Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Kết cấu tài khoản:
TK 515 | Có | |
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh. | - Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. | |
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO - 1
- Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO - 2
- Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Hoạt Động Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
- Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Bán Hàng
- Phương Pháp Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Doanh Thu Thuần Về Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ (Mã Số 10):
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
2.1.2.11. Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
911 515
Cuối kì,k/c DTHĐTC
Nhận thông báo về quyền Cổ tức,lợi nhuận
Cổ tức, lợi nhuận được chia
138
121,221,222,228
Cổ tức,lợi nhuận được chia dồn tích ghi giảm
Hoán đổi cố phiếu
121,228,635
331
Chiết khấu TT mua hàng được hưởng
1112,1122 1111,1121
Tỷ giá ghi sổ bán ngoại tệ Lãi bán ngoại tệ
128,228,221,222
Nhượng bán thu hồi
khoản đầu tư tài chính Lãi bán khoản đầu tư
1112,1122
1112,1122
TT nợ phải trả bằng ngoại tệ Lãi tỷ giá
152,156,2
1112,1122
Mua vật tư,HH,bằng dịch vụ
331,341
11,627,642
Lãi tỷ giá 3387
P/bổ dần lãi do bán hàng
Trả chậm,nhận lãi trước 1113,1123 Đánh giá lại vàng tiền tệ
K/c lãi tỷ giá hối đoái
K/c lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại
413
1112,11222
SD ngoại tệ CK
131,136,138
2.1.3. Các khoản giảm trừ doanh thu
2.1.3.1. Khái niệm
- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua hàng, bán hàng.
- Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách đã ghi trong hợp đồng.
2.1.3.2. Nguyên tắc hạch toán
Chỉ được hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi giảm vào giá bán trên hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối cùng.
2.1.3.3. Chứng từ sử dụng
+ Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT3/001).
+ Hoá đơn bán hàng (Mẫu số 02GTTT3/001).
+ Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT).
+ Biên bản chiết khấu cho khách hàng.
2.1.3.4. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại.
+ Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại.
+ Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán.
TK 521 | Có | |
- Số chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng đã chấp nhận cho khách hàng được hưởng. - Doanh thu của hàng bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào tài khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán hoặc cung cấp | - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần. | |
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ |
Kết cấu tài khoản: Nợ
2.1.3.5. Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
111, 112, 131 521 511
Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ
3331
Thuế GTGT
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để tính doanh thu thuần
2.1.3.6. Sổ sách kế toán
+ Sổ Nhật ký chung (Mẫu sổ S03a – DN).
+ Sổ kế toán chi tiết tài khoản 521 (S38-DN).
+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái tài khoản 521 (Mẫu sổ S03b-DN).
2.1.4. Giá vốn hàng bán
2.1.4.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra (bao gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành (đối với doanh nghiệp sản xuất,dịch vụ) và được xác định là đã tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
2.1.4.2. Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT).
2.1.4.3 Phương pháp tính giá vốn hàng bán
Để hạch toán, cũng như xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá kế toán cần phải xác định phương pháp tính giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Việc xác định phương pháp tính giá vốn hàng hoá tiêu thụ ở doanh nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc nhất quán trong kế toán, tức là phải sử dụng phương pháp thống nhất trong niên độ kế toán.
Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Giá vốn của hàng hoá tiêu thụ xuất kho được tính theo một trong các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp thực tế đích danh
Thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Đây là phương án tốt nhất, ưu điểm phương pháp này là tuân thủ nguyên tắc phù hợp với kế toán chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những yêu cầu khắt khe, chỉ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, những thành phẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, mặt hàng ổn định và dễ nhận diện được.
b. Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: là phương pháp tính được giá vốn của hàng hoá xuất bán ngày cuối kỳ nên cơ sở tính giá bình quân cả kỳ kinh doanh:
Trị giá tồn đầu kỳ | + | Trị giá nhập trong kỳ |
= | ||
Số lượng tồn đầu kỳ | + | Số lượng nhập trong kỳ |
+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập: Trị giá vốn của hàng hoá xuất tính theo giá bình quân của lần nhập trước đó với nghiệp vụ xuất. Như vậy
sau mỗi lần nhập kho phải tính lại giá bình quân của đơn vị hàng hoá trong kho làm cơ sở để tính giá hàng hoá xuất kho cho lần nhập sau đó.
+ Phương pháp giá bình quân kỳ trước: để tính giá vốn hàng hoá xuất trong kỳ ta lấy số lượng hàng hoá thực tế xuất bán trong kỳ nhân với đơn giá bình quân cuối kỳ trước.
c. Phương pháp FIFO: (nhập trước- xuất trước)
Là phương pháp mà hàng hoá được nhập trước thì sẽ tiêu thụ trước. Do đó hàng tồn cuối kỳ là những hàng hoá nhập sau.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép những khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối xác với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn, và nhược điểm là chi phí phát sinh hiện tại không phù hợp với doanh thu hiện tại, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thụ nhanh. Đồng thời, nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như công việc hạch toán sẽ tăng lên rất nhiều.
d. Phương pháp giá bán lẻ:
Một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh như siêu thị hoặc tương tự) có thế áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì theo phương pháp giá bán lẻ. Phương pháp này được sử dụng trong các ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà khổng thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng phần trăm bình quân riên
2.1.4.4. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
a. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 632 | Có | |
- Trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ; - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết). | - Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ; - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. | |
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ |
b. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 632 | Có | |
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí nguyên vật liệu, nhân công vượt định mức, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). | - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước) - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. | |
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ |
2.1.4.5. Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán (theo PPKKTX)
154,155
156,157
Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán
Trị giá vốn của hàng , bán xuất bán
632 911
K/c giá vốn hàng bán và
các chi phí xác định kết quả kinh doanh
138,152,153,155,156
Phần hao hụt mất mát tính vào giá vốn hàng bán
627
Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào giá vốn
155,156
Hàng bán bị trả lại nhập kho
154
Giá thành thực tế sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng SXKD
Chi phí vượt quá mức bình thường TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lí
217
241
217
2294
Bán bất động sản đầu tư
2147
Trích khấu hao
bất động sản đầu tư
Chi phí tự XD TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ
Hoàn nhập dự phòng Giảm giá hàng tồn kho
2294
Chi phí phát sinh đến BĐSĐT không được ghi tăng
242
Nếu chưa p/b
335
Trích trước chi phí để tính giá vốn BĐS tính trong kỳ
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho