để tăng cường phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của các địa phương. Đầu tư cho du lịch Tây Nguyên còn manh mún và tự phát, còn thấp kém hơn so với các khu vực khác do chi phí đầu tư cao, độ rủi ro lớn, chưa tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ... chưa có chính sách đột phá để khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.
(7). Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung chưa thật sự sâu sắc, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế du lịch của mỗi địa phương.
(8). Công tác quản lý Nhà nước về du lịch bền vững vẫn còn những hạn chế như: việc triển khai thực hiện các quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư, đặc biệt là môi trường đầu tư, trong đó có năng lực thẩm định, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ triển khai các dự án.
(9). Các doanh nghiệp du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm…
2.6. Phân tích SWOT cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
2.6.1. Thiết lập Ma trận SWOT du lịch bền vững Tây Nguyên (Bảng số:
2.17)
ĐIỂM YẾU (W) (W1) Cơ sở hạ tầng Tây Nguyên còn yếu kém. (W2) Trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn khó khăn, nhận thức phát triển du lịch bền vững hạn chế. (W3) Phát triển du lịch không đều giữa các tỉnh (W4) Hợp tác, liên kết chưa được quan tâm. (W5) Tài Nguyên du lịch đang bị xâm hại, môi trường xuống cấp. (W6) Thể chế thiếu và yếu, QLNN về du lịch bền vững còn nhiều hạn chế. (W7)Vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu. (W8) An ninh còn tiềm ẩn các vấn đề phức tạp. (W9) Nguồn nhân lực còn hạn chế. | |
CƠ HỘI (O) (O1) Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh và sâu sắc. (O2)Xu thế khách du lịch thế giới, trong nước quan tâm đến sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng. | THÁCH THỨC (T) (T1) Kinh tế thế giới chậm hồi phục, nhu cầu du lịch thế giới chưa có dấu hiệu tăng trở lại. (T2) Khủng bố, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã hạn chế các luồng khách du lịch. (T3) Cạnh tranh du lịch ở khu vực và thế giới ngày |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hoạt Động Du Lịch
- Quá Trình Xây Dựng Phiếu, Gửi Phiếu Phỏng Vấn
- Tỷ Lệ Khách Quốc Tế Ưa Thích Sản Phẩm Du Lịch (%)
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên Đến Năm 2020
- Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- Nhóm Giải Pháp Về Ổn Định Chính Trị, Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Tây Nguyên còn hạn chế.
(T4) Tình hình chính trị tại biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phát triển du lịch Tây Nguyên.
(O3) Chính phủ đang xây dựng chính sách đặc thù cho phát triển vùng Tây Nguyên. (O4) Đã thiết lập quan hệ hợp tác về phát triển du lịch với Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh Miền Trung.
(O5) Các đô thị và các khu CN Miền Trung phát triển mạnh, sẽ tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên.
2.6.2. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xây dựng định hướng phát triển du lịch bền vững
a. Sử dụng thế mạnh để nắm bắt thời cơ (SO)
S1O1. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá hình ảnh Tây Nguyên đến các thị
trường mục tiêu trong và ngoài nước để thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch.
S2S5O2. Tập trung đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch có tiềm năng vượt trội để đưa vào khai thác; chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch rừng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng dân cư và du lịch có trách nhiệm. Ưu tiên việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên di sản văn hóa thế giới.
S3S4O3. Đẩy mạnh công tác liên kết nội vùng Tây Nguyên để có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trên cơ sở quy hoạch du lịch Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các tỉnh Tây Nguyên cần có tiếng nói chung để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đặc thù nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên.
S2O4O5. Thiết lập hợp tác liên kết giữa nội vùng Tây Nguyên với các tỉnh trong Tam giác Phát triển (CLV), với các tỉnh theo hành lang Đông Tây qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) và cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), với các khu công nghiệp Dung Quất, thành phố Đà Nẵng và kết nối với "Con đường di sản Miền Trung",
"Con đường xanh Tây Nguyên" để Nguyên.
tạo thành các tour du lịch liên vùng qua Tây
b. Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST)
S1S2S4T3. Phát huy vị trí thuận lợi và tài nguyên du lịch Tây Nguyên, tăng cường đầu tư những sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt để tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tranh thủ tối đa lợi thế cạnh tranh sẵn có của du lịch Lâm Đồng để
thu hút khách du lịch. Mặt khác, cần cải thiện môi trường đầu tư thoáng để thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
hết sức thông
S5T4. Gắn kết yêu tố văn hóa với kinh tế và quốc phòng an ninh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để phát triển du lịch.
c. Tận dụng cơ hội để vượt qua điểm yếu (WO)
W1W7O1. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, PPP, BOT, BT... để phát triển cơ sở hạ tầng Tây Nguyên.
