Quốc Gia Rattanakiri, thành phố
Sihanoukville, Siêm Riệp, thủ
đô Phnôm Pênh
của Campuchia, hoặc có thể kết nối với khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái
Lan như một cánh tay nối dài từ "Con đường xanh Tây Nguyên" của Việt Nam vươn sang Lào và Thái Lan, theo tuyến này du khách có thể khám phá đất nước Triệu Voi dọc theo Quốc lộ 13 (Lào) hoặc xuôi theo dòng sông Mê Kông để đến Di sản Văn hoá Thế giới: di tích quần thể đền thờ Khmer Wat Phou ở Nam Lào hoặc thành phố Savannakhet, Ubon Ratchathani, Pakse.....
(2). Tuyến du lịch lữ hành qua 8 tỉnh trên trục Đông Tây qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) Phu Cưa (Attapu) Tour du lịch (Rừng Biển). Xây dựng, thiết lập tuyến du lịch liên kết ba nước đi qua các điểm du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh Ubon Ratchathani, Sisaket (Thái Lan), Champasak, Sê Kông, Attapeu (Lào) Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum (Việt Nam) của ba nước; Tour du lịch này qua các địa danh,
phong cảnh về văn hóa tâm linh lịch sử lễ hội ẩm thực kinh tế, thương mại
của 8 tỉnh trên trục giao thông này.
b. Các tuyến du lịch quốc gia
(1). Tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên " là sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của khu vực Tây Nguyên, nối các điểm du lịch nổi tiếng của 5 tỉnh Tây Nguyên tạo thành một sản phẩm độc đáo. Đây là hành trình du lịch khám phá các giá trị sinh thái và văn hoá Tây Nguyên, xuyên suốt các điểm đến quan trọng của Tây Nguyên từ Măng Đen (Kon Tum) qua các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia trên địa bàn Tây Nguyên đến rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên" thu hút du khách thích khám phá và mạo hiểm. Theo dự kiến của Tổng Cục Du lịch, tuyến "Con đường xanh Tây Nguyên" sẽ kết nối với tuyến du lịch "Con đường di sản" miền Trung và tuyến. "Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh" để hình thành nên tuyến "Con đường du lịch xuyên quốc gia".
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Khách Quốc Tế Ưa Thích Sản Phẩm Du Lịch (%)
- Phân Tích Swot Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên Đến Năm 2020
- Nhóm Giải Pháp Về Ổn Định Chính Trị, Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội
- Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Và Môi Trường
- Phát Triển Du Lịch Tây Nguyên Theo Hướng Bền Vững,
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
(2). Tuyến du lịch "Con đường di sản miền Trung": Trong số 7 con đường 14, 19, 24, 25, 26...nối trực tiếp đến những vùng di sản của đất nước, nối với "Con
đường di sản miền Trung" ở các tỉnh Quảng Nam, Huế, vùng văn hoá Chăm Pa
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Phan Rang... Bằng sự đa dạng của địa hình các tỉnh Tây Nguyên, có thể phối hợp xây dựng các Tour du lịch có sự kết hợp cả ba sản
phẩm sinh thái rừng, du lịch biển và du lịch di sản văn hoá, với thời gian phù hợp, tiện lợi, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
(3). Tuyến du lịch "Con đường huyền thoại Trường Sơn Hồ Chí Minh" trải dài qua 30 tỉnh và thành phố, từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với tổng chiều dài 3.167km (trong đó tuyến chính dài 2.667km và tuyến nhánh phía Tây dài 500km): là tuyến du lịch đến với các địa danh lịch sử nổi tiếng qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam, khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp, với những cánh rừng nguyên sinh, các thác nước, những dòng sông lớn và tìm hiểu đời sống văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng biên giới phía Tây theo đường Trường sơn năm xưa và đường Hồ Chí Minh ngày nay.
3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
3.4.1. Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế
3.4.1.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế du lịch
a. Giải pháp phát triển thị trường
Các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường mục tiêu và liên kết du lịch với các thị trường trong và ngoài nước với từng mức độ khác nhau. Có thể mở văn phòng đại diện, phát triển các cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển có năng lực để chủ động khai thác các nguồn khách đến với Tây Nguyên từ các thị trường trong nước và quốc tế.
Việc xác định chính xác các thị trường trọng điểm, nhu cầu chính của khách du lịch sẽ là cơ sở cho nội dung tuyên truyền, quảng bá và phương thức thực hiện phù hợp với từng thị trường. Đối với thị trường khách quốc tế: Khai thác, phát triển thị trường khách du lịch cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Tây Nguyên bằng cạnh tranh về giá và nâng cao chất lượng dịch vụ, song song với việc phân đoạn thị trường nhằm thu hút đối với từng loại khách. Tăng cường
xúc tiến khai thác thị
trường khách du lịch có đặc điểm, sở
thích với vùng Tây
Nguyên và thị trường truyền thống của vùng trong thời gian qua.
Đối với thị trường khách trong nước cần phát huy thị trường truyền thống từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, với việc mở rộng hoạt động xúc tiến, quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhiều công ty du lịch tham gia kinh doanh du lịch lữ hành tại các tỉnh Tây Nguyên thì du lịch Tây Nguyên sẽ có thêm thị trường khách từ các phía Bắc mà chủ yếu là Đà Nẵng, Hà Nội, và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
lịch
b. Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du
Trong bối cảnh hội nhập của du lịch cả nước với khu vực và quốc tế, các
tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao và phù hợp với quốc tế. Đây cũng là vấn đề quan trọng và cần thiết tại các tỉnh Tây Nguyên, nhằm đảm bảo cơ sở vật chất khi tổ chức sự kiện lớn về văn hóa, thể thao và du lịch.
√. Cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú là một mắc xích rất quan trọng để kết nối giữa du khách và điểm đến. Xuất phát từ xu hướng này, ngày nay trên thế giới xuất hiện rất nhiều loại cơ sở lưu trú du lịch khác nhau để thoả mãn nhu cầu của con người khi đi khỏi nơi ở thường xuyên của mình. Các loại cơ sở lưu trú du lịch này thoả mãn nhu cầu của từng loại đối tượng từ sang trọng đến nhu cầu bình thường và tối thiểu. Đó là, loại khách sạn và tổ hợp khách sạn cao cấp phục vụ các thương gia và chính khách; loại khách sạn du lịch, chủ yếu phục vụ khách du lịch đi tham quan theo các chương trình du lịch trọn gói và khách thương nhân cũng như những người có nhu cầu về lưu trú với khả năng thanh toán trung bình; các biệt thự, nhà gỗ và cơ sở cắm trại phục vụ cho các loại khách yêu thích thiên nhiên muốn gần gũi với thiên nhiên; các cơ sở lưu trú du lịch di động, đó là những phương tiện vận chuyển bố trí chỗ ngủ cho khách.
Tại các cơ sở lưu trú cần chú ý hoàn thiện các website riêng cho mình để du khách dễ dàng nắm bắt thông tin và du khách có thể đăng ký phòng trực tuyến; đa dạng hóa các sản phẩm như quầy lưu niệm, điểm mua sắm; tăng cường các hình thức vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao: Hồ bơi, sân quần vợt, phòng tập thể dục, quán ba... dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Massage; dịch vụ làm đẹp cho du khách để tăng khả năng chi tiêu của khách, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú; phòng ốc thiết
kế đẹp, trang trí đầy đủ tiện nghị: Máy lạnh, nước ấm... nơi giữ đồ chu đáo, an toàn.
Đầu tư xây dựng các phòng giữ trẻ dành cho các nhóm khách gia đình có trẻ em đi kèm. Điều này sẽ giúp cho du khách có thời gian rảnh rỗi để tham quan; xây dựng các dịch vụ cho khách bị khuyết tật...
Nâng cấp các khách sạn đủ tiêu chuẩn hiện có và phát triển thêm các khách sạn có cấp hạng từ 12 sao tại các trung tâm du lịch của vùng. Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú thuộc loại hình Home stay tại các điểm du lịch sinh thái nằm xa các trung tâm cụm du lịch, các đô thị. Những nơi có điều kiện tốt nhất để phát triển cơ sở lưu trú Home stay là các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đây là một trong những hướng phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả và có xu hướng phát triển trong thời gian đến.
√. Cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan du lịch
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch như: công viên văn hóa lịch sử, bảo tàng, điểm biểu diễn nghệ thuật dân tộc, điểm tổ chức các sự kiện (văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo...), cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (spa, massage, karaoke)...
