đảm bảo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi khách du lịch, giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

3.4.6. Chủ động và tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch.‌

3.4.6.1. Xây dựng các hành lang du lịch kết nối các địa phương trong "Tam giác phát triển".‌

Hình thành và phát triển các đô thị (đô thị mới) gắn với các khu kinh tế cửa khẩu, khu hợp tác kinh tế biên giới, các đô thị này sẽ là những điểm nhấn, là trung tâm lan tỏa phát triển tại khu vực biên giới các nước. Hình thành các vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (các vùng sản xuất cây công nghiệp, vùng chăn nuôi gia súc...). Phát triển các vùng sản xuất công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp.

Thống nhất Chính phủ ba nước để tiến hành quy hoạch và thu hút đầu tư vào "Khu du lch tng hp, biên gii ba nước Vit Nam, Lào, CampuChia" với quy mô 5.000 ha, tại cột mốc "ba biên" thuộc vùng lõi của "Tam giác phát triển" tỉnh Kon Tum (Việt Nam), Rattanakiri (Campuchia) và Attapu (Lào). Khu du lịch này sẽ chức đựng đầy đủ các sản phẩm du lịch đặc sắc của ba quốc gia (làng văn hóa các dân tộc, công trình tôn giáo, nơi tưởng niệm các danh nhân...); vận dụng các chính sách riêng có của từng quốc gia để thu hút đầu tư như: Casinô, Safari, các dịch vụ vui chơi giải trí khác, khu trung tâm hội nghị quốc tế ....

Hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa ­ lịch sử dọc theo các hành lang kinh tế và tại các đô thị lớn trên các hàng lang. Tập trung phát triển dịch vụ vận tải, quá cảnh, ăn nghỉ, cung cấp xăng dầu...

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí