3.4.6.2. Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch
√. Các tỉnh Tây Nguyên phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Tổng cục
Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch; giới thiệu các sản phẩm, các
điểm đến du lịch ở mỗi địa phương ở các thị trường trọng điểm (Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mỹ…) nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm Tây Nguyên. Các chương trình xúc tiến này có thể được tổ chức dưới hình thức Tuần Văn hóa Du lịch Tây Nguyên, Lễ hội Văn hóa Du lịch Tây Nguyên, Khám phá các di sản văn hóa Tây Nguyên…
√. Tổ chức để tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài: Vùng Tây Nguyên chủ động tham gia các hội chợ du lịch quốc tế quy mô lớn, có uy tín như Travex (tổ chức luân phiên trong các nước ASEAN), ITB (Đức), MITT (Nga), JATA
(Nhật), KOTFA (Hàn quốc), PATA (tổ chức luân phiên trong các nước khu vực
Châu Á Thái Bình Dương), Top Resa (Pháp), ITB Asia (Singapore), WTM (Anh), AIME (Úc)…. Tại các hội chợ này có thể xây dựng và giới thiệu gian hàng riêng theo chủ đề của mỗi tỉnh, hoặc liên kết giới thiệu chung cho toàn vùng Tây Nguyên.
√. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo ở trong nước hoặc nước ngoài nhằm xúc tiến du lịch Tây Nguyên; tranh thủ những diễn đàn du lịch, kinh tế quốc tế để giới thiệu nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch Tây Nguyên.
√. Du lịch Tây Nguyên tăng cường liên kết, hợp tác với các nước có ngành du lịch phát triển để học tập kinh nghiệm, cử cán bộ đi đào tạo tại các nước này như: Pháp, Thụy sỹ, Thái lan, Malaysia, Trung Quốc...Trước mắt, tăng cường hợp tác liên kết với các nước Đông Nam Á để đưa khách du lịch đến Tây Nguyên qua tuyến hành lang Đông Tây. Liên kết giữa Chính phủ các nước nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động khai thác khách du lịch đường bộ, đặc biệt những vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến với các khu vực.
3.4.7. Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên Đến Năm 2020
- Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- Nhóm Giải Pháp Về Ổn Định Chính Trị, Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội
- Phát Triển Du Lịch Tây Nguyên Theo Hướng Bền Vững,
- Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 23
- Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 24
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
3.4.7.1. Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch
Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên cần nhanh chóng triển khai Quyết định số: 2162/QĐTTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các tỉnh cần thiết lập mối quan hệ mật thiết đảm bảo quy hoạch của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của vùng và tránh sự trùng lắp sản phẩm. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp của các vùng trong việc tổ chức các dự án lớn ở những khu vực giữa hai địa phương, 2 vùng tạo sự liên hoàn và đồng bộ.
Ưu tiên tập trung quy hoạch chung xây dựng các trung tâm du lịch trọng điểm, các khu quy hoạch du lịch quốc gia, các điểm quy hoạch du lịch quốc gia. Quy hoạch các khu, điểm du lịch có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân văn. Quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu, định
hướng hệ thống bán hàng lưu niệm theo các tour du lịch.
Các quy hoạch ngành của vùng (giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xóa đói giảm nghèo), quy hoạch tổng thể phát triền kinh tế xã hội của các tỉnh trong vùng, cần có sự hài hòa với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống nhất để đảm tính bền vững.
3.4.7.2. Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý
Để triển khai tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, các địa phương cần thống nhất cơ cấu tổ chức của cơ quan xúc tiến du lịch địa phương. Theo quy định tại Nghị định 43/NĐCP về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các địa phương cần sớm thành lập hoặc thành lập lại Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; quan tâm bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch năng động, giỏi
chuyên môn, ngoại ngữ. Mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch marketing cho
mình, trong đó chú trọng yếu tố liên kết giữa các địa phương dưới sự điều hành thống nhất chung của Tổng cục Du lịch.
Kiện toàn và phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch Tây Nguyên nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng với các doanh nghiệp ngoài vùng. Hiệp hội Du lịch phải định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Là nơi để quy tụ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo Tây nguyên trong giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch của vùng: đầu tư phát triển sản phẩm; xúc tiến quảng bá du lịch; khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường... Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Cần khẩn trương làm các việc sau đây: Tổng cục Du lịch; Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND các tỉnh trong vùng gặp gỡ ở cấp cao để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững cho vùng:
√. Thành lập tổ
chức thích hợp để
"khởi động" điều phối, tiến hành xây
dựng phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững .
√. Xác định các nội dung liên kết trước mắt và lâu dài.
√. Các cơ quan du lịch các tỉnh, và Tổng cục Du lịch xác định những sản
phẩm du lịch đặc thù của Tây Nguyên, hướng phát triển các điểm đến, kết nối các điểm đến, các sản phẩm theo chuyên đề để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc sản khu vực; thúc đẩy các địa phương đầu tư xây dựng các điểm đến mới; xúc tiến, quảng bá.
3.4.7.3. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch
Tiếp thị và quảng bá điểm đến quốc gia, điểm đến cấp địa phương ngày nay
đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi yếu tố
ra quyết định lựa chọn điểm đến của
khách du lịch trong muôn vàn điểm du lịch hấp dẫn tầm cỡ quốc gia với chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó cần tăng cường công tác quảng bá và xúc
tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch vùng Tây Nguyên. Các thương hiệu này là: "Con đường xanh Tây Nguyên", "thành phố du lịch Đà Lạt"... , tour caravan qua các cửa khẩu quốc tế tại các địa phương trong vùng. Liên kết bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên nhằm khai thác du lịch bền vững. Liên kết với khu vực miền trung xây dựng, quáng bá và khai thác tour "Con đường di miền Trung Tây Nguyên".
Quảng bá, xúc tiến du lịch phải theo một chương trình thống nhất, tránh dàn trải, manh mún giữa các địa phương, nhằm quảng bá được đầy đủ tiềm năng du
lịch tự nhiên và nhân văn của Tây Nguyên. Xây dựng chương trình quảng cáo,
Website, đĩa CD... về du lịch Tây Nguyên như một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch có thương hiệu lớn của Việt Nam và các nước trong khu vực. Kết hợp với các kênh truyền hình VTV, HTV, truyền hình địa phương để giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Nguyên ở khắp mọi miền đất nước. Phát hành những ấn phẩm các tập gấp có chất lượng, bản đồ du lịch, sách du lịch... để có thông tin chính thức về du lịch và tiềm năng du lịch của các địa phương. Xây dựng và phát hành rộng rãi các băng hình, phim ảnh, tư liệu về lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội văn hoá và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển du lịch để giới thiệu trong và ngoài nước. Xây dựng các biển quảng cáo lớn trên các trục đường chính; chia sẻ thông tin qua Website du lịch, các cổng Intemet các tỉnh trong vùng,... để thường xuyên cập nhật các thông tin phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm du lịch, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, chủ động trong hợp tác kinh doanh du lịch.
Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để quảng bá du lịch Tây Nguyên. Tây
Nguyên cần xây dựng văn phòng đại diện, thông tin du lịch vùng ở các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu âu. Chủ động mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về du lịch Tây Nguyên ở nước ngoài. Xây dựng các kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của vùng Tây Nguyên với các công ty lữ hành và với các văn phòng đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước làm
đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Thái Lan.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế (UNESCO, JICA...) nhằm vận dụng các cơ hội quảng bá Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên và xúc tiến đầu tư du lịch vào Tây Nguyên. Liên kết giữa các địa phương trong xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tây Nguyên trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.
Quảng bá phải nhằm vào sở
thích, thị
hiếu của từng thị
trường, từng đối
tượng cụ thể, để từ đó có cách tiếp cận riêng, sản phẩm riêng; xác định rõ chiến lược thị trường, nhóm thị trường. Phải ưu tiên thị trường gần, khai thác mạnh khách du lịch cả bằng đường hàng không và đường bộ, đẩy mạnh quảng bá ở những thị trường xa, thị trường có lợi thế tiềm năng...
3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương
Để du lịch Tây Nguyên thực sự phát triển nhanh và bền vững, thì cơ chế, chính sách là yếu tố quyết định. Do đó, đòi hỏi phải có một cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù riêng có cho khu vực Tây Nguyên, cụ thể:
(1). Nhóm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư vốn ngân sách hoặc vốn ODA để phát triển hạ tầng Tây Nguyên, đặc biệt là các tuyến đường nối từ các tỉnh Miền trung, Đông Nam bộ đến Tây Nguyên.
Đầu tư đường Hồ chí Minh (giai đoạn 2) thành đường cao tốc qua Tây Nguyên.
Nâng cấp các sân bay Liên Khương (Đà Lạt), Buôn ma Thuột thành sân bay Quốc tế; mở rộng, nâng cấp sân bay Pleiku; đầu tư sân bay taxi Măng Đen (Kon Tum). Nghiên cứu để sớm mở tuyến đường sắt Phú yêu đến Buôn ma Thuột. Có chương trình riêng để đầu tư chỉnh trị các tuyến sông, hồ gắn với phát triển "đô thị xanh" của Tây Nguyên; đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch để kích thích phát triển như: đường giao thông, cấp nước, cấp điện, xử lý môi trường.... Tăng cường
hợp tác đối tác CôngTư: Cơ chế liên kết giữa đại diện Nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động du lịch; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
Trước mắt, Nhà nước có kế hoạch và chính sách để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, các tài nguyên du lịch thiên nhiên bằng nguồn vốn ngân sách. Về lâu dài, sẽ tiến đến xã hội hóa, trên nguyên tắc gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" giá trị văn hóa.
(2). Nhóm giải pháp ưu đãi đầu tư
√. Chính sách thuế: Ưu đãi đặc biệt về thuế; tiền thuê đất... đối với các dự án đầu tư vào du lịch ở các vùng đất còn hoang sơ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các điều kiện KT XH còn khó khăn; các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo sản phẩm du lịch độc đáo và tăng thời gian lưu trú, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng.
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động du lịch phục vụ khách quốc tế ở các khu, điểm du lịch. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định để doanh nghiệp sớm có nguồn vốn sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư (như tại khoản 5 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã quy định). Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng giả cổ, hàng lưu niệm... được sản xuất trong nước mà khách du lịch quốc tế có nhu cầu mang theo, cần tạo mọi điều kiện về mặt thủ tục hải quan và miễn thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ.
√. Chính sách đất đai: miễn hoặc giảm tiền thuê đất, thuê rừng đối với các dự án thuê đất, thuê rừng để phát triển du lịch dưới táng rừng gắn với làm giàu rừng
như du lich săn bắn thú nuôi (Safari), du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu sinh
học...kéo dài thời gian cho thuê đất, thuê rừng; được sử dụng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng và các tài sản gắn liền với đất, rừng để thế chấp vay vốn đầu tư, liên doanh, liên kết. Nhà nước sớm ban hành khung đơn giá diện tích đất có rừng đúng với giá trị thực của nói, để làm cơ sở cho thuê, thế chấp và liên doanh, liên kết.
√. Chính sách vay vốn: Đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên đều được hưởng ưu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn. Mức ưu đãi tùy theo từng địa bàn, loại hình DN và sản phẩm du lịch tạo ra... Nhà nước, quy định mức vay vốn và có cơ chế tín chấp để các doanh nghiệp (đặc biệt là DN vừa và nhỏ ở địa phương) có cơ hội vay vốn để đầu tư.
√. Chính sách khác: Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào của doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư đối với các dự án du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. Đối với các khu du lịch được quy hoạch là khu du lịch Quốc gia có tiềm năng như: ĐanKia Suối Vàng (Đà Lạt), Măng Đen (KonTum), ngoài cơ chế ưu đãi chung thì cần thiết phải có cơ chế " Đặc biệt" như được đầu tư casino, đua xe, các khu thi đấu thể thao Quốc tế, trường phim, sân bay taxi, các dịch vụ khác mà các nước đã làm nhưng ở Việt Nam chưa cho phép... Đối với khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Chính phủ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần thống nhất cơ chế đặc biệt để hình thành khu du lịch tổng hợp tại khu vực cột mốc 3 biên.
(3). Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: Có cơ chế hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm.
Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du
lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh"; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.
(4). Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo du lịch ở Tây Nguyên trong việc tăng cường năng lực đào tạo (cả về cơ sở vật chất và con người). Nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch) cần dành những xuất học bổng đi đào tạo ở trong và ngoài nước cho những cán bộ có năng lực đang công tác tại các cơ sở đào tạo du lịch, các
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch… trên địa bàn Tây Nguyên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
(5). Nhóm chính sách khác: Có chính sách rút ngắn thủ tục cho khách du lịch đường bộ qua các cửa khẩu, đặc biệt là khách đi bằng xe tay lái nghịch. Tiếp tục cải tiến việc xin giấy phép, làm thủ tục xuất, nhập cảnh sao cho nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, đúng luật; tạo cho khách cảm giác an toàn, thoải mái khi đi du lịch .
3.5.2. Đối với vùng Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên sớm thiết lập mối quan hệ hợp tác liên kết; thành lập Hiệp hội du lịch vùng Tây nguyên để điều phối các hoạt động du lịch.
3.5.3. Đối với các tỉnh Tây Nguyên
(1). Cải cách thủ tục hành chính: Ban hành quy định cụ thể để rút ngắn thủ tục hành chính, để tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư.
(2). Kiện toàn, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch; thành lập Trung tâm Xúc tiến du lịch tại các tỉnh để làm chức năng quảng bá, kết nối, định hướng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
(3). Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển như: đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch cộng đồng; bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch; tổ chức dạy nghề du lịch...
3.5.4. Đối với doanh nghiệp
Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nhằm triển khai thực hiện chương trình du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên" "Con đường di sản Miền Trung" để phát triển du lịch Tây Nguyên, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch của khu vực miền Trung Tây Nguyên. Hình thành mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, để thông qua đó thường xuyên theo định kỳ tổ chức giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và bàn biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng.