Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên Đến Năm 2020‌

theo hành lang kinh tế Đông ­ Tây, khu vực ASEAN, trong khu vực Tam giác phát triển (CLV).

(5). Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia: Phát triển du lịch phải gắn với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế. Theo đó phải nâng cao được năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, vì lợi ích của nhân dân và các mục tiêu phát triển con người, gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

(6). Đảm bảo quốc phòng, an ninh: Phát triển du lịch vùng Tây Nguyên phải đặc biệt coi trọng việc bảo vệ và giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

3.2.2. Mục tiêu‌

(1). Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế; phục

vụ 5,5 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là

12,2%/năm và khách du lịch nội địa là 6,0%/năm; Ngày lưu trú bình quân khách quốc tế là 3,4 ngày, khách nội địa 1,8 ngày.

(2). Doanh thu từ du lịch: Năm 2020 đạt 11.070 tỷ đồng (tương đương 540 triệu USD).

(3). Đóng góp của du lịch trong GDP: Đạt 7.524 tỷ đồng (tương đương 367 triệu USD) vào năm 2020.

(4). Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2020 có 30.000 buồng khách sạn, trong đó 50% cơ sở được xếp hạng và 70% số phòng được xếp hạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

(5). Chỉ

động trực tiếp.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 18

tiêu việc làm: Năm 2020 là 117.630 lao động, trong đó 39.210 lao

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020‌

3.2.3.1. Định hướng không gian du lịch Tây Nguyên‌

Theo Quy hoạch du lịch Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tây Nguyên hình thành và phát triển 3 địa bàn trọng điểm du lịch với những sản phẩm du lịch đặc trưng: (1) Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia

­ Suối Vàng; (2) Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; (3) Gia Lai ­ Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly. Bốn (4) khu du lịch Quốc gia:

Khu du lịch Măng Đen; Khu du lịch Đan Kia ­ Đà Lạt; Khu du lịch Yok Don và Khu du lịch Tuyền Lâm. Bốn (4) điểm du lịch quốc gia: Điểm du lịch quốc gia Ngã Ba

Đông Dương; Điểm du lịch quốc gia Hồ

Yaly; Điểm du lịch Quốc gia Hồ

Lắk;

Điểm du lịch Quốc gia thị xã Gia Nghĩa. Một (1) đô thị du lịch là đô thị du lịch Đà Lạt; và các khu, điểm du lịch địa phương để tạo động lực phát triển du lịch cho các tỉnh và toàn vùng.

3.2.3.2. Định hướng thị trường du lịch‌

Tập trung ưu tiên phát triển và thu hút các nhóm thị trường có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng khách thương mại, đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Nga … Tập trung khai thác các nhóm thị trường với mục đích tham quan, nghiên cứu văn hóa, nghỉ dưỡng, tham quan du lịch thuần túy, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả

năng đi theo tour trọn gói. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai thác các thị

trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch thám hiểm (vượt thác, leo núi chinh phục các đỉnh cao hiểm trở, khinh khí cầu, dù lượn…).

a. Thị trường quốc tế

­ Thị trường Đông Bắc Á như: Nhật Bản đi du lịch tới khu vực Đông Nam Á ngày càng nhiều, đặc biệt đối với Việt Nam. Khách Nhật Bản là thị trường khách có khả năng chi trả cao, nhưng đòi hỏi các dịch vụ chất lượng, đầy đủ tiện nghi, họ thích đi tour trọn gói và thích tham quan nhiều điểm du lịch tới các khu thiên nhiên trong một chuyến đi. Khách Đài Loan đến Việt Nam với mục đích tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại, và có khả năng chi trả cao. Khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất trong số khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiêu đa số họ có khả năng chi trả trung bình và thấp, nên thường sử dụng các dịch vụ du lịch giá rẻ, lựa chọn các phương tiện đi lại bằng đường bộ.

­ Thị trường các nước ASEAN, khách Thái Lan đến Tây Nguyên chủ yếu từ vùng Đông Bắc và đi bằng đường bộ, có khả năng chi trả trung bình. Trong tương lai thị trường này vẫn chiếm vị trí quan trọng cho du lịch Tây Nguyên. Đối với thị trường Đông Bắc Thái Lan, du lịch Tây Nguyên có thể kết hợp nối tour đến vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để cung ứng những loại sản phẩm du lịch biển như tắm

và nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh vịnh Nha Trang, vịnh Văn Phong ­ Đại Lãnh, du lịch thể thao ­ mạo hiểm (lặn biển, lướt sóng, dù lượn…).

Ngoài ra Tây Nguyên sẽ

là điểm du lịch hấp dẫn đối với các thị

trường

Malayxia; thị trường khách Indonesia; thị trường khách Singapore; thị trường Lào; Campuchia... Du khách quốc tế đến từ các nước Đông Nam Á với loại hình du lịch caravan hoặc xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ như: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng, (tỉnh Đắk Nông), Nam Giang (tỉnh Quãng Nam), Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông.

­ Thị trường Tây Âu, khách Pháp rất quan tâm đến các bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, đặc biệt các đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã và đang hấp dẫn du khách Pháp. Sau khi ‘‘Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên’’ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, không những chỉ có khách Pháp mà nhiều thị trường khách du lịch văn hóa khác ở Tây Âu cũng rất quan tâm. Ngoài ra khách Pháp còn thích khám phá và tham gia vào các tour du lịch sinh thái mạo hiểm, do vậy Tây Nguyên rất có tiềm năng để thu hút các đối tượng khách này. Khách Pháp đến Việt Nam bằng đường hàng không, có khả năng chi trả trung bình và cao.

Các thị

trường Tây Âu khác (Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan…):

Các thị

trường này trong những năm gần đây có xu thế đi du lịch nhiều hơn đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cũng giống như khách Pháp, các thị trường này quan tâm đến du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch tham quan...

­ Thị

trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ

và Canada):

Khách du lịch Mỹ

đến

Việt Nam với những mục đích sau: tham quan, tìm hiểu văn hóa của một dân tộc đã từng chiến thắng chính họ trong cuộc kháng chiến; các nhà đầu tư Mỹ thì quan tâm đến một đất nước đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và bền vững, đây là cơ hội để họ hợp tác và đầu tư; các cựu chiến binh Mỹ lại quan tâm đến những nơi mà họ đã từng tham chiến, đã từng vào sinh ra tử để tưởng nhớ lại những hồi niệm trong quá khứ; một số khác mong muốn được khám phá những miền đất mới… Với những mục đích đó thì Tây Nguyên là vùng đất mà nhiều du khách Mỹ đang quan tâm. Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng, đặc biệt

sau những sự kiện lớn như Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, các nguyên thủ hai nước Việt Nam và Mỹ đã thăm chính thức lẫn nhau… Trong những năm tới, thị trường Mỹ vẫn là một trong những thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

­ Thị trường gởi khách: Du khách quốc tế đến từ các thị trường gởi khách trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha trang, Quy Nhơn... theo tuyến du lịch "Con đường Di sản miền Trung", "Con đường huyền thoại Trường Sơn", "con đường xanh Tây Nguyên", đường Trường Sơn Đông...Cần chủ động liên kết để khai thác khách quốc tế với các địa phương mạnh như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,...

b. Thị trường nội địa

Tây Nguyên đã và đang trở thành địa chỉ du lịch không thể thiếu trong các tour du lịch của người dân Việt Nam. Đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng… là những thị trường gửi khách nội địa lớn của Tây Nguyên. Với nhiều lợi thế về tài nguyên, với đặc điểm đa dạng của thị trường nội địa. Dự báo du khách: Các khu công nghiệp lớn tập trung như: Khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp ở Đà Nẵng, Ở Chân Mây­ Huế ... có nhiều công nhân và chuyên gia trong tương lai sẽ cần những khu nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái để phục hồi sức khoẻ, nghỉ ngơi ...

Tận dụng lợi thế rừng sinh thái và khí hậu miền núi . . . các khu du lịch ở Tây

Nguyên như Đà Lạt, Măng đen ... sẽ giữ vững danh hiệu là điểm nghỉ dưỡng của khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Du khách nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo các tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 25 và quốc

lộ 19. Thị

trường khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh là thị

trường sôi

động nhất, chiếm khoảng 60% lượng khách du lịch nội địa. Khách đến từ khu vực này có sở thích du lịch và xu hướng tận dụng ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, hè... đi du lịch là phổ biến. Khách nghỉ ngơi sau một kỳ lao động mệt mỏi, nhằm mục đích tái tạo sức lao động, giảm mức độ căng thẳng trong công việc, khám phá các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cảnh. Với nhiều phương tiện vận tải thông dụng,

giá cả hợp lý là sự lựa chọn của phần đông khách hàng cho các chuyến du lịch ngắn ngày lý thú. Do vậy, đối với khu vực này tập trung vào phân khúc du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái.

Du khách nội địa đến từ các tỉnh phía Bắc, duyên hải Miền Trung theo tuyền

đường Hồ

Chí Minh, quốc lộ

19, đường Trường Sơn Đông. Tập trung vào phân

khúc khách du lịch văn hóa, sinh thái. Là một thị trường mới lạ, hấp dẫn và thu hút sự khám phá. Đối với một bộ phận cựu chiến binh, chiến trường Tây Nguyên gợi

nhớ

những kỷ

niệm của cuộc chiến tranh giữ nước, đây là một thị

trường tiềm

năng. Tại Nam Trung bộ đang phát triển mạnh mẽ về du lịch biển và du lịch tham quan di sản, Tây Nguyên cần liên kết để nối với tuyến du lịch "Con đường di sản Miền Trung", "đường Hồ Chí Minh huyền thoại".

3.2.3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch‌

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, có tính độc đáo và cạnh tranh cao trong nước cũng như quốc tế. Các sản phẩm chính cho khu vực Tây Nguyên là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái là sản phẩm khung cho các sản phẩm khác. Để tăng tính cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế, du lịch sinh thái núi, rừng và văn hóa của Tây Nguyên phải đặc sắc và gắn kết với du lịch biển ở Duyên Hải Nam trung bộ; đồng thời phải xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch trong một chuỗi liên hoàn, gắn kết, bổ sung cho nhau.

Do đó, cần được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển để làm nổi bật hình ảnh du lịch của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau:

(1) Du lch nghiên cu, tìm hiu các di sn văn hóa dân tc Tây Nguyên: Với 45 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống… Chính vì vậy, Tây Nguyên là một kho tàng các giá trị văn hóa đặc sắc. Những giá trị văn hóa này đã tạo nên một Tây Nguyên huyền thoại mà không nơi nào có được, đó là những giá trị văn hóa nghệ thuật gắn với buôn làng, gắn với cộng đồng được thể hiện qua những Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà Sàn, Nhà Mồ; gắn với truyền thống, trang phục, lễ hội, nhạc cụ… mà đỉnh cao là Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên ­ di sản văn hóa phi vật thể Thế giới. Chính những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đã tạo ra sự khác biệt

để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm thương hiệu Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch cụ thể gồm:

√. Tham quan nghiên cứu các giá trị kiến trúc nghệ thuật Tây Nguyên: Nhà rông ­ nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nhà dài ­ chế độ mẫu hệ, Nhà sàn, Nhà mồ; các buôn làng (Bản Đôn, Buôn M’Liêng, Làng Kon Klor…); Nhà thờ Gỗ Kon Tum; kiến trúc cổ Pháp (các biệt thự cổ Đà Lạt)…

√. Tham quan các lễ hội truyền thống đặc sắc Tây Nguyên: Lễ hội đua Voi, lễ hội Cồng Chiêng, lễ Bỏ Mả, lễ Cơm mới. Ngoài ra còn có lễ hội cà phê, lễ hội trà, Festival Hoa…

√. Nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian, nếp sống nương rẫy của đồng bào Tây Nguyên…: Nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, lối sống, tôn giáo, tập tục, truyền thống, trang phục, nhạc cụ, nông cụ… của các dân tộc Tây Nguyên.

√. Tham quan các di tích văn hóa lịch sử gắn với truyền thống yêu nước của các dân tộc Tây Nguyên, gắn với hình ảnh Anh hùng Núp, Anh hùng N’Trang Lơng:

Ngục Kon Tum,

Ngục Đắk Glei, di tích lịch sử

Măng Đen,

di tích lịch sử

chiến

thắng Đắk Tô ­ Tân Cảnh, di tích chiến thắng Plei Kần; Nhà Đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk; Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, Di tích lịch sử Ngục Đắk Mil…

√. Du lịch thăm lại chiến trường xưa: Là địa bàn chiến lược trong chiến dịch đại thắng Mùa xuân 1975, khu vực Tây Nguyên thực sự là cái nôi của “Các di tích lịch sử cách mạng, các di tích kháng chiến”, do vậy có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch “Thăm lại chiến trường xưa” phục vụ các đối tượng khách là cựu chiến binh… Các địa danh gắn với những chiến thắng lịch sử của hai cuộc kháng chiến trên địa bàn Đắk Lắk, Đắk Tô ­ Tân Cảnh, Đèo Chuối, Giang Sơn, Đắk Tua, Thuần Mẫn, Buôn Hồ.

(2) Du lịch nghiên cứu sinh thái Tây Nguyên: Tây Nguyên là một vùng giàu

về tiềm năng rừng nguyên sinh với các hệ sinh thái đa dạng. Trên địa bàn Tây

Nguyên có 6 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao. Tây Nguyên còn nổi tiếng với tiềm năng sinh thái nông nghiệp nông thôn như các nông trường cà phê, cao su… Đây là những tài nguyên quý giá để phát triển các

sản phẩm du lịch sinh thái ­ một thế mạnh của Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu gồm:

√. Du lịch thám hiểm, nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia: Vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Mom Ray, Yokdon, Chư Yang Sin, Bidup ­ Núi Bà, Cát Lộc ­ Cát Tiên; các khu bảo tồn Ngọc Linh, Đắk Uy, Nam Ka, Nam Nung…

√. Du lịch sinh thái gắn cộng đồng, du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường: Du lịch sinh thái cộng đồng Buôn Đôn, Buôn Joon, Buôn M’liêng, Làng Kon Klor, Buôn Go; các bản làng dân tộc người Bahnar và Jarai, Dẻ Triêng...

√. Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch trang trại đồn điền: Tây Nguyên là vùng nổi tiếng cả nước với các đồn điền, nông trường cà phê, cao su, hồ

tiêu, chè… Đây là một thế

mạnh đặc trưng để

phát triển du lịch sinh thái nông

nghiệp nông thôn gắn với những nông trường cà phê ở Đắk Lắk, những đồi chè ở Bảo Lộc, những cánh rừng cao su ở Đắk Nông, Kon Tum, những vườn hồ tiêu ở Gia Lai…; và gắn với các sản phẩm từ cà phê, ca cao, chè. .. những sản phẩm mang thương hiệu Tây Nguyên…

(3) Du lch nghdưỡng núi và htrên núi (khí hu ôn đới trong lòng nhit đới): Tây Nguyên có một số cao nguyên, núi cao có khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh quan đẹp… thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Đây là một nét đặc trưng khác biệt về tài nguyên du lịch của Tây Nguyên so với các vùng khác. Do vậy, có thể khai thác các lợi thế này để xây dựng các resorts nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp, nhằm phục vụ các đối tượng khách có thu nhập cao. Tại các khu resorts nghỉ dưỡng núi cao cấp này có thể xây dựng bổ sung các sản phẩm du lịch kết hợp như tắm khoáng, tắm thuốc, vật lý trị liệu ­ phục hồi chức năng, chơi golf, casino… Các khu vực có thể xây dựng các resorts nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp bao gồm Tuyền Lâm, Đan Kia Đà Lạt, Măng Đen...

Các sản phẩm

Du lịch nghỉ

dưỡng núi và hồ có thể

đáp

ứng cho các đối

tượng khách có thu nhập cao, có thời gian lưu trú dài, sẵn sàng sử dụng các dịch vụ bổ trợ như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng…

(4) Du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề

đặc biệt

(vượt thác,

thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…): Tây

Nguyên có địa hình từ núi cao hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao đến vùng cao nguyên

rộng lớn, đã tạo nên nhiều thắng cảnh với những đỉnh núi cao, vực sâu, những thác nước hùng vĩ. Đây là những giá trị tài nguyên đặc trưng của Tây Nguyên và là điều kiện cần thiết để phát triển các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm. Với những đặc điểm về địa hình đa dạng, có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm như sau: Du lịch leo núi chinh phục đỉnh cao (đỉnh Ngọc Linh); du lịch khinh khí cầu (lượn trên bầu trời các cao nguyên…); du lịch tàu lượn, nhảy dù

(ở những vùng thung lũng, cao nguyên có cảnh quan đẹp như Lang Biang ­ Đà

Lạt…); du lịch vượt thác, thám hiểm các vườn quốc gia…

Các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề đặc biệt có thể đáp ứng cho các đối tượng khách là thanh thiếu niên (có thể cho cả lứa tuổi trung niên), thích khám phá, ưa mạo hiểm…

(5) Du lịch Caravan, Du lịch MICE

√. Du lịch Caravan: Khai thác lợi thế của các cửa khẩu quốc tế và quốc gia trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên để tổ chức hoạt động du lịch đi theo đoàn với ô tô

tự lái. Sản phẩm này đang có xu hướng phát triển mạnh ở vùng Tây nguyên và

Miền trung, với thị trường chính là các nước ASEAN như: Lào, Campuchia, Thái Lan...

√. Du lịch MICE: Là loại hình du lịch tổng hợp, thu hút đối tượng khách có mức chi tiêu cao (gấp 6 lần khách du lịch bình thường), đã được nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysta khai thác trong những năm gần đây và đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Loại hình này kết hợp với nghỉ dưỡng ­ tham quan ­ hội nghị, hội thảo ­ nghiên cứu... tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách du lịch với hữu dụng sản phẩm cao nhất.

3.2.3.4. Định hướng phát triển các tuyến du lịch‌

Khai thác mạnh lợi thế

tài nguyên du lịch tại mỗi tỉnh trong vùng để

xây

dựng đa dạng và phong phú cho các tuyến, điểm du lịch. Trong đó xâu chuỗi những điểm du lịch nổi trội của Tây Nguyên để hình thành các tuyến, điểm du lịch quốc gia, quốc tế.

a. Tuyến du lịch quốc tế

(1). Tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bu Prăng, tỉnh Đắk Nông, kết nối với các tour du lịch trong các nước ASEAN, trong đó có tuyến du lịch Vườn

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí