Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Văn Hoá Doanh Nghiệp

trí tuệ, tài năng và sức lực của mình thông qua việc nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu của thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, biết tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, tránh sự lãng phí. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần, không ngừng bồi dưỡng, khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lượng ngày càng cao, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, giữ được chữ “tín” đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thực vậy, kinh doanh có văn hoá tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên đều có lợi. Nét đẹp trong hoạt động kinh doanh có văn hoá còn khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để cùng tồn tại và phát triển chứ không loại trừ nhau. Việc sản xuất tạo ra các sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu lành mạnh và chính từ chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra uy tín cho việc kinh doanh và cho doanh nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp không tách rời với văn hoá của xã hội, là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp. VHDN trước hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, không những nuôi được người lao động mà còn phát triển. doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hoá và mỗi doanh nghiệp có văn hoá doanh nghiệp của mình. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực kinh doanh. Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Văn hoá doanh nghiệp nằm trong văn hoá kinh doanh của một quốc gia, của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, văn hoá doanh nghiệp là sự thể hiện văn hoá kinh doanh ở cấp độ công ty, là bộ phận quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh

doanh ở Việt Nam hiện nay. Có thể thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển mà Nhật Bản là một điển hình, cách đây hơn 20 năm ở khắp các nhà máy, xí nghiệp của họ luôn có một khẩu hiệu “ chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Nhờ thế mà cả thế giới tin tưởng, khâm phục gọi là “Made in Japan”. Văn hoá mạnh trong mỗi doanh nghiệp sẽ tạo nền một nền văn hoá mạnh của toàn xã hội.

Việc xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp không chỉ tạo ra nguồn nội lực vững chắc để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường, hơn nữa đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu, văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không chỉ đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững mà còn đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội, về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội vì khi ấy, lợi nhuận có được thông qua việc đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, dựa trên sự giải quyết hài hoà giữa các lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, của toàn xã hội; cả trước mắt và lâu dài.‌

III. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp


1. Nguồn gốc hình thành văn hoá doanh nghiệp


Doanh nghiệp được hình thành từ nhiều cá thể, những cá thể này lại mang sẵn một truyền thống dân tộc nào đó. Chính vì vậy, văn hoá doanh nghiệp tất yếu mang những đặc điểm chung nhất của quốc gia, dân tộc, thừa hưởng những đặc trưng của văn hoá dân tộc, điều này giải thích sự khác biệt giữa văn hoá doanh nghiệp phương Tây so với các doanh nghiệp châu Á.

Về bản chất, văn hoá doanh nghiệp có thể được tạo lập, và những người sáng lập có khả năng làm việc này qua những giá trị quan điểm, tư tưởng của người sáng lập, chúng sẽ tác động lên và kiểm soát hành vi của nhân viên, quy định họ được phép làm gì, không được phép làm gì. Nhân cách của người lãnh đạo có vai trò quan trọng bậc nhất cấu thành nên tài sản chính yếu của doanh nghiệp, tạo các giá trị được mọi thành viên khác cùng tôn trọng. Những giá trị đó có thể được truyền đến người lao động theo nhiều con đường khác nhau, như qua các bài phát biểu, các ấn phẩm, các tuyên bố về chính sách, và đặc biệt là qua những hành vi của người lãnh đạo. Họ có thể truyền đạt các giá trị văn hoá mà họ mong muốn xây dựng trong doanh nghiệp tới nhân viên, cũng như giúp nhân viên thực hành các giá trị này bằng ba con đường:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Công cụ đầu tiên người quản lý có thể sử dụng để tạo lập, củng cố, hoà nhập hay thay đổi bản sắc và giá trị văn hoá doanh nghiệp chính là phong cách lãnh đạo. Ngay từ buổi đầu lập nghiệp họ đã định rõ sứ mệnh của tổ chức và những giá trị, bản sắc văn hoá riêng của tổ chức. Qua thực tiễn quá trình hoạt động của doanh nghiệp, người lãnh đạo luôn phải đóng vai trò của những nhân vật điển hình, là những người có cương vị và trách nhiệm, luôn tìm cách giữ gìn và củng cố bản sắc văn hoá đã được thiết lập, bởi bản sắc VHDN được hình thành từ việc củng cố. Muốn vậy thì phương chân hành động của người lãnh đạo, thể hiện quan điểm, triết lý đạo đức của người đó, phải phù hợp với triết lý hoạt động và hệ thống giá trị của tổ chức. Bản sắc văn hoá doanh nghiệp còn được hình thành từ sự hoà nhập, kết nối, điều hoà, cổ vũ, chia sẻ với những thành viên khác trong doanh nghiệp, chính vì vậy, năng lực lãnh đạo giữ vai trò hết sức quan trọng. Và cuối cùng, bản sắc VHDN có thể thay đổi được, vậy nên, người quản lý phải nắm bắt được khi nào cần thay đổi và thay đổi những giá trị nào trong văn hoá doanh nghiệp của mình.