√. Đầu tư các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề
Đầu tư các khu du lịch chuyên đề có quy mô quốc gia như: Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai); khu du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Gia Lai).
Khu du lịch tổng hợp có quy mô cấp quốc gia:
(1) Khu du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Măng Đen (tỉnh Kon Tum) với các sản phẩm du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo…
(2) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, khám phá mạo hiểm, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nghỉ dưỡng núi…
(3) Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng) với các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước…
(4) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Đan Kia Đà Lạt (tỉnh Lâm
Đồng) với các sản phẩm du lịch nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa
bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước…
Đầu tư các khu du lịch chuyên đề có quy mô cấp vùng: Khu du lịch văn hóa lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai); khu du lịch Làng kháng chiến Stor (Gia Lai); Di tích chiến thắng đồi Plei Me (Gia Lai), di tích Bến đò A Sanh (Gia Lai), khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Wừu (Gia Lai).
√. Phát triển dịch vụ, hàng hóa và văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch
Hệ thống nhà hàng không ngừng nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, giá cả phải chăng...sẽ góp phần đem lại sự thoả mái, tiện nghị cho du khách trong chuyển tham quan.
Phát triển mạnh các hàng hóa phục vụ du lịch từ các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, nhằm đa dạng hóa các mặt hàng lưu niệm, hàng đặc sản làm quà cho chuyến đi như: các dược liệu, cà phê,
chè, tiêu, các loại rượu được chế biến tại địa phương (rượu sim Măng Đen,
Amagông, vang đà lạt, sâm Ngọc Linh...), các loại hoa, hàng thủ công mỹ nghệ, các dụng cụ sản xuất, săn bắt, văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Phát triển và xây dựng thương hiệu các đặc sản địa phương, các món ẩm thực đặc sản theo từng địa bàn để tạo sự tò mò, khám phá hưởng thụ của du khách. Bên cạnh đó, cần xây dựng văn hóa ẩm thực cho từng địa phương như: cách thức, thời gian, chế biến và phong tục ăn, uống....
c. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để huy động xã hội hóa đầu tư du lịch. Trước tiên, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng tâm, trọng điểm của vùng (các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở vùng sâu, vùng xa...) làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch là hết sự quan trọng. Nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ nối các tỉnh Miền Trung đến Tây Nguyên, các tuyến đường nối với các tỉnh biên giới Campuchia và Lào. Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên
đường (bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm ..) dọc theo các quốc lộ chính nối các tỉnh trong vùng.
Nghiên cứu mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến Tây Nguyên cho sân bay Liên Khương (Lâm Đồng)...; tiếp tục cải tạo, nâng cấp sân bay Pleiku cho máy bay loại A320/321 hạ cất cánh.
Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước sạch, thông tin liên lạc đến các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư tại các khu, điểm du lịch có quy mô cấp quốc gia và quốc tế như: Biển Hồ, hồ Ayum Hạ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, vườn quốc gia Kon Ka King, Măng Đen... Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, tín dụng trên toàn vùng với những cơ sở hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động ngân hàng. Kết nối thanh toán giữa ngân hàng với các tuyến, điểm, khu du lịch một cách thuận tiện, hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ cho khách du lịch.
Thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Phối hợp, hỗ trợ kêu gọi đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, góp vốn, tài sản, đất đai, tham gia các hoạt
động kinh doanh phát triển du lịch,... Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế,
chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn vốn cho phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức đầu tư như BT, BOT, BTO, PPP...
Tranh thủ các nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nguồn ODA song phương khác và nguồn viện trợ phi chính phủ NGO để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: nâng cấp các tuyến đường quốc lộ nối Miền Trung với Tây Nguyên; các dự án cấp nước đô thị; các dự án phát triển du lịch sinh thái, gắn với bảo vệ và phát triển rừng; du lịch văn hóa gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống và xóa đói giảm nghèo; dự án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động du lịch ở các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương; dự án khôi phục và phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phục vụ du lịch.
Phối hợp các nguồn vốn khác nhau, đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện lớn của vùng, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lữ hành thông qua hình hình thức: đầu tư 100% vốn, liên doanh liên kết... tạo được sức cạnh tranh đối với hoạt động lữ hành của vùng.
Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao cấp quốc gia, cấp tỉnh trong vùng. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình du lịch quốc gia, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng...
Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch, các đô thị du lịch, các khu du lịch quốc gia. Hệ thống khách sạn nhỏ, trung bình được đầu tư ở các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
3.4.1.2. Giải pháp phát triển bền vững các ngành kinh tế khác
a. Nông lâm nghiệp: Định hướng phát triển các sản phẩm ngành nông nghiệp để cung ứng hàng hóa phục vụ ngành du lịch phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của từng địa phương. Đẩy mạnh phát triển những mô hình nông, lâm nghiệp bền vững gắn với các bản làng người đồng bào dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng (trải nghiệp sản xuất nông nghiệp, homestay, văn hóa...). Tập trung thâm canh cây cà phê để tăng năng suất và chất lượng, trồng mới cao su trên đất chưa sử dụng, đất rừng nghèo kiệt và giảm dần diện tích cây sắn.
Phát triển trồng rau, hoa, cây ăn quả ở các địa bàn phù hợp về điều kiện đất đai, khí hậu (Đà Lạt, Măng Đen)... Tập trung thâm canh lúa nước, bảo tồn phương thức canh tác gạo lúa đỏ (gạo lức chữa bệnh) để đảm bảo hàng hóa phục vụ và phát triển du lịch trải nghiệm tại đây. Đầu tư phát triển mạnh và xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum, trở thành vùng chuyên canh rộng lớn, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường quốc tế và trong nước; tạo nơi đây là điểm tham quan du lịch đặc sắc và là trung tâm mua sắm sâm Ngọc Linh, các sản phẩm cao cấp từ sâm Ngọc Linh thuộc đẵng cấp khu vực và thế giới.
Quy hoạch đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với nhà máy chế biến súc sản. Nhân rộng mô hình nuôi heo, gà thả vườn, quy hoạch phát triển vùng dê, cừu ở những đồi, núi để tạo lượng hàng hóa đặc sắc, sản phẩm sạch, thơm ngon phục vụ du khách gắn với quảng bá xây dựng thương hiệu những món đặc sản này. Phát triển mạnh nuôi các loại thủy sản có ưu thế: cá tầm, cá hồi, ba ba; các loại cá đặc sản Tây Nguyên tại các lòng hồ thủy điện như: cá anh vũ (cá tiến vua), cá lăng... để phục vụ du khách.
Về lâm nghiệp, kiên quyết phải giữ diện tích rừng đã được quy hoạch; bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học như: Ngọc Linh, Chư Mo Rây, Yok Đôn, Konkakinh, Núi Bà, Cát Tiên... Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông lớn, các hồ, đập thủy điện, thủy lợi.
b. Ngành công nghiệp, xây dựng
Về công nghiệp, phát triển những khu công nghiệp sinh thái gắn với tham quan du lịch ở các địa phương, đây là động lực quan trọng đối với phát triển du lịch bền vững. Tham quan công nghiệp là một cách để tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra tại các cơ sở chế biến nông lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống các dân tộc Tây Nguyên... Tập trung hướng phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản như: cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, sâm Ngọc linh...; vật nuôi: thịt, da, sữa; rừng trồng, bột giấy; ván nhân tạo, đồ gỗ tinh chế, hàng lâm sản, dược liệu, các sản phẩm công nghệ sinh học, thủ công mỹ nghệ.
Rà soát quy hoạch thủy điện, chỉ
đầu tư
xây dựng những công trình thủy
điện lớn trên 50 MW, hạn chế tối đa việc phá rừng làm thủy điện và di dời dân cư. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với du lịch, các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
Về xây dựng, tăng cường quản lý quy hoạch đã được phê duyệt, hạn chế thấp nhất đào đắp để xây dựng công trình mà nên bám vào điạ hình tự nhiên, nhằm giữ được cảnh quan và chống sạt lỡ đất. Quy định cụ thể diện tích cây xanh tối thiểu cho mỗi công trình xây dựng và cho từng khu đô thị, khuyến khích tạo hồ cảnh quan tại các đô thị, khu dân cư. Kiến trúc công trình xây dựng cần chú ý đến yếu tố văn hóa của các dân tộc như: nhà rông, nhà dài, các hoa văn, đường viềng...