W2W3W9O2. Khách du lịch đến Tây Nguyên để tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo. Xu hướng du khách sẽ đến các nơi có điều kiện sinh thái tốt, các bản làng...sẽ kích thích phát triển du lịch ở các vùng quê, vùng đồng bào dân tộc. Giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
W4O4O5. Hợp tác, liên kết sẽ được tăng cường tốt hơn.
W6O3. Đẩy nhanh lộ trình xây dựng thể chế thống thoáng, cải thiện môi trường đầu tư.
d. Tối thiểu điểm yếu để tránh mối đe dọa (WT): Có giải pháp mạnh để hạn chế đến mức thấp nhất đến việc xâm hại tài nguyên du lịch; tăng cường thể chế quản lý phát triển du lịch bền vững; nâng cao trình độ dân trí; đào tạo nguồn nhân lực và xóa đói giảm nghèo bền vững.
CHƯƠNG 3:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
3.1. Bối cảnh chung Nguyên
ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 20132020 đang và sẽ đứng trước những sự thay đổi hết sức to lớn và sâu sắc như sau:
√. Toàn cầu hoá tiếp tục gia tăng mạnh về quy mô, trình độ, tính chất và tốc độ: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với nền kinh tế thế giới
đang trong giai đoạn bước sang chu kỳ phục hồi mới. Tự do hoá kinh tế là trụ lực chính, theo đó, các quá trình di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, vốn, nguồn nhân lực và kể cả các tài sản văn hoá tinh thần…sẽ tăng tốc mạnh mẽ. Chúng đẩy nhanh các quá trình liên kết hội nhập và làm sâu sắc hơn tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và khu vực. Thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và quốc gia đều có sự điều chỉnh một cách toàn diện và sâu sắc theo các tiến trình này.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo trong giai đoạn tới. Toàn cầu hóa đang ngày càng thu hẹp phạm vi can thiệp chính sách “truyền thống” của Nhà nước; toàn cầu hóa góp phần làm tăng tính bất định với không ít rủi ro lớn, có thể gây bất ổn và thậm chí khủng hoảng đối với kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Toàn cầu hóa nói chung và liên kết thương mại đầu tư nói riêng đã và đang tạo ra những mạng sản xuất quốc tế với các chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, trong đó, mỗi quốc gia có thể tham gia, tận dụng tạo ra giá trị gia tăng dựa trên những lợi thế so sánh và lợi thế địa kinh tế của mình. Vì vậy, cách tiếp cận phát triển theo vị trí địa kinh tế trong liên kết, cả trong nước cũng như với khu vực và thế giới ngày càng được chú trọng.
√. Nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang kinh tế tri thức
Dưới hiệu ứng của toàn cầu hoá gia tăng và sự phát triển phi thường của các ngành khoa học công nghệ mới, lợi thế phát triển mang tính quyết định đã thuộc về tri thức và công nghệ cao. Bước chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức đang đưa đến cho thế giới 3 tiếp cận phát triển mới:
i) Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của giai đoạn tới thuộc về những ngành dựa trên tri thức và công nghệ cao;
ii) Nguồn lực phát triển quan trọng nhất là trí tuệ con người phải trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển của mọi nước;
iii) Trong hệ
thống phân công lao động quốc tế
mới, “mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu” trở thành khuôn khổ phát triển mới để mọi nước tìm kiếm khả năng tham gia phát triển một cách hiệu quả nhất theo lợi thế đặc thù nhằm tận dụng được các cơ hội của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
√. Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ
Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2011 trên thế
giới có khoảng 983 triệu người đi du lịch, thu nhập từ du lịch đạt trên 1.030 tỷ
USD. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút xấp xỉ 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trên thế giới, như vậy nếu tính trung bình cứ 8 lao động thì có 1 người làm vụ du lịch.
Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản do nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động; chiến tranh, khủng bố đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới..., ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng
tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng
khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á Thái Bình
Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền
chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.
Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2011 các nước ASEAN chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2011, các nước ASEAN đón 77,2 triệu khách du lịch quốc tế (chiếm 7,8% toàn cầu). Theo dự báo của UNWTO, năm 2020
lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu (Thái Lan 37 triệu, Indonesia 27
triệu, Malaysia 25 triệu…), với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 2020 là 6%/năm (so với 1 2% giai đoạn 1998 2000). Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du
lịch giữa các nước thành viên. Đây là một lợi thế khách du lịch đến khu vực.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
quan trọng trong việc thu hút
Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có
du lịch phát triển. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” và thực sự đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát
triển (đầu tư từ
Ngân sách Nhà nước cho hệ
thống cơ
sở hạ tầng du lịch trong
phạm vi cả nước, cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước…), và
ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư khách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi..
cũng như
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hòa bình, an ninh đảm bảo… là nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển (đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nạn khủng bố toàn cầu đang làm ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của người dân); đồng thời Việt Nam là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới và được hấp dẫn bởi các nguồn tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú (có nhiều di sản thế giới), con người Việt Nam luôn mến khách... Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế xã hội. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á Khu vực phát triển năng động, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đ ường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam bình đẳng với các quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch... Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới đầu tư phát triển các ngành kinh tế (trong đó có du lịch) trong thời gian tới.
Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; xây dựng các đề án phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm của cả nước…
Ngành Du lịch Việt Nam đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách. Từ đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam, và đẩy mạnh chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam trên thế giới.
3.1.3. Bối cảnh của vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng du lịch (đặc biệt là các bản sắc văn hóa dân tộc; các hệ sinh thái; cảnh quan…) và có vị trí chiến lược quan trọng, nên
Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các tỉnh trong vùng rất quan tâm chú
trọng đến phát triển các ngành kinh tế gắn với an ninh quốc phòng, trong đó ngành du lịch và dịch vụ được xác định có tiềm năng lớn để phát triển. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có những đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, những chính sách đặc thù về phát triển kinh tế, trong đó có du lịch và dịch vụ trong những năm tới (Nghị quyết số 10/BCT của Bộ Chính trị về phát triển KTXH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Quyết định số 168/2001/QĐTTg của Chính phủ về phát triển KT XH vùng Tây Nguyên).
Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm (địa bàn trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ…), và là nơi tiếp giáp với các nước trong khu vực (Lào và Campuchia) nên Tây Nguyên là nơi trung chuyển rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch giữa hai miền Nam Bắc và các nước trong khu vực. Tây Nguyên còn là nơi giao nhau giữa hai hành lang phát triển kinh tế là hành lang Đông
Tây và hành lang Bắc Nam. Ngoài ra, Tây Nguyên còn giữ vị trí quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế giữa 3 nước Việt Nam Lào Campuchia… Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Tây Nguyên có tính liên vùng rất cao. Mối quan hệ liên vùng có ý nghĩa hơn cả trong phát triển du lịch của Tây Nguyên bao gồm Tây Nguyên Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên Đông Nam Bộ; Tây Nguyên cả nước; Tây Nguyên Đông Dương ASEAN quốc tế… Đây là những điều kiện rất quan trọng để Tây Nguyên phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.
Tiềm năng du lịch của các tỉnh Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú. Với các bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là văn hóa Cồng chiêng di sản văn hóa phi vật thể thế giới…; với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú ở các vườn quốc gia...; Tây Nguyên đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở nước ta. Những điểm tài nguyên điển hình mang tầm cỡ quốc gia
như
các khu du lịch nghỉ
dưỡng núi và hồ
(Đan Kia Đà Lạt, Tuyền Lâm, Măng
Đen…); các vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Yang Sin, Yok Đôn, Chư Mom Ray, Bidup Núi Bà, Cát Lộc Cát Tiên, cho phép vùng Tây Nguyên phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Với những thuận lợi đó, Thủ
Tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số: 2162/QĐTTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013.
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
3.2.1 Quan điểm
(1). Phát triển kinh tế: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
(2). Phát huy giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết việc làm: Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh để tăng khả năng cạnh tranh. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.
(3). Đảm bảo môi trường sinh thái: Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Kết hợp hài hòa giữa khai thác, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên.
(4). Tuân thủ tuyệt đối quy hoạch vùng và quy hoạch ngành: Phát triển du lịch vùng Tây Nguyên phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước; chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng. Đặt quá trình phát triển du lịch của vùng trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Đông Nam Bộ và các nước
.....