Nhân viên sẽ nhận thức được các giá trị, niềm tin, mục đích qua việc quan sát của họ, nên người quản lý cần phải nắm vững, phải xác định và sử dụng các tín hiệu, hình tượng sao cho phù hợp và thống nhất trong việc thể hiện các giá trị chủ đạo của tổ chức. Thông qua các hoạt động của cụ thể của người lãnh đạo: diễn thuyết, phát động phong trào, tổ chức nghi lễ, họ sẽ tác động không nhỏ tới giá trị của tổ chức, củng cố, ngầm định hoá các biểu trưng để hình thành bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Hệ thống thưởng phạt, đánh giá, ghi nhận và đề bạt nhằm khuyến khích những hành vi phù hợp với văn hoá mà người lãnh đạo muốn xây dựng trong doanh nghiệp, góp phần ngầm định hoá chúng trở thành những quan niệm ẩn, thấm nhuần vào các nhân viên, trở thành phản xạ tự nhiên của họ.

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 4

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, do đó những người đến sau cũng có vai trò to lớn trong việc tạo dựng VHDN, văn hoá trở nên thống nhất và phát triển do có sự tiếp nối và đồng hoá của những thế hệ sau.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới văn hoá doanh nghiệp


2.1. Văn hoá dân tộc


Văn hoá doanh nghiệp là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hoá dân tộc vào VHDN là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hoá cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hoá của dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hoá dân tộc vào trong doanh nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thể phủ nhận được. Có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hoá dân tộc cũng như các nền

văn hoá doanh nghiệp khác nhau:


- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: trong nền văn hoá mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Còn nền văn hoá mà ở đó chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.

- Sự phân cấp quyền lực: đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên. Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó. Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định càng rõ ràng, cụ thể.

- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: khi nam quyền được đề cao trong xã hội, vai trò của giới tính rất được coi trọng. Nền văn hoá chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán, tham vọng. Trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược.

- Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hoá khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những

biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn. Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn, thực tế hơn. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những nước có tính cẩn trọng càng cao thì họ có rất nhiều nguyên tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hoá, có tính chuẩn hoá rất cao và rất ít biển đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn.

2.2. Người lãnh đạo


Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đó là người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách. Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hoá của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại của doanh nghiệp. Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó cần một quá trình lâu dài.

Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và thành công đều phải có những nguyên tắc, giá trị nền tảng vững chắc mà dựa trên đó, doanh nghiệp sẽ đặt ra toàn bộ các đường lối và hành động của mình. Nhà lãnh đạo không những là người sáng tạo ra các giá trị mà quan trọng hơn là người truyền đạt, duy trì và biến chúng thành một “hệ thống dẫn đạo” đối với toàn thể doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là hệ thống nguyên tắc ấy phải nhận được sự trung thành, gắn bó và tuân thủ triệt để từ phía nhân viên. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đi sâu đi sát và đề cao các giá trị chung với toàn bộ đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, các thế

hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hoá doanh nghiệp khác nhau. Hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá doanh nghiệp đó là sáng lập viên của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.

- Sáng lập viên: là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hoá căn bản của doanh nghiệp, là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN đồng thời tạo nên nét đặc thù của VHDN. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình. Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp mà họ lập ra.

- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp: mỗi một cá nhân mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phương án kinh doanh của người này có không thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hoá mới vì VHDN chính là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp .

2.3. Lịch sử hình thành doanh nghiệp


Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá doanh nghiệp. Lịch sử hình thành doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành văn hoá doanh nghiệp như khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh

nghiệp; hệ thống đánh giá thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin; các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp; thể chế xã hội. Doanh nghiệp, hay bất cứ một thực thể kinh tế nào, đều tồn tại và phát triển trong môi trường nhất định, do đó, văn hoá doanh nghiệp - sản phẩm của quá trình doanh nghiệp tồn tại cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, bao gồm những yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

Có thể thấy rõ: văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. VHDN không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, văn hoá doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố bên ngoài: nền văn hoá xã hội, xu hướng toàn cầu hoá, lợi ích của người tiêu dùng, xu thế tiêu dùng, áp lực cạnh tranh trên thị trường, chính sách của chính phủ, giao thoa về văn hoá, vị trí địa lý, lịch sử và truyền thống của văn hoá dân tộc.

Về các yếu tố thuộc vi mô cũng có tác động lớn tới việc hình thành và phát triển của văn hoá trong doanh nghiệp: ngành nghề kinh doanh, công nghệ sản xuất, lịch sử hình thành và truyền thống của văn hoá doanh nghiệp, là yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hoá doanh nghiệp, đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu tố văn hoá đã lỗi thời; bên cạnh đó, tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh, yếu của văn hoá doanh nghiệp; mô hình tổ chức của doanh nghiệp và cả tính cách của những nhân viên trong công ty.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí